Chính sách xuất nhập khẩu của Việt Nam

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất khẩu tại việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 53 - 54)

2.1.2. Thực trạng xuất nhập khẩu của Việt Nam

2.1.2.4. Chính sách xuất nhập khẩu của Việt Nam

Chính sách ngoại thương của Việt Nam trong thời kỳ vừa qua nhằm thúc đẩy phát triển của thị trường hàng hố. Đặc biệt đổi mới chính sách ngoại thương trong thời kỳ này nhằm thúc đẩy sự phát triển của hoạt động xuất nhập khẩu:

Chính sách thuế:

Đây là một trong những công cụ cơ bản nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Đối tượng chịu thuế là những hàng hóa được phép xuất nhập khẩu, kể cả thị trường trong nước đưa vào khu chế xuất và từ khu chế xuất ra thị trường trong nước.

Hiện nay, Việt Nam cũng đã nhiều lần sữa đổi khung thuế suất, sữa đổi biểu thuế xuất nhập khẩu tương ứng với các mặt hàng. Tất cả chính sách thuế này đều nhằm vào mục tiêu đẩy mạnh xuất nhập khẩu, tiến tới hội nhập khu vực và thế giới.

Hàng rào phi thuế quan:

Các biện pháp đã được áp dụng như: hạn chế số lượng mặt hàng, hạn ngạch, giấy phép, các tiêu chuẩn khác...Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu như đồ cồ, vũ khí, đạn dược, thiết bị qn sự, các lồi động vật q hiếm, hố chất độc hại... và danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu bằng hạn ngạch.

Quy định quản lý bằng hạn ngạch đối với hai nhóm hàng gạo và dệt may xuất khẩu vào EU và Canada cùng với mặt hàng thủy sản vào Mỹ.

Chính sách tỷ giá

Đây là cơng cụ tác động đến xuất nhập khẩu. Để điều chỉnh tỷ giá cần xem xét tồn bộ nền kinh tế, quan hệ tài chính tiền tệ nhằm mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định tỷ giá nhằm đẩy mạnh xuất nhập khẩu.

Chế độ tỷ giá của Việt Nam trong những năm gần đây đã tiến gần hơn đến cơ chế thị trường, phản ánh chính xác và linh hoạt hơn giá trị thực tế của đồng Việt Nam. Mặt khác, Nhà nước có thể can thiệp vào biến động của thị trường ngoại tệ một cách chủ động hơn và hợp lý hơn bằng các biện pháp kinh tế thay các biện pháp hành chính trước đây.

Chính sách thu hút nguồn vốn nhằm phát triển thị trường hàng hoá xuất nhập khẩu:

Thu hút vốn đầu tư trong nước được thể hiện qua việc ban hành luật đầu tư trong nước đối với thị trường hàng hố xuất nhập khẩu. Chính phủ Việt Nam đã dùng nhiều biện pháp khác nhau để khuyến khích đầu tư:

- Chế độ ưu đãi về thuế, thuế suất đối với hàng gia công xuất khẩu là 0% - Thu hút nguồn vốn đầu tư tiết kiệm trong dân

- Thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài: Luật đầu tư nước ngoài sữa đổi vào ngày 01/07/2000 đã tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào sự phát triển kinh tế Việt Nam. Mở rộng các hình thức đầu tư nước ngồi giúp Việt Nam thu hút được nguồn vốn từ nước ngoài đầu tư vào.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất khẩu tại việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 53 - 54)