Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất khẩu tại việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 38)

Xuất phát từ thực tiễn điều hành cơ chế tỷ giá Trung Quốc, Nhật Bản và Argentina có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong điều hành tỷ giá hối đoái như sau:

Cơ chế tỷ giá hối đoái cần phải hướng đến thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế vĩ mô của đất nước, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và tăng dự trữ ngoại tệ, hướng tới phát triển ngoại tệ bền vững. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy chính sách tỷ giá ln gắn liền với chính sách quản lý ngoại hối: Nhà nước quản lý ngoại hối chặt chẽ, kết hợp với quản lý dự trữ ngoại hối và ngoại tệ của quốc gia để đảm bảo sử dụng các nguồn ngoại tệ có hiệu quả, góp phần ổn định tỷ giá và thực hiện cân đối cán cân thanh toán quốc tế trong các thời kỳ khác nhau.

Cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái phải đảm bảo hướng đến mục tiêu hỗ trợ tốt nhất cho chính sách khuyến khích xuất khẩu, từ đó cải thiện cán cân thanh tốn, tăng dự trữ ngoại tệ. Một thành công lớn trong điều hành tỷ giá ở Trung Quốc là các biện pháp cải cách tỷ giá hối đoái đã tạo ra một cơ chế bảo vệ lợi ích cho nhà xuất khẩu.

Đối với Trung Quốc, cải cách tỷ giá hối đoái là điều kiện kiên quyết để cải cách thương mại, đặt biệt trong điều kiện mở cửu và hội nhập quốc tế. Nếu khơng có cải cách tỷ giá hối đối thì cải cách thương m,ại sẽ khơng hiệu quả.

Việc ổn định và nâng cao uy tín đồng tiền quốc gia sẽ có tác dụng lkhuye61n khích các nhà đầu tư trong và ngồi nước đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Như đã phân tích kinh nghiệm Trung Quốc, Nhật Bản, sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mơ cũng như uy tín của đồng tiền quốc gia trên thị trường quốc tế sẽ khiến các nhà đầu

tư nước ngoài yên tâm đầu tư vốn lớn vào các dự án của quốc gia đó. Mơi trường hối đối ổn định sẽ giúp quốc gia đó thu hút được các nguồn vốn xuất khẩu trên thế giới.

Việc tăng giá hoặc phá giá đồng nội tệ sẽ thực hiện khi các tiềm lực bên trong của quốc gia đủ mạnh. Phá giá đồng nội tệ nhằm duy trì cán cân thanh toán, nhưng trước khi hành động nên xem lượng dự trữ ngoại tệ và tỷ lệ nợ nước ngoài để tránh khả năng khủng hoảng xảy ra. Hơn nữa, khi khoa học công nghệ chưa phát triển, việc phá giá đồng nội tệ sẽ hạn chế thu hút đầu tư nước ngồi, quốc gia khó thực hiện đổi mới cơng nghệ bởi chi phí nhập khẩu sẽ gia tăng và khó cải thiện tình trạng nhập siêu. Ngược lại, thực hiện tăng giá đồng nội tệ vẫn duy trì cán cân thanh tốn, bảo vệ lợi ich cho nhà xuất khẩu khi khoa học công nghệ đã phát triển đến một mức độ nhất định, khả năng cạnh tranh của hàng hóa nội địa trên thị trường nước ngoài về giá cả chỉ là thứ yếu, mà thay vào đó là khả năng cạnh tranh về yếu tố khoa học kỹ thuật, chất lượng sản phẫm.

Kinh nghiệm từ Argentina cho thấy sự thất bại trong việc cố định tỷ giá trong một thời gian q dài. Một quốc gia khơng có phản ứng linh hoạt dễ bị tổn thương bởi những chấn động bên ngoài nên nguy cơ khủng hoảng sẽ là điều chắc chắn. Argentina đánh giá cao giá trị đồng nội tệ trong khi các tiềm lực bên trong của quốc gia chưa đủ mạnh, như khả năng cạnh tranh của hàng hóa nội địa đối với hàng hóa nước ngồi cịn kém, tỷ lệ nợ nước ngồi cao, khơng duy trì dự trữ ngoại hối với lượng có thể để có khả năng đối diện với khủng hoảng nợ.

