Hệ thống đăng ký quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về đăng ký bất động sản ở việt nam (Trang 38 - 39)

Cũng nhƣ các nƣớc châu Âu lục địa, ban đầu ở các nƣớc theo Thông luật, ngƣời ta cũng áp dụng hệ thống đăng ký bằng khoán (Deeds registration system), dựa trên các chứng thƣ xác nhận quyền ("title deeds") đối với bất động sản. Theo hệ thống này, khi một ngƣời muốn chứng minh quyền sở hữu của mình đối với một thửa đất nhất định, anh ta phải dựa vào các tài liệu giao dịch. Các tài liệu giao dịch này đƣợc gọi là “các chứng thƣ xác nhận quyền” hay “chuỗi quyền” ("title deeds" or the "chain of title"). Khi có tranh chấp, các chứng cứ xác nhận quyền này đƣợc “lần giở” ngƣợc trở về khoảng thời gian khi mà quyền đối với thửa đất lần đầu tiên đƣợc Toà Nữ hoàng (the Crown) giao cho một ngƣời nhất định. Nhiều khi những trƣờng hợp này có thể đã xảy ra hàng trăm năm trƣớc, ngƣời ta khơng cịn lƣu giữ đƣợc các chứng thƣ, và cũng có thể quyền sở hữu đất đai đã bị thay đổi theo thời gian. Và nhƣ vậy, quyền sở hữu của một ngƣời đối với thửa đất không đáng tin cậy trong những trƣờng hợp nhƣ vậy. Từ đó, phát sinh các chi phí pháp lý đáng kể đối với chủ sở hữu đất và gây trở ngại cho sự phát triển [40, cập nhật 15/4/2008]. Khi tham gia giao dịch bất động sản theo hệ thống đăng ký cũ và phức tạp này, ngƣời ta thƣờng phải cậy nhờ đến luật sƣ.

Với mong muốn khắc phục những nhƣợc điểm của hệ thống đăng ký bằng khoán truyền thống với những khó khăn vừa đề cập trên đây, vào giữa thế kỷ thứ 19, ở các nƣớc theo truyền thống Thông luật, ngƣời ta đã phát minh ra hệ thống đăng ký bất động sản theo quyền (Title registration system) thay thế cho hệ thống đăng ký bằng khoán cũ (Deeds registration system). Cũng nhƣ tính đa dạng và sự mềm dẻo của Thơng luật, về đại thể có hai kiểu (hệ thống) đăng ký quyền ra đời vào cùng thời gian ở các nƣớc này. Một là, hệ thống đăng ký kiểu Anh, bắt nguồn từ Anh quốc và sau đó mở rộng sang các nƣớc chịu ảnh hƣởng của nƣớc Vƣơng quốc này. Hai là,

hệ thống đăng ký Torrens, xuất hiện ở Úc vào năm 1858, bởi Robert Torrens, sau đó hệ thống này nhanh chóng ảnh hƣởng sang nhiều nƣớc nhƣ Canada, Hồng Kông, một số bang của Hoa Kỳ... [39, cập nhật 15/4/2008].

Theo hệ thống đăng ký quyền thì chính việc đăng ký hoặc giấy chứng nhận đăng ký bất động sản là bằng chứng về quyền sở hữu. Bằng chứng này là không thể bị đánh đổ trong bất kỳ trƣờng hợp nào. Nghĩa là, một khi việc đăng ký đối với một bất động sản nào đó đƣợc hồn thành thì giá trị của việc đăng ký đó khơng thể bị xem xét lại, ngƣời ta cũng khơng cần phải tìm hiểu thơng tin phía sau tờ trƣớc bạ. Giá trị cung cấp thông tin về bất động sản của hệ thống này vì thế mà trở nên rất đáng tin cậy. Tuy nhiên, điều này cũng sẽ dẫn đến một hệ quả là do sơ suất hoặc sai lầm nào đó của cơ quan đăng ký, mà quyền của một ngƣời có thể bị xâm phạm. Trong trƣờng hợp đó, ngƣời bị thiệt hại có thể yêu cầu cơ quan đăng ký bồi thƣờng thiệt hại cho mình. Chính u cầu này làm cho cơ quan đăng ký cẩn trọng hơn khi thực hiện nhiệm vụ. Vì thế mà quy trình đăng ký trở nên phức tạp, đôi khi kéo dài về thời gian, và nhiều khi cơ quan đăng ký có quyền từ chối yêu cầu đăng ký đối với bất động sản của một ngƣời nào đó nếu anh ta không đáp ứng đƣợc các yêu cầu luật định. [40, cập nhật 15/4/2008].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về đăng ký bất động sản ở việt nam (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)