Kinh nghiệm điều hành tỷ giá ở Nhật Bản

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất khẩu tại việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 30 - 35)

1.4. Bài học kinh nghiệm của các nước về chính sách tỷ giá để khuyến khích xuất

1.4.2. Kinh nghiệm điều hành tỷ giá ở Nhật Bản

Trong quá trình phát triển “thần kỳ” kéo dài gần suốt nửa thế kỷ XX của Nhật Bản, bước ngoặt xảy ra dưới tác động đột phá của sự lên giá đồng Yên sau Hiệp ước Plaza năm 1985.

Từ một nền kinh tế hoang tàn sau chiến tranh Thế giới thứ II, đến giữa thập niên 1980, Nhật Bản đã vươn lên mạnh mẽ và tham gia và “ tham gia vào bộ ba quyền lực đứng đầu thế giới (gồm Mỹ, Tây Đức và Nhật Bản). Yếu tố cơ bản tạo ra thần kỳ đó chính là mơ hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu mà một trong những trụ cột quan trọng nhất chính là chính sách tỷ giá hối đối “ đồng Yên yếu”. Việc duy trì một đồng Yên yếu so với đồng USD kéo dài mấy thập niên đã giúp cho hàng hóa Nhật Bản tăng sức cạnh tranh h so với hàng hóa của các nền kinh tế phát triển ở Tây Âu, Bắc Mỹ. Nhờ đó, trong suốt thập niên 1970 và nửa đầu thập niên 1980, Nhật Bản đánh bạu hầu như tất

cả các địch thủ kinh tế ở bất cứ các lĩnh vực nào mà các công ty Nhật Bản chọn làm chiến trường cạnh tranh. Các nền kinh tế - đối thủ cạnh tranh của Nhật Bản đã dần mất thị phần của nhiều sản phẩm mang tính biểu tượng vào tay Nhật Bản.

Được mệnh danh là “ những kẻ luôn chiến thắng”, các ngành công nghiệp và các công ty Nhật Bản đã đẩy đối thủ phương Tây vào cuco65 tháo chạy kéo dài, kể cả ở những mặt trận được coi vốn là niềm tự hào của họ. Ơ tơ và hàng điện tử gia dụng là những ví dụ điển hình cho chiến thắng kinh tế huy hồng của Nhật Bản và là nỗi cay đắng của các đối thủ cạnh tranh Mỹ và Tây Âu trong giai đoạn này. “Chằng có quốc gia cơng nghiệp nào có được thặng dư mậu dịch về sản phẩm chế tạo với Nhật Bản” (L.Thurow 1994). Đặc biệt, nền kinh tế Mỹ lâm vào tình trạng thâm hụt thương mại ngày càng nặng nề trong bn bán với Nhật.

Khi phân tích ngun nhân sinh ra mối đe dọa từ phía Nhật Bản, một cường quốc công nghiệp bị chiến tranh tàn phá chỉ mới phục hồi nhưng lại ln có thặng dư thương mại phần còn lại của thế giới, các chuyên gia và nhà hoạch định chính sách hàng đầu của nền kinh tế phương Tây nhận thấy vai trị đặc biết to lớn , thậm chí có thể coi là quyết định, của chính sách tỷ giá hối đối mà Chính phủ Nhật Bản áp dụng. Đó là chính sách có mục tiêu duy trì đồng n giá trị thấp so với đồng USD, được Chính phủ Nhật Bản kiên trì áp dụng hơn 20 năm, biến nó thành động lực quan trọng bậc nhất, giúp nền kinh tế Nhật Bản triển khai thành cơng mơ hình tăng trưởng vào xuất khẩu.

Thực tế của Nhật Bản phù hợp với nguyên tắc lý thuyết giữa tỷ giá hối đối và thành tích xuất khẩu, nhập khẩu được phản ánh trong một nguyên lý kinh tế học đơn giản,thông thường nhưng rất hiệu quả: một chế độ tỷ giá, trong đó, đồng nội tệ bị đánh giá thấp so với đồng ngoại tệ, sẽ có tác dụng thúc đẩy xuất khẩu và kiềm chế nhập khẩu, giúp nền kinh tế được thặng dư thương mại; ngược lại đồng nội tệ được “ đánh giá cao” trong quan hệ tỷ giá sẽ khuyến khích nhập khẩu và cản trở xuất khẩu, trở thành nguyên nhân chính gây ra cản trở mậu dịch.

Nhận thức được sức mạnh thực tiễn của nguyên lý đó trong trường hợp Nhật Bản, các chính phủ phương Tây đã sử dụng chính nó để “phản địn” . Họ đi tới kết luận vốn rất thông thường về m ặt lý thuyết rằng việc thay đổi theo tỷ giá theo hướng giảm giá đồng USD, tăng giá đồng Yên sẽ “ triệt tiêu” động lực tăng trưởng xuất khẩu của Nhât Bản, giúp các nền kinh tế phương Tây thốt khỏi tình trạng thâm hụt mậu dịch trường kỳ trong quan hệ mậu dịch với Nhật Bản.