Một trong những vấn đề mà Argentina gặp phải cũng như các nước đang phát triển là sự “không tương ứng” tiền tệ. Phần lớn là một khoản nợ bị chi phối bởi một đồng tiền, trong khi tài sản vay nợ của quốc gia lại bị chi phối bởi một đồng tiền khác. Do đó, khi khủng hoảng xảy ra song hành với thời kỳ thực hiện chính sách cố định tỷ giá bị sụp đổ, thì người đi vay phải chịu một hậu quả khơn lường vì các khoản vay bằng đồng tiền khác sẽ lên đột ngột.

Kết luận chương 1:

Trong chương 1 đã khái quát lý thuyết tổng quan về tỷ giá hối đối, chính sách tỷ giá hối đoái, Ý nghĩa của xuất nhập khẩu đối với phát triển kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu. Tác động của tỷ giá đến xuất nhập khẩu. Đồng thời, cũng thông qua bài học kinh nghiệm của các nước để đưa ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam cần áp dụng.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

Hòa nhập với tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới, trong những năm qua nền kinh tế Việt Nam có những chuyển biến tích cực đặc biệt về thị trường ngoại hối và lĩnh vực xuất nhập khẩu. Để thấy rõ hơn về thực trạng chính sách tỷ giá và ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến xuất nhập khẩu của Việt Nam như thế nào. Chúng ta cùng phân tích trong chương này.

2.1. Tổng quan về tình hình hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian qua (từ 2004 đến 2009):

2.1.1.Tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời kỳ 2004 đến 2009:

Nền kinh tế Việt Nam được khái quát qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.1. Tăng Trưởng GDP Thời Kỳ 2000 Đến Tháng 06/2010 (theo giá so sánh 1994)

Nguồn: Niên giám thống kê 2001-2009 Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối cao so với mức độ tăng trưởng của nền kinh tế thế giới và khu vực.

Trong giai đoạn từ 2000-2005, tốc độ tăng GDP hầu hết qua các năm trong đó dịch vụ là tăng nhanh so với các lĩnh vực khác, nông lâm nghiệp thủy sản tăng ít hơn.

Chỉ tiêu (%) 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 T6.2010

Tốc độ tăng GDP 6.79 6.89 7.08 7.34 7.69 8.4 8.17 8.48 6.18 5.32 6.16

Công nghiệp, XD 11.5 10.39 9.48 10.48 10.2 10 10.37 10.6 6.11 5.52 6.5

Nông lâm nghiệp, thủy sản 4.5 2.98 4.16 3.62 3.5 4.1 3.4 3.41 4.07 1.83 3.31

Kết quả tăng trưởng kinh tế những năm đầ đã đánh dấu sự thành công trong việc đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội. Ngành công nghiệp và xây dựng của Việt Nam đã từng bước vượt qua những khó khăn thách thức và những địi hỏi khắc nghiệt của thị trường, cố gắng vươn lên theo hướng đổi mới công nghệ, cơ cấu, tổ chức lại sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thương trường, đáp ứng yêu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội. Nhiều sản phẩm công nghiệp quan trọng có ý nghĩa chiến lược tác động tốt đến nhiều ngành kinh tế khác đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá, đáp ứng nhu cầu trong nước không những lượng sản xuất ra đã thay thế được hàng nhập khẩu tiết kiệm được ngoại tệ mà cịn đóng góp đáng kể vào việc tăng khả năng xuất khẩu như dầu thô, điện, than, thép, xi măng…Sở dĩ tổng sản phẩm trong nước đạt được tốc độ tăng trưởng như trên là do hầu hết các ngành, các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế đều có tốc độ tăng trưởng khá cao và bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm 2001-2005 hầu hết các mục tiêu kinh tế xã hội trong giai đoạn này do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đề ra đã được thực hiện thắng lợi tạo bước quan trọng trong việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001-2010.

Bước sang năm 2006, 2007 tốc độ tăng trưởng GDP là 8.17% (năm 2006) và 8.48% (năm 2007) trong đó lĩnh vực cơng nghiệp, xây dựng và dịch vụ cũng tăng so với cùng kỳ năm ngối nhưng nơng lâm nghiệp, thủy sản thì thấp hơn so với mức tăng 4% của năm 2005 vì ảnh hưởng của thời tiết bất thường và dịch bệnh. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp, thủy sản.

Bước sang 2008, 2009 nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn thách thức. Khủng hoảng tài chính của một số nền kinh tế lớn trong năm đã đẩy nền kinh tế thế giới vào tình trạng suy thối, làm thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu, thị trường vốn. Ở trong nước, thiên tai dịch bệnh xảy ra liên tiếp trên địa bàn cả nước cũng gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống dân cư.

