Kim ngạch xuất, nhập khẩu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất khẩu tại việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 43 - 49)

2.1.2. Thực trạng xuất nhập khẩu của Việt Nam

2.1.2.1. Kim ngạch xuất, nhập khẩu

Trong những năm đổi mới vừa qua, cán cân thương mại của Việt Nam được khắc họa như sau:

Bảng 2.2. Cán Cân Thương Mại Việt Nam giai đoạn 2001-2009 NĂM Kim ngạch XNK Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân thương mại

2000 30,119.20 14,482.70 15,636.50 -1,153.80 2001 31,247.10 15,029.20 16,217.90 -1,188.70 2002 36,451.70 16,706.10 19,745.60 -3,039.50 2003 45,405.10 20,149.30 25,255.80 -5,106.50 2004 58,458.10 26,504.20 31,953.90 -5,449.70 2005 69,081.00 32,200.00 36,881.00 -4,681.00 2006 83,700.00 39,600.00 44,100.00 -4,500.00 2007 109,200.00 48,400.00 60,800.00 -12,400.00 2008 143,300.00 62,900.00 80,400.00 -17,500.00 2009 125,400.00 56,600.00 68,800.00 -12,200.00

Nguồn: Niên giám thống kê 2001, 2009 Qua bảng 2.2 cho thấy cán cân thương mại của Việt Nam ln ở trong tình trạng nhập siêu, cả xuất khẩu và nhập khẩu đều đạt tốc độ tăng trưởng đều qua các năm nhưng tỷ lệ tăng của nhập khẩu cao hơn tỷ lệ tăng trưởng của xuất khẩu.

Cán cân thương mại của Việt Nam được cải thiện theo chiều hướng tốt mặc dù mức tăng kim ngạch nhập khẩu vẫn cao hơn mức tăng kim ngạch xuất khẩu trong 10 năm gần đây đã có những tác động tích cực phát triển thị trường hàng hóa xuất khẩu và cải thiện cơ cấu xuất nhập khẩu nhưng quy mô xuất khẩu còn quá nhỏ so với các nước trong khu vực, giá cả hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cũng chưa ổn định, chúng ta chưa có những mặt hàng đạt mức khống chế thị trường quốc tế nên giá cả hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ còn phụ thuộc nhiều vào giá cả trên thị trường thế giới

Xuất khẩu (%) 40.51 3.73 11.16 20.61 31.54 21.6 22.1 29.96 21.5 -9.7 15.7 Nhập khẩu (%) 20.33 3.72 21.75 27.9 26.5 15.4 20 37.87 35.5 -14.7 29.4 Xuất nhập khẩu (%) 30.04 3.75 16.94 24.26 26.7 18.2 21 26.2 22.53 -14.15 22.5 Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 T6.2010

Bảng 2.3. Tăng Trưởng Kim Ngạch Xuất Nhập Khẩu 2001 đến T6/2010

Nguồn: Niên giám thống kê 2004, 2009

Từ Bảng 2.2 và bảng 2.3 ta thấy rằng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hầu như đều tăng qua các năm. Giai đoạn 2001-2005 với sự bức phá mạnh mẽ đã nâng tổng giá trị xuất nhập khẩu của thời kỳ này lên mức tăng trưởng khá, hoàn thành vượt mức kế hoạch kinh tế xã hội trong đó xuất nhập khẩu được xem là điểm sáng của nền kinh tế và là động lực để phát triển kinh tế.

Biểu đồ 2.2. Tốc Độ Tăng Trưởng Của Xuất Nhập Khẩu Thời Kỳ 2001-2009

Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu nhìn chung đều tăng và tăng nhanh hơn tốc độ tăng GDP. Năm 2001 tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu thấp hơn tốc độ tăng GDP có thể là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực Đơng Nam Á làm cho tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu giảm đi. Lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng đều qua các năm từ 2001-2010. Tuy nhiên vào năm 2009, tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu đã giảm. Cũng trong 2009 nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn thách thức do sức tiêu thụ hàng hóa trên thị trường thế giới thu hẹp, giá cả của nhiều loại hàng hóa giảm mạnh. Tuy nhiên, những tháng cuối năm kinh tế thế giới có sự phục hồi nên một số mặt hàng đã tăng giá, nên kinh tế trong nước cũng đạt tốc độ tăng trưởng khá, nhu cầu hàng hóa phục vụ sản xuất và đời sống cũng tăng lên nên kim ngạch xuất nhập khẩu cũng tăng thể hiện đến tháng 06/2010 kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 22.55% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xu

ấ t kh ẩ u :

Hoạt động xuất khẩu thời kỳ 2000-2005 không chỉ đơn thuần vượt chỉ tiêu về quy mô và tốc độ tăng trưởng mà tăng trưởng xuất khẩu còn diễn ra ở tất cả các loại hình doanh nghiệp, thị trường được mở rộng, cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu được cải thiện. Năm 2005, Kim ngạch xuất khẩu của cả nước đã vượt mức kế hoạch là 31,5 tỷ USD đạt 32,2 tỷ USD tăng 21,6% so với 2004. Kim ngạch xuất khẩu bình quân 1 tháng trong năm 2005 là 2.683 tỷ USD là năm có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong thời gian này. Điểm nổi bật của xuất khẩu năm 2005 là hầu hết các mặt hàng xuất khẩu đều đạt tốc độ tăng trưởng kim ngạch cao.

Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người năm 2005 đạt 380USD/người vượt mức 300USD/người.

Bước sang thời kỳ 2006-2008, kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng đều qua các năm. Đến 2008 thì bức tranh xuất khẩu của nước ta có sự chuyển dịch chậm lại. Tuy nhiên, nếu so với thực trạng bức tranh thương mại thế giới xuất nhập khẩu Việt Nam lại là điểm sáng.

Đến 2009 do sức tiêu thụ hàng hóa trên thị trường thế giới thu hẹp, giá cả của nhiều loại hàng hóa giảm mạnh nên kim ngạch xuất khẩu năm 2009 chỉ đạt 56,6tỷ USD giảm 9,7% so với 2008 bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 26,7tỷ USD giảm 5,1% đóng góp 23,5% mức giảm chung của xuất khẩu hàng hóa cả năm, khu vực có vốn đầu tư nước ngồi đạt 29,9 tỷ USD giảm 13,5% đóng góp 76,5%.

6 tháng đầu năm 2010 kim ngạch hàng hoá xuất khẩu đạt 32,1tỷ USD tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước.

Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu đều đạt tốc độ tăng xuất khẩu cao, Kim ngạch xuất khẩu bình qn đầu người khơng ngừng tăng lên qua các năm, góp phần ổn định kinh tế và nâng cao thu nhập đồng thời cải thiện đời sống nhân dân.

Nh

ậ p kh ẩ u :

Kim ngạch hàng hoá nhập khẩu từ 2000-2005 cũng tăng qua các năm. Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hố năm 2005 ước tính đạt 69,11 tỷ USD, tăng 18,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 21,6% và nhập khẩu tăng 15,4%. Trong năm 2005 tốc độ tăng xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng nhập nhẩu. Bình quân mỗi tháng năm nay nhập khẩu 3,07 tỷ USD.

Bước sang 2006-2008, kim ngạch nhập khẩu vẫn tiếp tục tăng từ 44.100 triệu USD năm 2006 đến 80.400 triệu USD năm 2008.

Kim ngạch hàng hoá nhập khẩu tháng 12/2008 ước tính đạt 5,4 tỷ USD, tăng 16,1% so với tháng trước do một số mặt hàng nhập khẩu tháng này tăng mạnh là: Máy móc thiết bị tăng 272 triệu USD; xăng dầu tăng 78 triệu USD; thức ăn gia súc tăng 53 triệu USD; sắt, thép tăng 182 triệu USD. So với tháng 12/2007, kim ngạch nhập khẩu tháng 12 năm nay giảm 25%. Tính chung cả năm 2008, kim ngạch hàng hố nhập khẩu ước tính 80,4 tỷ USD, tăng 28,3% so với năm 2007, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 51,8 tỷ USD, tăng 26,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngồi đạt 28,6 tỷ USD, tăng 31,7%.

Tính chung cả năm 2009, kim ngạch nhập khẩu hàng hố ước tính đạt 68,8 tỷ USD, giảm 14,7% so với năm 2008, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 43,9 tỷ USD, giảm 16,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngồi đạt 24,9 tỷ USD, giảm 10,8%. Hầu hết kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng nguyên, nhiên liệu phục vụ sản xuất của năm nay đều giảm so với năm 2008, trong đó xăng dầu đạt 6,2 tỷ USD, giảm 43,8%; sắt thép đạt 5,3 tỷ USD, giảm 22,9%; vải 4,2 tỷ USD, giảm 5,2%; chất dẻo đạt 2,8 tỷ USD, giảm 4,1%; nguyên phụ liệu dệt may, giày dép đạt 1,9 tỷ USD, giảm 17,8%; thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu đạt 1,7 tỷ USD, giảm 1,4%. Tuy nhiên, có một số mặt hàng đã đạt kim ngạch nhập khẩu tăng so với năm trước như: Điện tử máy tính và linh kiện 3,9 tỷ USD, tăng 5,9%; ô tô 2,9 tỷ USD, tăng 2,5%, trong đó ơ tơ ngun chiếc 1,2 tỷ USD, tăng 12,6% về giá trị và tăng 49,4% về lượng.

Kim ngạch hàng hoá nhập khẩu 6 tháng đầu năm đạt 38,9 tỷ USD tăng 29,4% so với cùng kỳ năm trước. Nhập siêu hàng hoá cũng đạt 6,7tỷ USD bằng 20,9% tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất khẩu tại việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 43 - 49)