Sơ lƣợc về đăng ký bất động sản trên thế giớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về đăng ký bất động sản ở việt nam (Trang 30 - 32)

Từ những mơ hình đăng ký bất động sản sơ khai trong các nền văn minh Ai Cập, Hy Lạp và nở rộ trong giai đoạn ngƣời La Mã cổ đại tiến hành xây dựng các thành phố ở các tỉnh mà vó ngựa xâm lăng của đế quốc này chiếm đƣợc, nhân loại đã có mấy nghìn năm làm quen với đăng ký bất động sản. Mục đích của hoạt động đăng ký có sự khác nhau ở các nên văn minh.

Ở Ai Cập cổ đại, hệ thống đăng ký lâu đời nhất mà nhân loại ngày nay biết đƣợc, thì mục đích của họ có thể thâu tóm trong hai đặc điểm nổi bật “đất” và “thuế”. Thật vậy, ngay từ thời Thinite (3200 – 2800), vua Ai Cập đã chỉ thị thiết lập thống kê điền sản, đƣợc tiến hành 2 năm một lần. Từ những thống kế đó cho phép ngƣời ta thiết lập các mục thuế điền sản, đồng thời tái lập quỹ đất bị thu hẹp hàng năm so sự xâm lấn của sông Nil. Theo A. Deleage, một học giả nghiên cứu về cách khai thuế điền sản, đã chỉ ra rằng trong địa bạ của ngƣời Ai Cập đã chứa các thông số nhƣ: hiện trạng của từng phần nhƣ diện tích, tên của ngƣời đóng thuế, mức thuế, hiện trạng pháp lý, khả năng gieo trồng của đất đƣợc thiết lập theo từng loại đất. Ngoài ra cịn có thêm cam kết về tình trạng khơng ngập nƣớc của đất [42, tr.19].

Nếu “đất” và “thuế” là hai đặc tính nổi bật của hệ thống địa bạ do ngƣời Ai Cập sáng tạo ra, thì trong hệ thống của ngƣời Hy Lạp lại thiếu vắng hai đặc điểm này. Vào thế kỷ thứ 7 TCN, ngƣời Hy Lạp đã thiết lập Giản đồ để mô tả sự phân chia đất đai thành các mảnh tƣơng tự nhau. Những thành phố cổ đại nhƣ Agrigente hay Syracuse đã đƣợc trình bày nhƣ là sự xếp đặt các khoảng đất dài cạnh nhau cho phép ngƣời ta khẳng định sự tồn tại của một hệ thống địa bạ và một hệ thống pháp lý tạo ra đặc tính bất khả nhƣợng của các lơ đất này, vì chúng đƣợc cai quản bởi cộng đồng, nhƣng vẫn có thể chuyển nhƣợng đối với quyền sử dụng. Các Giản đồ này chứa các ô trống tƣợng trƣng cho các mảnh đất với các tỷ lệ tƣơng ứng làm ngƣời ta nghĩ đến ý định quản lý việc chiếm hữu đất đai [42, tr.21].

Đăng ký địa bạ phát triển rực rỡ nhất trong thời cổ đại phải kể đến thời kỳ đế quốc La Mã tiến hành xây dựng các thành phố tại các tỉnh mà đội quân xâm lăng của ngƣời La Mã chiếm đƣợc, theo mơ hình các trại lính. Với khoảng 500 mảnh tài liệu khác nhau còn lƣu giữ đến ngày nay tại Orange, Narbonnaise, cho thấy địa bạ của ngƣời La Mã đã đƣợc phân chia thành ba loại, loại A, B và C. Các địa bạ này có hình vng, bao gồm các văn bản, các bản sao của tabularium (đăng ký lô đất) và agri publici (bản tính diện tích thửa đất thuộc đất cơng). Ở bên trong mỗi địa bạ, có những thơng tin về tình trạng pháp lý của các mảnh đất. Những thửa đất bình thƣờng đƣợc trao lại cho ngƣời bản địa, còn lại đƣợc trao cho các quan ngƣời La Mã, cho thành phố, hoặc giành lại cho nhà nƣớc La Mã. Vào khoảng năm 77 TCN, theo quyết định của Vespasien, ngƣời tổ chức điều tra điền sản, một bản đăng ký đi kèm với các Giản đồ đƣợc thơng cáo cho tồn dân chúng. Hệ thống địa bạ này thể hiện sự chính xác về kỹ thuật, về vị trí địa lý và đã đƣợc hiện diện khắp các thành phố của La Mã [42, tr.21].

Về địa bạ đất nông nghiệp đƣợc thiết lập vì mục đích duy nhất là đánh thuế, đƣợc sáng tạo bởi đế chế Dioclétien, nhằm tịch thu một phần từ sản phẩm thu hoạch từ đất nông nghiệp. Từ năm 297 TCN, Dioclétien tiến hành thống kê điền sản để xây dựng mức đánh thuế. Nhà nƣớc La Mã từ đó, cứ 15 năm điều chỉnh mức thuế một lần. Khi địa bạ đã đƣợc thiết lập,

inspector (thanh tra hoặc quan kiểm tra) có thể tham gia giải quyết theo

yêu cầu của thần dân hoặc của cộng đồng trong trƣờng hợp có sự khiếu nại của những ngƣời này về các thông tin trong địa bạ [42, tr.21]

Sau khi đế quốc La Mã sụp đổ vào nửa sau thế kỷ thứ 5 SCN, hệ thống địa bạ này bị lãng quên và chỉ đƣợc khám phá lại bởi các cƣờng quốc trong thời kỳ Trung đại. Hệ thống địa bạ hình học (geometric cadastration) của ngƣời La Mã vẫn còn ảnh đáng kể đến ngày nay [42, tr.20].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về đăng ký bất động sản ở việt nam (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)