Mặc dù lý thuyết về chính sách đồng nội tệ yếu có thể tác động nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hoá xuất khẩu. Song, chính sách tỷ giá không phải chủ yếu hướng về xuất nhập khẩu, nó phải đảm bảo lợi ích tổng thể của nền kinh tế. Việc phá giá mạnh có thể sẽ tác động xấu đến sự ổn định của sản xuất trong nước nhất là những doanh nghiệp có nhập khẩu nguyên liệu đầu vào chi phí sẽ tăng. Phá giá mạnh cũng đẩy rủi ro và gánh nặng tỷ giá cho các doanh nghiệp có vay bằng ngoại tệ, nợ nước ngồi của chính phủ cũng tăng lên...
Do sức cạnh tranh hàng hoá của Việt Nam trên thị trường quốc tế thấp nên phá giá đồng nội tệ không thể hổ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng xuất khẩu và cải thiện cán cân thương mại. Hơn nữa, hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam chủ yếu là hàng thô chưa qua chế biến, hàng hóa sản xuất theo dây chuyền, hàng gia cơng...các hàng hóa này có hàm lượng nguyên vật liệu đầu vào nhập từ nước ngoài lớn nên nếu tiền đồng bị mất giá, giá hàng xuất khẩu có thể rẻ hơn tạo lợi thế cho hàng xuất khẩu nhưng đồng thời chi phí cho nguyên vật liệu nhập khẩu cũng tăng theo. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu có nguyên vật liệu đầu vào nhập khẩu, việc giá nguyên nhập liệu tăng lên làm giá thành sản phẩm tăng và bắt buộc phải tăng giá bán. Điều này sẽ làm tăng giá hàng nhập khẩu, thúc đẩy lạm phát tăng lên. Do đó, cần hết sức cẩn thận trong việc phá giá đồng nội tệ vì khi phá giá có thể làm tăng chi phí và rủi ro của doanh nghiệp trong nước.
Hơn nữa, tỷ giá tăng sẽ làm mất lòng tin của người dân đối với tiền đồng, sẽ xảy ra tình trạng chuyển đổi từ tiền đồng sang USD và các ngoại tệ mạnh khác hoặc vàng làm trầm trọng tình trạng đơ la hóa. Vì vậy, phá giá làm mất niềm tin của người dân vào tiền đồng.
3.1.3. ựa chọn chính sách tỷ giá trong việc duy trì khả năng của hàng hóa
Lựa chọn mức tỷ giá cụ thể cho từng thời kỳ sẽ do Ngân hàng Nhà nước quy định dựa vào tình hình kinh tế Việt Nam, chính sách tài khố, tiền tệ đến các tác động bên ngoài.
Đối với sự căng thẳng hiện nay trên thị trường ngoại hối như có sự chênh lệch tỷ giá giữa thị trường chính thức và khơng chính thức. Tuy nhiên sự biến động tỷ giá hiện nay có thể là do tâm lý, sự đầu cơ, găm giữ ngoại tệ...Vì vậy, Ngân hàng nhà nước cần có nhiều biện pháp khác nhau để làm dịu các căng thẳng trên thị trường và giảm bớt sự chênh lệch tỷ giá.
NHNN có thể sử dụng nhiều hơn các cơng cụ của chính sách tiền tệ để tác động vào tỷ giá như công cụ lãi suất chẳng hạn. Đối với sự căng thẳng hiện tại trên thị
trường ngoại hối theo NHNN là có sự găm giữ ngoại tệ thì NHNN sẽ có biện pháp như tác động giảm lãi suất huy động USD xuống, tăng lãi suất tiền đồng, giảm bớt hiện tượng găm giữ USD.
Để chính sách tỷ giá có thể được hổ trợ mục tiêu duy trì khả năng cạnh tranh của hàng hóa, hay bất cứ mục tiêu nào khác nhất thiết phải có một cơ chế tỷ giá thích hợp vận động theo tín hiệu của thị trường.
3.1.4. ựa chọn cơ chế tỷ giá thả nổi có sự kiểm sốt của Nhà nước
Hiện tại thị trường ngoại hối Việt Nam cịn thơ sơ, thiếu các hoạt động giao dịch mua bán, trao đổi tiền tệ chính thức và chun nghiệp. Nếu chính phủ khơng can thiệp vào thị trường ngoại hối một mặt làm cho cung cầu tiền tệ không gặp nhau, mặt khác thị trường khơng chính thức có thể thao túng làm tỷ giá biến động mạnh. Mặt khác do xuất hiện hiện tượng bong bóng tỷ giá do tâm lý bầy đàn.
Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Chính phủ, thị trường tài chính nói chung và thị trường tiền tệ nói riêng cịn rất sơ khai.Vì lẽ đó mà NHNN Việt Nam phải kiểm soát chặt tỷ giá. Tuy nhiên đã đến lúc NHNN nên giảm bớt việc kiểm soát tỷ giá và thả nổi thêm để nó vân hành theo sát thị trường. Đây là nội dung rất quan trọng trong chính sách đìều hành tỳ giá hiện nay, cả Ngân hàng thế giới (WB) và quỹ tiền tệ (IMF) đều đưa ra những khuyến nghị là Việt Nam nên linh hoạt tỷ giá hơn.
Quản lý tỷ giá là nhằm bình ổn giá, làm cho tỷ giá thể hiện đúng bản chất và hoạt động theo quy luật kinh tế vốn có của nó. Trong điều kiện hiện tại của Việt Nam thì khơng cổ vũ cho xu hướng thả nổi hoàn toàn tỷ giá mà có sự can thiệp của Nhà nước. Tỷ giá linh hoạt hơn sẽ giảm bớt áp lực của NHNN trong vấn đề đối phó với dịng vốn chảy vào hay chảy ra, giảm nguy cơ xung đột chính sách theo kiểu bộ ba bất khả thi: để cho chính sách tiền tệ độc lập hơn và dồn sức cho kiểm sốt lạm phát thì NHNN cần thả nổi hơn nữa tỷ giá hối đoái.
3.2. Hồn thiện chính sách tỷ giá hối đối để ổn định kinh tế vĩ mơ
Việc xác định chính sách tỷ giá phù hợp đối với từng giai đoạn phát triển của một quốc gia có tác động rất lớn đến xuất nhập khẩu hàng hóa. Trong thời gian qua, chính sách tỷ giá hối đối ở nước ta đã đóng góp những thành tựu đáng kể trong chính sách tiền tệ như: hạn chế lạm phát, hổ trợ xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán, tạo điều kiện ổn định ngân sách, ổn định tiền tệ.
Mục tiêu của chính sách tỷ giá của nước ta trong thời gian tới là chính sách tỷ giá phải giữ vững thế cân bằng nội và cân bằng ngoại, ổn định tỷ giá trong mối tương quan cung cầu trên thị trường xuất khẩu, kích thích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu. cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và tăng dự trữ ngoại hối.
3.2.1. Duy trì cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý của Nhà nước
Trong xu thế tồn cầu hóa Việt Nam cần lựa chọn một chính sách tỷ giá thả nổi có quản lý thích ứng và tạo động lực phát triển nền kinh tế nước ta trong tiến trình hội nhập vì chế độ thả nổi có ưu điểm là tỷ giá gắn liền với quan hệ cung cầu và tỷ giá này thích ứng với điều kiện tồn cầu hóa của thị trường tài chính quốc tế. Bên cạnh đó, Nhà nước vẫn có thể quản lý được mức biến động của tỷ giá.
3.2.2. Hồn thiện cơng tác quản lý ngoại hối ở Việt Nam:
• Thường xun phân tích tình hình kinh tế thế giới, khu vực và trong nước để đề ra được chính sách TGHĐ phù hợp cho từng giai đoạn.
• Quản lý tốt dự trữ ngoại hối, tăng tích lũy ngoại tệ: xây dựng chính sách phát triển xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Tiết kiệm chi ngoại tệ, chỉ nhập những hàng hóa cần thiết cho nhu cầu sản xuất và những mặt hàng thiết yếu trong nước chưa sản xuất được. Ngoại tệ dự trữ khi đưa vào can thiệp trên thị trường phải có hiệu qủa. Lựa chọn phương án phù hợp cho việc dự trữ cơ cấu ngoại tệ. Trong thời gian trước mắt vẫn xem đồng USD có vị trí quan trọng trong dự trữ ngoại tệ của mình nhưng cũng cần đa dạng hóa ngoại tệ dự trữ để phịng tránh rủi ro khi USD bị mất giá.
• Hồn thiện thị trường ngoại hối Việt Nam để tạo điều kiện cho việc thực hiện chính sách ngoại hối có hiệu qủa bằng cách mở rộng thị trường ngoại hối để các doanh nghiệp, các định chế tài chính phi ngân hàng tham gia thị trường ngày một nhiều, tạo thị trường hoàn hảo hơn, nhất là thị trường kỳ hạn và thị trường hoán chuyển để các đối tượng kinh doanh có liên quan đến ngoại tệ tự bảo vệ mình.
