77 Thương mại điện tử của Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp chiến lược kinh doanh cho công ty tin học viễn đông (FET) đền năm 2015 luận văn thạc sĩ (Trang 47 - 50)

Chương 2: Phân tích mơi trường kinh doanh của Fet

2.2.2.1.1 77 Thương mại điện tử của Việt Nam

Theo báo cáo về Thương mại điện tử của Việt Nam từ năm 2005 đến 2009 [11], tình hình ứng dụng TMĐT tại Việt Nam như sau:

- Những doanh nghiệp sử dụng máy tính nhiều nhất là tài chính, vận tải, khai khống, cơng nghệ thông tin và chuyên môn. 98% doanh nghiệp đã kết nối Internet, chủ yếu sử dụng hình thức kết nối ADSL. Các doanh nghiệp lớn chú trọng nhiều hơn trong việc ứng dụng các biện pháp bảo mật như tường lửa, phần cứng, chữ ký số, ... Trong các phần mềm mà doanh nghiệp ứng dụng thì quản trị nhân sự đứng đầu (43%), kế đến là SCM (32%), CRM (27%) và ERP (9%). - Hình 2.4 cho thấy tỷ lệ doanh nghiêp có website năm 2009 là 38%, khá đồng

đều ở các địa bàn khác nhau, tỷ lệ doanh nghiệp có dự định xây dựng website trong tương lai là 17%. Điều này chứng tỏ nhu cầu có website riêng của doanh nghiệp vẫn ở mức cao và sẽ tiếp tục tăng trưởng trong các năm tới. Các doanh

nghiệp lớn sẽ có nhu cầu có website riêng cao hơn các doanh nghiệp nhỏ. Điều này là kết quả tất yếu do các doanh nghiệp lớn mạnh hơn cả về tài chính lẫn nhân lực, đồng thời có nhu cầu quảng bá hình ảnh doanh nghiệp và giao dịch với các đối tác cao hơn. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính, CNTT và chuyên môn sở hữu website nhiều nhất, các doanh nghiệp về xây dựng, buôn bán lẻ, nghệ thuật sở hữu website ít nhất. Lĩnh vực thương mại buôn bán lẻ vốn được coi là một lĩnh vực ứng dụng TMĐT đầy tiềm năng, tuy vậy tỷ lệ sở hữu website của các doanh nghiệp này thấp cho thấy các doanh nghiệp vẫn tập trung vào kênh phân phối và bán hàng truyền thống. Tuy nhiên, tỷ lệ doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này dự định xây dựng website tương lai rất cao lên tới 22%. Điều này cho thấy trong thời gian tới việc ứng dụng TMĐT nói chung và xây dựng website nói riêng sẽ cịn nhiều chuyển biến.

Ghi chú: DN là doanh nghiệp

Hình 2. 4: Tình hình sở hữu và sẽ xây dựng website của doanh nghiệp

- Về nhận đơn hàng qua các phương tiện điện tử doanh nghiệp sử dụng phổ biến nhất là phương tiện điện thoại, fax và email với tỷ lệ là 95%, 91%, 70%. Các phương tiện trên có yếu điểm là chỉ có khả năng tiếp nhận và xử lý từng đơn hàng đơn lẻ. Trong khi đó phương tiện điện tử có khả năng tiếp nhận, lưu trữ và xử lý cùng lúc nhiều đơn hàng là website hiện chỉ được 22% doanh nghiệp sử dụng. Đây là tỷ lệ khá khiêm tốn so với các phương tiện còn lại. Việc sử dụng

các phương tiện điện tử đóng góp 33% tổng doanh thu của doanh nghiệp. Về đặt hàng qua các phương tiện điện tử khá tương đồng so với tỷ lệ nhận đơn hàng. Chi phí đặt hàng thơng qua các phương tiện điện tử chiếm 28% tổng chi phí của doanh nghiệp.

- Tỷ lệ đầu tư cho CNTT chỉ chiếm khoảng 5% nhưng đem lại hiêu quả khá cao, đóng góp tới 30% doanh thu. Các doanh nghiệp vẫn đầu tư nhiều cho phần cứng hơn phần mềm.

- Bảng 2.4 cho thấy các tác dụng của việc ứng dụng TMĐT và kết quả đánh giá qua các năm từ 2005 đến 2009. Tác động của TMĐT đối với doanh nghiệp hầu hết chỉ dừng lại ở mảng tiếp thị và quan hệ khách hàng, chưa thực sự tác động rõ tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nhưng nhìn chung sự ảnh hưởng của các yếu tố này có khuynh hướng giảm so với các năm trước 2008.

Bảng 2. 4: Các tác dụng của TMĐT qua các năm

Các tác dụng của TMĐT 2005 2006 2007 2008 2009

Xây dựng hình ảnh doanh nghiệp 2,78 2,9 2,91 2,68

Thu hút khách hàng mới 3,27 3,19 2,84 2,76

Mở rộng kênh tiếp xúc với khách hàng 3,32 3,23 2,74 2,7 2,69

Tăng khả năng cạnh tranh 2,81 2,22 2,32 2,55

Giảm chi phí kinh doanh 3,09 2,45 2,48 2,51 2,55

Tăng lợi nhuận và hiệu quả hoạt động 2,95 2,45 2,54 2,5 2,46

Tăng doanh số 3,11 2,64 2,55 2,48 2,35

(Thang đo từ 1 đến 4: 1 là thấp nhất, 4 là cao nhất)

- Bảng 2.5 cho thấy các trở ngại đối với việc ứng dụng TMĐT và kết quả đánh giá qua các năm từ 2005 đến 2009. Cho đến nay các trở ngại cho việc ứng dụng TMĐT vẫn chưa được giải quyết triệt để. Hai trở ngại lớn nhất là “Môi trường xã hội & tập quán kinh doanh” và “Nhận thức về TMĐT“ cùa người dân còn thấp. Các doanh nghiệp vẫn còn ở giai đoạn đầu của ứng dụng TMĐT, đồng thời TMĐT chưa thực sự thâm nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế xã hội nên các trở ngại khác vẫn gây ảnh hưởng lớn hơn.

Bảng 2. 5: Các trở ngại cho ứng dụng TMĐT qua các năm

Các trở ngại cho ứng dụng TMĐT 2005 2006 2007 2008 2009

Hạ tầng CNTT và truyền thông 2,81 2,22 2,32 2,68

Hệ thống thanh toán 3,27 3,19 2,84 2,64 2,76

Pháp lý 3,11 2,64 2,55 2,57 2,69

Môi trường xã hội và tập quán kinh doanh 3,09 2,45 2,48 2,49 3,07

Nhân lực CNTT 2,95 2,45 2,54 2,49 2,68

Nhận thức về TMĐT 3,32 3,23 2,74 2,43 2,89

An ninh an toàn 2,78 2,90 2,37 2,83

Điểm trung bình 3,09 2,71 2,62 2,52 2,82

(Thang đo từ 1 đến 4: 1 là thấp nhất, 4 là cao nhất)

Một phần của tài liệu Giải pháp chiến lược kinh doanh cho công ty tin học viễn đông (FET) đền năm 2015 luận văn thạc sĩ (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w