78 Thuận lợi và khó khăn cho ngành phần mềm Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp chiến lược kinh doanh cho công ty tin học viễn đông (FET) đền năm 2015 luận văn thạc sĩ (Trang 50 - 53)

Chương 2: Phân tích mơi trường kinh doanh của Fet

2.2.2.1.2 78 Thuận lợi và khó khăn cho ngành phần mềm Việt Nam

Công nghệ thông tin Việt Nam đã được định hướng để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Việt Nam đang phấn đấu để trở thành quốc gia mạnh về CNTT sau 7 năm nữa (Theo cổng TTĐT chính phủ) [13] và trở thành một trong nhóm các quốc gia hàng đầu về công nghệ phần mềm vào khoảng năm 2025 (Gia An 2009) [10]. Ngành phần mềm Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn sau:

- Các thuận lợi của ngành phần mềm Việt Nam

i. Việt Nam có lợi thế chi phí nhân sự thấp nên Việt Nam tiếp tục tận dụng ưu thế này cho đến năm 2030 cho đến khi Việt Nam thốt khỏi nhóm có GDP thấp trên thế giới. (Theo cổng TTĐT chính phủ) [13]

ii. Việt Nam có nhiều chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp làm ra lợi nhuận như miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế VAT, các chương trình đào tạo nhân lực CNTT, ... (Theo VTCNews) [16]

iii. Nhờ có sự hội nhập quốc tế khi Việt Nam gia nhập WTO mà nhu cầu sử dụng CNTT của các doanh nghiệp, tổ chức trong nước ngày càng cao. Nhu cầu outsourcing từ các thị trường nước ngoài như Nhật, Bắc Mỹ, EU, ... cũng tăng cao. (Theo VtcNews) [16]

iv. Trình độ nguồn nhân lực Việt Nam đến năm 2020 sẽ đạt trình độ tiên tiến trong khu vực ASEAN, Việt Nam sẽ trở thành nước xuất khẩu CNTT. - Các khó khăn của ngành phần mềm Việt Nam

i. Ngành phần mềm Việt Nam là một ngành cơng nghiệp non trẻ, chỉ đóng góp 0,5% GDP, có tới 70% doanh nghiệp có quy mơ rất nhỏ (dưới 10 người và số vốn dưới 10 tỷ), đa số hoạt động tự phát, chưa tạo ra những định hướng sáng tạo, phát triển bền vững. (Theo cổng TTĐT chính phủ) [13]

ii. Trong những năm trở lại đây, suy thối kinh tế tồn cầu làm giảm doanh số của ngành phần mềm Việt Nam đáng kể. (Theo Huyền Chi 2009) [12]

iii. Các trang web của doanh nghiệp phần mềm Việt Nam chỉ có tiếng Việt mà khơng có tiếng Anh, các lãnh đạo doanh nghiệp chưa sử dụng tiếng Anh nhiều trong hoạt động kinh doanh. (Theo Huyền Chi 2009) [12]

iv. Năm 2009, phát triển CNTT – TT vẫn ở vị trí thấp trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, chỉ cao hơn Indonesia, Lào và Campuchia. Ứng dụng CNTT – TT của Việt Nam chỉ xếp thứ 74/154 quốc gia. Cơng nghiệp – dịch vụ CNTT vẫn giữ vị trí 61. (Theo Gia An 2009) [10]

v. Mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật về quản lý đầu tư và việc mua sắm, đầu tư thiết bị CNTT vẫn tồn tại. (Theo cổng TTĐT chính phủ) [13]

vi. Nguồn nhân lực CNTT chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp phần mềm. Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành CNTT tại Việt Nam chưa đáp ứng được các nhu cầu thực tế của công việc và thường bị loại khi dự tuyển hoặc nếu được nhận cơng ty cũng phải đào tạo lại. Ngun nhân có thể nằm ở chỗ nhân lực CNTT chỉ có kiến thức CNTT, mà thiếu nhiều kỹ năng như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng phân tích, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ và kiến thức về các chuyên ngành khác. Mặt khác, các doanh nghiệp chưa thực sự tận dụng các chính sách đào tạo nhân lực CNTT của Việt Nam để phát triển nguồn nhân lực, cụ thể như những dự án xây dựng thương hiệu quốc gia mà chính phủ tài trợ vốn. Theo một khảo sát của Hội Tin học TPHCM (HCA), tổng nhân lực toàn ngành phần mềm hiện nay

khoảng 30.000 người. Theo ông Chu Tiến Dũng - chủ tịch HCA nhận định: “năng suất lao động của kỹ sư VN khơng cao, chỉ đạt bình qn 13.000USD/ người/năm, bằng 45% so với Ấn Độ và 65% so với Trung quốc“. Nguyên nhân khác dẫn đến năng suất lao động thấp đó là Việt Nam nhận những hợp đồng gia cơng có độ u cầu kỹ thuật còn thấp và đơn giản. (Theo cổng TTĐT chính phủ) [13]

vii. Tỉ lệ vi phạm bản quyền tại Việt Nam vẫn dậm chân tại chỗ trong suốt 3 năm: 2007, 2008, 2009 ở mức 85% (theo nghiên cứu của BSA - Liên minh phần mềm doanh nghiệp, đại diện cho nhiều hãng phần mềm tên tuổi như Microsoft, Adobe… và IDC - Hãng nghiên cứu thị trường). Với tỉ lệ 85%, thì Việt Nam tiếp tục nằm trong nhóm những nước vi phạm bản quyền phần mềm (VPBQPM) cao nhất thế giới. (Theo Gia An 2009) [10]

viii. Các cơng ty nước ngồi có thương hiệu mạnh, bền bỉ về vốn, công nghệ vẫn chiếm ưu thế về dịch vụ CNTT. (Theo Huyền Chi 2009) [12]

Trên cơ sở phân tích này, tác giả nhận thấy các cơ hội, nguy cơ sau: €Cơ hội:

- Nhu cầu ứng dụng TMĐT để xây dựng hình ảnh doanh nghiệp và mở rộng kênh tiếp xúc với khách hàng vẫn cao, đặc biệt trong ngành tài chính, cơng nghệ thơng tin, bất động sản và bn bán lẻ.

- Việt Nam có nhiều chính sách, chủ trương hỗ trợ cho sự phát triển của ngành phần mềm.

- Thị trường phần mềm trong nước còn khá cao, trải đều các địa bàn trong cả nước đặc biệt là thị trường ở Thành phố Hồ Chí Minh. (Thị trường phần mềm

trong nước và Thành phố Hồ Chí Minh cao)

- Trình độ nguồn nhân lực được nâng cao.

- Chi phí nhân sự của Việt Nam cịn thấp.

€Nguy cơ:

- Mơi trường xã hội, tập quán kinh doanh và nhận thức của người dân Việt Nam về TMĐT cịn thấp.

- Ảnh hưởng của suy thối kinh tế thế giới.

- Việc sử dụng tiếng Anh trong các công ty phần mềm chưa nhiều.

- Sự phát triển, ứng dụng CNTT-TT của Việt Nam cịn thấp.

- Tình trạng vi phạm bản quyền phần mềm vẫn còn cao.

- Nguồn nhân lực CNTT hiện tại chưa đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

- Các doanh nghiệp Việt Nam chưa sử dụng hiệu quả việc nhận và đặt đơn hàng qua website.

Một phần của tài liệu Giải pháp chiến lược kinh doanh cho công ty tin học viễn đông (FET) đền năm 2015 luận văn thạc sĩ (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w