Kinh nghiệm điều hành tỷ giá ở Trung Quốc

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất khẩu tại việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 25 - 30)

1.4. Bài học kinh nghiệm của các nước về chính sách tỷ giá để khuyến khích xuất

1.4.1. Kinh nghiệm điều hành tỷ giá ở Trung Quốc

Trung Quốc đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung “khép kín” sang nền kinh tế phát triển dựa trên cơ chế thị trường “mở” chịu sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, những kinh nghiệm của Trung Quốc trong điều hành chính sách tỷ giá hối đối sẽ là những bài học hữu ích cho việc hoạch định và điều hành chính sách tỷ giá hối đối vơ cùng q báu cho Viêt Nam.

Trước đây, Trung Quốc xây dựng và áp dụng chính sách tỷ giá hối đoái cố định và đa tỷ giá nhưng khơng tn theo hồn tồn đúng các nguyên tắc của chế độ tỷ giá cố định. Những tỷ giá được ấn định khác nhau tùy theo từng quan hệ kinh tế đối ngoại và thỏa thuận trong quan hệ của hai bên hay nhiều bên có tính chất nội bộ, xoay quanh giá trị của đồng đơ la. Chính cơ chế tỷ giá này đã làm cho các yếu tố thị trường như quan hệ cung cầu ngoại tệ, những nhân tố tác động tỷ giá và thị trường ngoại hối, thị trường tài sản… không cịn là cơng cụ đắc lực của nền kinh tế thị trường, khơng có tác dụng là những địn bẩy thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Kết quả của cơ chế tỷ giá này đã tạo nên một hố sâu ngăn cách giữ thị trường trong và ngoài nước, tước đoạt quyền chủ động kinh tế, góp phần đưa nền kinh tế của Trung Quốc rơi vào thời kỳ khủng hoảng kinh tế những năm 1970 – 1980. Sớm nhận thức được sự yếu kém của cơ chế này, Trung Quốc đã tiến hành cải tổ mà điểm xuất phát là năm 1979. Bước đầu tiên của q trình chuyển đổi chế độ và chính tỷ giá ở Trung Quốc lá giai đoạn để cho tỷ giá ấn định trước đây thả nổi theo sát diễn biến của tỷ giá thị trường thông qua việc điều chỉnh liên tục tỷ giá hối đoái danh nghĩa theo hướng giảm giá trị

của đồng nội tệ cho phù hợp với sức mua của đồng nhân dân tệ đã bị đánh giá cao trước đây cho đến những năm 90.

Chính sách tỷ giá trong thời kỳ này đã giúp Trung Quốc đẩy mạnh xuất khẩu, giảm hụt cán cân thương mại, cán cân thanh toán, tăng dự trữ ngoại tệ và đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng.

Bảng 1.1. Một số chỉ tiêu phát triển của kinh tế Trung Quốc thời kỳ 1985-1990

Chỉ tiêu 1985 1986 1987 1988 1989 1990

GDP(Giá 1990) 1.254,5 1.367,7 1.527,7 1.658,4 1.764,3 1.832,0 Tốc độ tăng trưởng(%/năm) 16,2 8,9 11,9 11,0 4,1 3,8 Cán cân xuất nhập khẩu 36,7 25,5 1,1 15,1 18,6 51,0 Dự trữ ngoại tệ(triệu USD) 15,236 17,548 17,022 28,594

Nguồn: Ngân hàng Thế giới Trong những năm đầu của thập kỷ 90,tỷ giá hối đoái danmh nghĩa giữ CYN và USD đã được duy trì ốn định từ mức 5,2 đến 5,8 CNY/USD, là mức dao động đã được điều chỉnh để phảna ánh những tác động của lạm phát ở Trung Quốc và Mỹ là 10,92% ( 27,52%-16,60% thời kỳ 90-93), trên 11,06% là mức điề chỉnh tỷ giá thời kỳ 90-93, cao hơn mức lạm phát 0,14%).

Bảng 1.2. Biến động tỷ giá danh nghĩa CNY/USD đầu những năm 1990

Chỉ tiêu 1990 1991 1992 1993

Tỷ giá năm(CNY/USD) 5,222 5,434 5,752 5,800

Tỷ giá hối đối trung bình năm(CNY/USD) 4,783 5,323 5,515 5,762 Cán cân thương mại ( triệu USD) 9.165 8.743 5.183 -10.65 Lạm phát ở Trung Quốc(%/năm) 3,06 3,54 6,34 14,58

Lạm phát ở Mỹ(%/năm) 5,4 4,4 4,4 2,4

Thông qua các chỉ số về cán cân thương mại, lạm phát của Trung Quốc và Mỹ, cho thấy việc Trung Quốc duy trì hướng ổn định theo hướng tỷ giá trong điều kiện lạm phát tiếp tục gia tăng đã bắt đầu có những tác động xấu do đồng nhân dân tệ có khả năng trở lại tình trạng bị đánh giá cao so với sức mua thực tế. Để cải thiện tình hình, vào năm 1994,Trung Quốc tuyên bố phá giá mạnh đồng nhân dân tệ và cố định tỷ giá 8,7 nhân dân tệ đổi lấy 1 đo la Mỹ. Với tỷ giá này, đồng nhân dân tệ đã bị định giá thấp nhưng lại tạo được lợi thế xuất khẩu gia tăng.