• Hồn chỉnh thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, điều kiện cần thiết để qua đó nhà nước có thể nắm được mối quan hệ cung cầu về ngoại tệ, đồng thời qua đó thực hiện biện pháp can thiệp của nhà nước khi cần thiết. Trước mắt cần có những biện pháp thúc đẩy các ngân hàng có kinh doanh ngoại tệ tham gia vào thị trường ngoại tệ liên ngân hàng , song song đó phải củng cố và phát triển thị trường nội tệ liên ngân hàng với đầy đủ các nghiệp vụ hoạt động của nó, tạo điều kiện cho NHNN phối hợp, điều hòa giữa hai khu vực thị trường ngoại tệ và thị trường nội tệ một cách thơng thống.
3.2.3. ực hiện chính sách đa ngoại tệ
Hiện nay trên thị trường ngoại tệ, mặc dù USD có vị thế mạnh hơn hẳn các ngoại tệ khác, song nếu trong quan hệ tỷ giá chỉ áp dụng một loại ngoại tệ trong nước sẽ làm cho tỷ giá ràng buộc vào ngoại tệ đó, cụ thể là USD. Khi có sự biến động về giá cả USD trên thế giới, lập tức sẽ ảnh hưởng đến quan hệ tỷ giá của USD đến VND mà thông thường là những ảnh hưởng rất bất lợi.
Chúng ta nên lựa chọn những ngoại tệ mạnh để thanh toán và dự trữ, bao gồm một số đồng tiền của những nước mà chúng ta có quan hệ thanh tốn, thương mại và có quan hệ đối ngoại chặt chẽ nhất để làm cơ sở cho việc điều chỉnh tỷ giá của VND ví dụ như đồng EURO, yên Nhật vì hiện nay EU, Nhật là những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Chế độ tỷ giá gắn với một rổ ngoại tệ như vậy sẽ làm tăng tính ổn định của TGHĐ danh nghĩa. Phối hợp các chính sách kinh tế vĩ mơ để hoạt động can thiệp vào tỷ giá đạt hiệu quả cao.
3.2.4. Phối hợp các chính sách kinh tế vĩ mô để hoạt động can thiệp vào tỷ giá đạt hiệu quả cao. quả cao.
Chú trọng hồn thiện cơng cụ nghiệp vụ thị trường mở nội tệ. Chính sách tiền tệ được thực hiện qua 3 công cụ: lãi suất tái chiết khấu, dự trữ bắt buộc và nghiệp vụ thị trường mở nội tệ. Tuy nhiên, NVTTM nội tệ là cơng cụ quan trọng nhất vì nó tác động trực tiếp đến lượng tiền cung ứng, vì vậy nó quyết định đến sự thành bại của chính sách tiền tệ quốc gia, bên cạnh đó nó cịn tham gia tích cực vào việc hỗ trợ chính sách tỷ giá khi cần thiết. Chẳng hạn khi phá giá sẽ tăng cung nội tệ, dẫn đến nguy cơ tạo ra lạm phát. Để giảm lạm phát người ta tiến hành bán hàng hóa giao dịch trong thị trường mở nội tệ, từ đó làm giảm cung nội tệ và lạm phát do đó cũng giảm theo.
Đối với chính sách tài chính tiền tệ, tăng cường sử dụng nguồn vốn trong nước để bù đắp thiếu hụt ngân sách, phương án tốt nhất để thực hiện bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước là bằng vốn vay trong nước, hạn chế tối đa việc vay nợ nước ngoài.
3.2.5. Đối với thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đối
• Tiếp tục có những chính sách can thiệp thường xun và đúng thời điểm đối với thị trường ngoại tệ và có phản ứng nhanh khi có sự tác động của tỷ giá hối đối.
• Cái cách cơng tác quản lý ngoại hối, kiểm soát luồng ngoại tệ ra vào trong nước, dự báo diễn biến của cung cầu ngoại tệ, để ra các giải pháp thích hợp nhằm đảm bảo nguồn vốn ngoại tệ cho đầu tư tăng trưởng, điều hành tỷ giá linh hoạt, khuyến khích xuất khẩu và khơng gây ra những biến động lớn.
• Nâng cao dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng nhà nước tương xứng với nhịp độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu và khối lượng ngoại tệ đang có trên thị trường.
• Chính sách tỷ giá hối đoái sẽ được thực hiện theo hướng ngày càng linh hoạt hơn, góp phần thúc đẩy xuất khẩu, kiểm sốt nhập khẩu, thu hút vốn nước ngồi, hạn chế ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế khu vực phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và hoà nhập quốc tế.