Nhận định trên là cơ sở để 5 cường quốc tài chính Mỹ, Pháp, Anh , Đức, Nhật gặp nhau ngày 22/9/1985 tại khách sạn New Yorker Plaza để tìm kiếm một giải pháp nhằm chặn xu hướng gia tăng thặng dư thương mại theo cấp số nhân của Nhật và giảm thiểu mức độ tăng thâm hụt thương mại tương ứng của Mỹ. Giải pháp được chọn để dạt mục tiêu là phá giá mạnh đồng USD, tăng giá các đồng tiền khác, torng đó ngắm đích là đồng n. Tại cuộc gặp lịch sử Plaza, trước áp lực rất mạnh của Mỹ và các đối tác châu Âu, Nhật Bản buộc phải chấp nhận việc tăng giá đồng Yên. Hiệp ước Plaza có tác dụng tức thì. Giá trị của đồng n nhanh chóng tăng vọt.

Bảng 1.4. Tỷ giá Yên- USD( Yên/1USD)

Thời điểm 1971 1985 1986 01/1987

Yên/1USD 260 245 200 121

Nguồn :P.A Donet 1991, K.Seitz,2004 Sự tăng giá của đồng Yên làm tác động mạnh vào lĩnh vực xuất khẩu, nền kinh tế của Nhật bản khi đó phụ thuộc vào xuất khẩu nên việc tăng giá đồng Yên đe dọa tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản. Thời gian của tháng Giêng 1986 và tháng Hai 1987 Chính phủ Nhật đã dùng chính sách thả lỏng tiền tệ để bù đắp vào vị trí tăng cao của đồng Yên. Trong thời gian này Ngân hàng Trung Ương Nhật Bản(BOJ – Bank of Japan) đã giảm lãi suất chiết khấu xuống một nửa từ 5% cịn 2,5% gây nên tình trạng bong bóng bất động sản và thị trường cổ phiếu bị căng phồng lớn nhất trong lịch sử tài chính. Chính phủ ứng phó bằng cách thắt chặt vào chính sách tiền tệ, tăng tiền lời 5 lần

đến mức 6% trong vòng 2 năm 1989 và 1990. Nền kinh tế sụp đổ sau các lần gia tăng tiền lời này.

Trên thực tế, tác động của chính sách tăng giá đồng Yên làm cho thâm hụt xuất khẩu của Mỹ giảm đi phần nào nhờ tăng trưởng xuất khẩu từ Tây Âu giảm xuống ( vì các đồng tiền Tây Âu cũng bị lên giá mạnh) và xuất khẩu của Nhật Bản bị chững lại. Song chính nhờ thay đổi tương quan tỷ giá Nhật, các công ty Nhật và người Nhật trở nên giàu hơn, cũng đột ngột như sự lên giá của đồng Yên. Thực chất của vấn đề là: việc tăng giá đồng Yên làm tài sản người Nhật và nước Nhật tăng tương ứng. Sau hơn hai thập niên trường kỳ tăng truỏng với tốc độ cao, Nhật bản đã kịp tích lũy một lượng lớn tài sản tài chính khổng lồ. Khối lượng tài sản đó được chuyển đổi từ đồng Yên sang đồng USD và nhờ “ đòn tỷ giá” đã nhân đơi chỉ sau 2 năm. Đó đích thực là bước nhảy thần kỳ , làm ngỡ ngàng cả những bộ óc lạnh lung nhất.

Năm 1982,trong bảng xếp hạng ngân hàng toàn cầu, hai ngân hàng lớn nhất đều là của Mỹ- NY Citicorp và Bank of America. Còn các ngân hàng Nhật Bản xếp hạng cao nhất chỉ đứng thứ 8 và 10.

Tuy nhiên, đến 1989, trật tự xếp hạng đã đảo ngược: 10 ngân hảng lớn nhất đều của Nhật Bản. Trật tự cũng tương tự vậy với các hang kinh doanh chứng khoán: 4 hãng lớn nhất đều của Nhật Bản: Nomura, Daiwa, Nikko va Yamaichi; sau đó mới là các hang Mỹ đã đứng đầu, gồm Merril Lynch( K.Seitz,tr93)

Như vậy từ một cường quốc xuất khẩu, chỉ sau một thời gian rất ngắn, ngắn đến mức khó tưởng tượng cho cả những bộ óc giàu trí tưởng tượng, Nhật Bản đã trở thành một siêu tài chính và cơng nghiệp tồn cầu. Đằng sau bước nhảy kỷ lục này là vai trò nổi bật của “ cú đòn tỷ giá Plaza”.