Bảng 1.3. Tình hình kinh tế Trung Quốc năm 1994-1997

Chỉ tiêu 1994 1995 1996 1997

Tổng kim ngạch XNK(tỷ USD) 236,32 280,9 289,9 325,05 Tốc độ tăng trưởng của XNK(%/năm) 20,97 18,65 6,41 12,12 Cán cân tài khoản vốn( triệu USD) 32.645 38.647 39.966 22.978

Lạm phát(%/năm) 24,24 16,9 8,32 2,8

Tỷ giá hối đối trung bình(CNY/USD) 86,187 83,514 8, 3142 8, 2898 Tốc độ tăng trưởng (%/năm) 12,70 10,5 9,50 8,8

Nguồn : Ngân hàng Thế giới Quỹ tiền tệ Quốc tế. Cùng với việc thay đổi chính sách tỷ giá, chế độ quản lý ngoại hối của Trung Quốc cũng được cải cách mạnh mẽ: tỷ giá chính thức thống nhất với mức tỷ giá hốn đổi hiện hành; chế độ giữ lại ngoại tệ được bãi bỏ, thị trường ngoại hối liên ngân hàng được thành lập.

Việc cải cách chế độ tỷ giá( thực chất là thống nhất các loại tỷ giá đi liền với việc phá giá đồng tiền) đã có tác động rất mạnh và hầu như tức thời đến động thái của nền kinh tế Trung Quốc, đặc biệt là đối với hoạt động ngoại thương và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Việc phá giá đồng nhân dân tệ với quy mô 50% dẫn tới kết quả tức thì : cán cân thương mại từ chỗ thâm hụt 10.645 triệu USD năm 1993 chuyển thành cán cân thặng dư 5.400 triệu USD năm 1994.

Xu hướng này luôn được giũ vững với mức thặng dư thương mại cao ổn định cho đến khi Trung Quốc gia nhập WTO(2001). Với những thách thức đặt ra đối với nền kinh tế sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc vẫn tiếp tục thực hiện cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý. Tốc độ tăng trưởng GDP bình qn của Trung Quốc từ sau khi gia nhập WTO đến nay có xu hướng ngày càng cao đến mức khó kiểm sốt, trong khoảng 8-9% năm. Trước tình hình này, ngày 28/10/2004, Ngân hàng Trung Ương Trung Quốc đã quyết định tăng tỷ lệ lãi suất huy động tiền gửi bằng nhân dân tệ kỳ hạn một năm từ 1,98% lên 2,25% và tăng lãi suất cho vay từ 5,31% lên 5,58%. Biện pháp này phù hợp với xu thế tăng lãi suất trên phạm vi toàn cầu trong năm 2004, đồng thời cũng là dấu hiệu cho thấy nước này đang bắt đầu cải cách chính sách tiền tệ. Việc tăng lãi suất của Ngân hàng Trung Ương Trung Quốc nhằm mục đích duy trì những kết quả điều tiết vĩ mô mà họ đã đạt được torng giai đoạn vừa qua, đồng thời góp phần hạ nhiệt, tạo nên sự phát triển lành mạnh và bền vững của nền kinh tế.

Các luồng vốn khổng lồ chảy vào Trung Quốc đã gây áp lực tăng giá lên đồng nhân dân tệ. Để kiểm soát đồng nhân dân tệ, Ngân hàng Trung Ương phải mua vào ngoại tệ, khả năng thanh khoản cho hệ thống ngân hàng. Kết quả là dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tăng hơn 40% từ đầu năm lên 540 tỷ USD tính đến cuối tháng 10 năm 2004. Với con số này, Trung Quốc trở thành nước có lượng dự trữ ngoại tệ thứ hai chỉ sau Nhật Bản( 820 tỷ USD). Trên cơ sở xây dựng thị trường ngoại hối thống nhất, Chính phủ Trung Quốc cũng từng bước nới lỏng biên độ giao dịch của đổng nhân dân tệ so với đồng USD, từ mức 3% tiến tới 4-5%.