• Hồn thiện hoạt động thị trường ngoại tệ liên ngân hàng cả về quy mơ và các loại hình cơng cụ giao dịch ngoại tệ trên thị trường, giảm khả năng đánh giá cao nội tệ tránh thiệt hại cho xuất khẩu.
3.3. Ngân hàng Nhà nước cần can thiệp vào thị trường vàng:
Ngân hàng Nhà nước cần can thiệp vào thị trường vàng vì thị trường vàng đang dẫn dắt giá USD tại thị trường tự do, từ đó tác động đến giá USD giao dịch tại các Ngân hàng. Tỷ giá hiện giữ ổn định nhưng VNĐ vẫn mất giá do giá đồng USD của Mỹ đang giảm. Cụ thể giá vàng thế giới hiện đã tăng giá trị hơn 30% so với đồng USD, thậm chí so với các đồng tiền trong khu vực như Thái Lan, Singapore… thì đồng USD cũng đã mất giá 15%. Như vậy dù giữ tỷ giá ổn định cũng xem như chúng ta phá giá phần nào đó tiền đồng.
Bên cạnh đó, việc NHNN cho phép nhập khẩu vàng và Bộ Tài chính vừa quyết định giảm thuế nhập khẩu vàng xuống 0%. Chúng ta thấy rằng nếu giá vàng thế giới là 1390USD/Ounce nặng 37,5g (tương đương 31,103g tại Việt Nam) xấp xỉ 1655.86USD/lượng cộng với chi phí vận chuyển (1,5USD) + thuế suất (0%) thì là 1677.36USD:
Nếu tỷ giá là 19.500VNĐ/USD thì là: 1677.36 * 19500 = 32,708 triệu Nếu tỷ giá là 20.500 VNĐ/USD thì là: 1677.36 * 20500 = 36,06 triệu.
Giả sử nếu giá vàng thế giới giảm cịn 1380 USD/ounce thì giá vàng là: 1665.29 USD. Nếu NHNN muốn can thiệp thị trường vàng, muốn giữ giá vàng ở mức 36,06 triệu thì tỷ giá USD sẽ tăng. Tuy nhiên, có thể thấy trong khi giá vàng đã ngấm các giải pháp can thiệp của NHNN thì giá USD gần như vẫn tăng cao dù NHNN công bố đủ đảm bảo cung cầu ngoại tệ cần thiết cho thị trường. Đó là chưa kể, nhiều dự đốn cho rằng nhu cầu nhập khẩu vàng để bình ổn thị trường vàng sẽ làm cho cầu ngoại tệ càng tăng cao.
3.4. Giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu và ổn định tỷ giá
Theo kết quả phân tích ở trên cho thấy tỷ giá hối đối càng tăng thì tạo điều kiện cho xuất khẩu phát triển. Nhưng việc giữ tỷ giá VNĐ/USD tăng sẽ ảnh hưởng đến mệnh giá của đồng Việt nam, làm cho đồng Việt nam giảm giá mạnh so với đơ la Mỹ, thì xuất khẩu đựơc lợi nhưng nhập khẩu và vay nợ nước ngồi bị thiệt hại. Vì vậy, việc duy trì tỷ giá để đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, mở rộng thị trường thế giới bằng nhiều biện pháp:
3.4.1. ề chính sách xuất nhập khẩu
Hoàn thiện luật thuế xuất nhập khẩu, chúng ta cần chủ động hơn nữa trong việc thực hiện cắt giảm các loại thuế đến mức thấp nhất nhằm tạo sự công bằng và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu.
Đối với lĩnh vực xuất khẩu:
Phát triển thị trường hàng hóa xuất khẩu trong chiến lược cơng nghiệp hóa, đa dạng hóa các chủng loại sản phẩm trên nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời cải tiến chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của các mặt hàng trên thị trường.
Thực hiện chính sách tự do hóa thương mại đối với các ngành hàng xuất khẩu đã phát triển để tiếp tục thúc đẩy việc phát triển của nó và chiếm lĩnh thị trường thế giới.
Khuyến khích đầu tư trong nước là cơ sở quan trọng để tăng nguồn cung ứng trong nước, đáp ứng nhu cầu thị trường thế giới.
Ngày càng có nhiều cải tiến để đa dạng hóa cơ cấu các loại hàng hóa xuất khẩu, góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa của chúng ta ra thị trường thế giới.
Khuyến khích các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi có đóng góp tích cực vào xuất khẩu, thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn đầu tư từ nước ngồi đặc biệt là cơng nghệ mới, hiện đại từ nước ngồi.
Đối với lĩnh vực nhập khẩu
Tình hình nhập siêu vẫn đang là thách thức đối với nền kinh tế, nếu cứ tiếp tục