Trở thành cường quốc tài chính, nước Nhật có điều kiện ( và buộc phải) thay đổi mơ hình tăng trưởng. Từ chỗ chỉ dựa vào xuất khẩu hàng hóa, sau Hiệp Ước Palza, mơ hình tăng trưởng của Nhật Bản chuyển sang dựa mạnh hơn vào cầu trong nước. Trong

mơ hình đó, xuất hiện một trụ cột tăng trưởng mới: đầu tư trực tiếp ra nước ngồi. Dịng FDI từ Nhật Bản đã tăng vọt kể từ năm 1986.

Bảng 1.5. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản(triệu USD)

1981 1982 1983 1984 1985 1986 1987 1988 1989

K/v chế tạo 2.306 2.076 2.505 2.352 3.806 7.832 13.805 16.284 16.284 Tổng số 8.932 7.703 8.145 10.155 12.217 22.32 33.364 47.022 67.540

Nguồn: Shojro Tokinaga(Ed). Đầu tư nước ngoài của Nhật Bản và sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau ở châu Á. NXB Khoa học xã hội 1996.

Chính sự bùng nổ dịng FDI này của Nhận Bản đã giúp các nền kinh tế ASEAN (Singapore, Malaysia, Thái Lan và Indonesia) có điều kiện và cơ hội trổi dậy mạnh mẽ để trở thành rồng trong thập niên 1970-1980. Có nghĩa là sự đột phá phát triển của nền kinh tế Nhật Bản đã gây hiệu ứng lan tỏa phát triển đặc biệt mạnh mẽ ở khu vực Đông Nam Á. Tất nhiên, sự trổi dậy của các nền kinh tế ASEAN đ1o khơng có ngun nhân đơn nhất từ dịng FDI của Nhật Bản. Phải có thêm những điều kiện trong chín muồi – sự sẵn sàng các điều kiện vật chất, kỹ thuật, nhân lực, một khát vọng và quyết tâm phát triển mạnh mẽ cộng một thái độ chính sách thu hút FDI tích cực (điều kiện cần) thì dịng FDI của Nhật Bản (điều kiện đủ) mới có thể phát huy tác dụng gây bùng nổ.

Về phần mình, nước Nhật đã thu lợi lớn từ việc gia tăng mạnh đầu tư ra nước ngồi. Thay vì xuất khẩu hàng hóa, giờ đây, nước Nhật còn là cường quốc xuất khẩu vốn. Tiềm lực sản xuất và tiềm lực vốn to lớn đảm bảo cho Nhật Bản đứng vững trên hai trụ cột quan trọng nhất của nền kinh tế hiện đại: xuất khẩu và đầu tư. Giờ đây, trong cuộc cạnh tranh với Nhật Bản, thế giới rơi vào lưỡng nan: nếu tỷ giá cao (đồng Yên bị định giá thấp), Nhật Bản tăng cường xuất khẩu hàng hóa, đẩy thế giới lâm vào tình trạng thâm hụt mậu dịch; nếu tỷ giá thấp (đồng Yên được đánh giá cao), các công ty Nhật Bản sẽ đẩy mạnh đầu tư ra bên ngoài, tổ chức sản xuất và chiếm lĩnh thị trường nước ngồi tại chổ để thu lợi.

Tóm lại, nền kinh tế Nhật Bản đã có một sự đột phá cực kỳ mạnh mẽ từ một giải pháp, sự cố giống như là đơn nhất : tăng giá đồng tiền. Giá trị to lớn của sự đột phá này không bị giới hạn lại một cách đơn giản ở thành tích thúc đẩy tăng trưởng đầu tư ra nước ngồi thay cho thành tích tăng cường xuất khẩu, cho dù chỉ sự thay thế cũng đã đủ tạo nên một kỳ tích phát triển, hiểu theo nghĩa nó giúp nền kinh tế Nhật Bản thốt hiểm trước sự phản cơng quyết liệt của tất cả các đối thủ cạnh trạnh. Trên một tầm rộng lớn hơn, thực tế cho thấy rằng thông qua sự thay đổi chính sách tỷ giá, nền kinh tế Nhật Bản đã thay đổi cả một mơ hình tăng trưởng. Nhìn nhận sự thay đổi tiến trình phát triển theo cách đó, người ta nói nước Nhật chính là tác giả phát minh ra trị chơi tồn cầu mới: tiến hành tồn cầu hóa bằng cả hai chân-thương mại và đầu tư-một cách nhịp nhàng. Trước Nhật, chưa có nước nào làm được điều đó một cách có ý thức và hiệu quả như vậy.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất khẩu tại việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 30 - 35)