Những biện pháp trên của Chính phủ Trung Quốc khơng những đã giúp hạn chế sự tăng giá của đồng nhân dân tệ, mà cịn khiến đồng tiền này duy trì ở mức giá thấp trong thời gian dài, khuyến khích xuất khẩu Trung Quốc. Tuy nhiên, việc đồng nhân dân tệ được định giá thấp cũng là nguyên nhân dẫn đến việc thâm hụt cán cân thương mại các đối tác lớn có quan hệ với Trung Quốc như: Mỹ, Nhật Bản, EU. Theo các nước G7, tỷ giá quá chặt giữa đồng nhân dân tệ và USD bị xem là nguyên nhân dẫn đến

hàng hố của nước ngồi đắt đỏ hơn Trung Quốc, và ngược lại , hàng hóa của Trung Quốc ở nước ngồi lại rẻ một cách không công bằng, gây bất lợi cho xuất khẩu của Mỹ nói riêng và G7 nói chung. Mỹ, Nhật Bản và một số nền kinh tế gặp nhiều khó khăn khác của châu Âu đã đồng loạt kêu gọi Trung Quốc xem xét điều tiết tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn. Mặc dù vậy, do giảm giá đồng nhân dân tệ là vấn đề nhạt cảm cả về kinh tế lẫn tâm lý trên thị trường tài chính trong nước cũng như khu vực, nên Chính phủ Trung Quốc vẫn thực hiện các nỗ lực giữ vững mức giá hiện hành và không chấp nhận yêu cầu nâng giá hay thả nổi đồng nhân dân tệ trong tài khoản vốn.

Tuy nhiên, giữ vững mức giá hiện hành (8,26-8,28 CNY/USD) cũng không phải là điều dễ thực hiện. theo đánh giá, có những thời điểm ngân hàng Trung Ương Trung Quốc phải bỏ nhân dân tệ ra để mua tới 600 triệu USD mỗi ngày. Biện pháp can thiệp này khơng thể duy trì liên tục và kéo dài. Do vậy, Trung Quốc đã thực hiện một số biện pháp để làm dịu sức ép đối với đồng nhân dân tệ, cụ thể là:

- Thí điểm từ 1/11/2003 cho phép 14 tỉnh, khu vực đầu tư ra nước ngoài nhiều hơn, mức trần từ 1 triệu USD lên 3 triệu USD.

- Thực hiện một số biện pháp phối hợp như: giảm bớt mức độ khuyến khích xuất khẩu, xiết chặt hơn những quy định về việc cho các nhà đầu tư bất đổng sản vay tiền và hạn chế hạn ngạch đầu tư của các ngân hàng nước ngoài vào thị trường trái phiếu cũng như các thị trường chứng khoán Trung Quốc.

- Tháng 10/2004, Trung Quốc đã xác nhận sẽ tiến tới linh hoạt tỷ giá đồng nhân dân tệ. Mặc dù khơng đưa ra một lịch trình cụ thể nào cho cam kết linh hoạt về tỷ giá, nhưng Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra một số biện pháp cải cách chính sách tiền tệ, bao gồm:

+ Tăng cường cải cách hệ thống các ngân hàng thương mại

+ Giảm bớt sự quản chế không cần thiết đối với hạng mục tiền vốn. + Mở cửa hơn nữa thị trường vốn cho nước ngoài.

+ Nới lỏng những hạn chế đối với tổ chức tiền tệ ở nước ngoài vào thị trường Trung Quốc.

+ Xây dựng cơ sở cho thị trường vốn.

Như vậy, Chính phủ Trung Quốc đã thể hiện rõ quan điểm kiên quyết cải cách dần từng bước hệ thống tài chính tiền tệ, đ3m bảo có hiệu quả và khơng bị sai lầm về mặt chính sách, duy trì sự ổng định về kinh tế xã hội trong quá trình cải cách. Với những bước đi thận trọng trong cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái, sau 3 năm kể từ khi gia nhập WTO, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc tăng thêm 200 tỷ USD, đưa Trung Quốc từ vị trí thứ 6 về mậu dịch thế giới(năm 2001) lên vị trí thứ 3(năm 2004). Đầu tư nước ngồi của Trung Quốc giai đoạn 2002-2003 bình qn thu hút được trên 50 tỷ USD/năm, ước đạt trên 60 tỷ USD năm 2004. Trung Quốc cũng đã thu hút được đầu tư của 450/500 công ty xuyên quốc gia hàng đầu trên thế giới. Có thể khẳng định, so với các nước, Trung Quốc đã rất thành cơng trong q trình điều hành cơ chế tỷ giá của mình, đưa đồng nhân dân tệ trở thành đồng tiền ổn định và vững mạnh trong hệ thống tiền tệ quốc tế kể từ sau khi gia nhập WTO đến nay.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất khẩu tại việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w