lõi
TS. Đỗ Thị Phi Hoài [9]
Năng lực cốt lõi của một doanh nghiệp thường được hiểu là những khả năng mà doanh nghiệp có thể làm tốt, nhưng phải đồng thời thỏa mãn ba điều kiện:
- Khả năng đó đem lại lợi ích cho khách hàng; - Khả năng đó đối thủ cạnh tranh rất khó bắt chước;
- Có thể vận dụng khả năng đó để mở rộng cho nhiều sản phẩm và thị trường khác. Năng lực cốt lõi tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Để trở thành nền tảng cho một chiến lược hiệu quả, một năng lực cốt lõi phải được khách hàng đánh giá cao. Nhưng theo David Collis và Cynthia Montgomery, năng lực cốt lõi cịn phải vượt qua một số thí nghiệm sau đây:
- Không thể sao chép: Đừng cố đặt một chiến lược lâu dài phụ thuộc vào một
điều gì đó mà đối thủ cạnh tranh của bạn có thể sao chép nhanh chóng.
- Lâu dài: Lâu dài là giá trị liên tục của năng lực hay nguồn lực. Một số nhãn
hiệu của Disney hay Coca Cola có giá trị lâu dài. Tuy nhiên một số cơng nghệ có giá trị thương mại chỉ trong vài năm, sau đó chúng bị các cơng nghệ mới tốt hơn tiêu diệt.
- Khả năng phù hợp: Thử nghiệm này xác định đối tượng nắm bắt giá trị được
tạo ra bởi năng lực hay một nguồn lực riêng của công ty. Trong một số lĩnh vực, phần lợi nhuận lại thuộc về những người bán lẻ chứ không phải các công ty đã phát triển và sản xuất ra sản phẩm đó.
- Ưu thế cạnh tranh: Năng lực hay nguồn lực đặc biệt của bạn có thực sự giữ ưu
thế so với các năng lực hay nguồn lực của các đối thủ cạnh tranh? Như Collis và Montgomery cảnh báo: “Có lẻ sai lầm lớn nhất mà các nhà quản lý mắc phải khi đánh giá các nguồn lực của công ty là không đánh giá chúng trong mối quan hệ với các đối thủ cạnh tranh”. Vì thế hãy ln đánh giá điểm mạnh của bạn dựa trên điểm tốt nhất mà đối thủ của bạn có.