Trên đà suy giảm kinh tế cuối năm 2008, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước là 6.18% bao gồm khu vực nông lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng và dịch vụ đều tăng trưởng, đến 2009 giảm còn 5.32%. Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái nền kinh tế nước ta đạt được tốc độ tăng trưởng dương tương đối, vượt mục tiêu tăng trưởng 5% của kế hoạch là một thành công lớn.

Năm 2010 là năm cuối cùng thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010 và chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2001-2010.

Sáu tháng đầu năm kinh tế xã hội nước ta tuy vẫn đang trên đà phục hồi nhanh và phát triển theo hướng tích cực với mức tăng trưởng khá ở hầu hết các ngành, lĩnh vực: Tổng GDP 6 tháng đầu năm 2010 tăng 6.16% tăng đều ở 3 khu vực: công nghiệp, xây dựng (6.5%), nông lâm nghiệp, thủy sản (3.3%), dịch vụ ( 7.05%) nhưng còn gặp một số khó khăn: kinh tế thế giới nhìn chung đang thốt ra khỏi khủng hoảng nhưng thực sự có những chuyển biến mạnh mẽ và vững chắc, một số quốc gia có dấu hiệu bất ổn về kinh tế tài chính.

2.1.2. ực trạng xuất nhập khẩu của Việt Nam

Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam bắt đầu có bước tăng trưởng không ngừng đặc biệt khi nước ta đang thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001-2010. Hoạt động ngoại thương cũng không ngừng tăng trưởng. Cụ thể như sau:

2.1.2.1. Kim ngạch xuất, nhập khẩu

Trong những năm đổi mới vừa qua, cán cân thương mại của Việt Nam được khắc họa như sau:

Bảng 2.2. Cán Cân Thương Mại Việt Nam giai đoạn 2001-2009 NĂM Kim ngạch XNK Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân thương mại

2000 30,119.20 14,482.70 15,636.50 -1,153.80 2001 31,247.10 15,029.20 16,217.90 -1,188.70 2002 36,451.70 16,706.10 19,745.60 -3,039.50 2003 45,405.10 20,149.30 25,255.80 -5,106.50 2004 58,458.10 26,504.20 31,953.90 -5,449.70 2005 69,081.00 32,200.00 36,881.00 -4,681.00 2006 83,700.00 39,600.00 44,100.00 -4,500.00 2007 109,200.00 48,400.00 60,800.00 -12,400.00 2008 143,300.00 62,900.00 80,400.00 -17,500.00 2009 125,400.00 56,600.00 68,800.00 -12,200.00

Nguồn: Niên giám thống kê 2001, 2009 Qua bảng 2.2 cho thấy cán cân thương mại của Việt Nam ln ở trong tình trạng nhập siêu, cả xuất khẩu và nhập khẩu đều đạt tốc độ tăng trưởng đều qua các năm nhưng tỷ lệ tăng của nhập khẩu cao hơn tỷ lệ tăng trưởng của xuất khẩu.

Cán cân thương mại của Việt Nam được cải thiện theo chiều hướng tốt mặc dù mức tăng kim ngạch nhập khẩu vẫn cao hơn mức tăng kim ngạch xuất khẩu trong 10 năm gần đây đã có những tác động tích cực phát triển thị trường hàng hóa xuất khẩu và cải thiện cơ cấu xuất nhập khẩu nhưng quy mô xuất khẩu còn quá nhỏ so với các nước trong khu vực, giá cả hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cũng chưa ổn định, chúng ta chưa có những mặt hàng đạt mức khống chế thị trường quốc tế nên giá cả hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ còn phụ thuộc nhiều vào giá cả trên thị trường thế giới

Xuất khẩu (%) 40.51 3.73 11.16 20.61 31.54 21.6 22.1 29.96 21.5 -9.7 15.7 Nhập khẩu (%) 20.33 3.72 21.75 27.9 26.5 15.4 20 37.87 35.5 -14.7 29.4 Xuất nhập khẩu (%) 30.04 3.75 16.94 24.26 26.7 18.2 21 26.2 22.53 -14.15 22.5 Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 T6.2010

Bảng 2.3. Tăng Trưởng Kim Ngạch Xuất Nhập Khẩu 2001 đến T6/2010

Nguồn: Niên giám thống kê 2004, 2009

Từ Bảng 2.2 và bảng 2.3 ta thấy rằng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hầu như đều tăng qua các năm. Giai đoạn 2001-2005 với sự bức phá mạnh mẽ đã nâng tổng giá trị xuất nhập khẩu của thời kỳ này lên mức tăng trưởng khá, hoàn thành vượt mức kế hoạch kinh tế xã hội trong đó xuất nhập khẩu được xem là điểm sáng của nền kinh tế và là động lực để phát triển kinh tế.

Biểu đồ 2.2. Tốc Độ Tăng Trưởng Của Xuất Nhập Khẩu Thời Kỳ 2001-2009

Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu nhìn chung đều tăng và tăng nhanh hơn tốc độ tăng GDP. Năm 2001 tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu thấp hơn tốc độ tăng GDP có thể là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực Đơng Nam Á làm cho tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu giảm đi. Lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng đều qua các năm từ 2001-2010. Tuy nhiên vào năm 2009, tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu đã giảm. Cũng trong 2009 nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn thách thức do sức tiêu thụ hàng hóa trên thị trường thế giới thu hẹp, giá cả của nhiều loại hàng hóa giảm mạnh. Tuy nhiên, những tháng cuối năm kinh tế thế giới có sự phục hồi nên một số mặt hàng đã tăng giá, nên kinh tế trong nước cũng đạt tốc độ tăng trưởng khá, nhu cầu hàng hóa phục vụ sản xuất và đời sống cũng tăng lên nên kim ngạch xuất nhập khẩu cũng tăng thể hiện đến tháng 06/2010 kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 22.55% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xu

ấ t kh ẩ u :

Hoạt động xuất khẩu thời kỳ 2000-2005 không chỉ đơn thuần vượt chỉ tiêu về quy mô và tốc độ tăng trưởng mà tăng trưởng xuất khẩu còn diễn ra ở tất cả các loại hình doanh nghiệp, thị trường được mở rộng, cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu được cải thiện. Năm 2005, Kim ngạch xuất khẩu của cả nước đã vượt mức kế hoạch là 31,5 tỷ USD đạt 32,2 tỷ USD tăng 21,6% so với 2004. Kim ngạch xuất khẩu bình quân 1 tháng trong năm 2005 là 2.683 tỷ USD là năm có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong thời gian này. Điểm nổi bật của xuất khẩu năm 2005 là hầu hết các mặt hàng xuất khẩu đều đạt tốc độ tăng trưởng kim ngạch cao.

Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người năm 2005 đạt 380USD/người vượt mức 300USD/người.

Bước sang thời kỳ 2006-2008, kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng đều qua các năm. Đến 2008 thì bức tranh xuất khẩu của nước ta có sự chuyển dịch chậm lại. Tuy nhiên, nếu so với thực trạng bức tranh thương mại thế giới xuất nhập khẩu Việt Nam lại là điểm sáng.

Đến 2009 do sức tiêu thụ hàng hóa trên thị trường thế giới thu hẹp, giá cả của nhiều loại hàng hóa giảm mạnh nên kim ngạch xuất khẩu năm 2009 chỉ đạt 56,6tỷ USD giảm 9,7% so với 2008 bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 26,7tỷ USD giảm 5,1% đóng góp 23,5% mức giảm chung của xuất khẩu hàng hóa cả năm, khu vực có vốn đầu tư nước ngồi đạt 29,9 tỷ USD giảm 13,5% đóng góp 76,5%.

6 tháng đầu năm 2010 kim ngạch hàng hoá xuất khẩu đạt 32,1tỷ USD tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước.

Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu đều đạt tốc độ tăng xuất khẩu cao, Kim ngạch xuất khẩu bình qn đầu người khơng ngừng tăng lên qua các năm, góp phần ổn định kinh tế và nâng cao thu nhập đồng thời cải thiện đời sống nhân dân.

Nh

ậ p kh ẩ u :

Kim ngạch hàng hoá nhập khẩu từ 2000-2005 cũng tăng qua các năm. Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hố năm 2005 ước tính đạt 69,11 tỷ USD, tăng 18,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 21,6% và nhập khẩu tăng 15,4%. Trong năm 2005 tốc độ tăng xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng nhập nhẩu. Bình quân mỗi tháng năm nay nhập khẩu 3,07 tỷ USD.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất khẩu tại việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 38)