Bản chất của đăng ký bất động sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về đăng ký bất động sản ở việt nam (Trang 43 - 46)

Cho đến khi tơi viết những dịng này, nguyện ƣớc chính đáng của hàng triệu ngƣời dân nƣớc ta giống nhƣ của ông Nguyễn Trọng Hiệp, hàng ngàn ngƣời dân trong diện tái định cƣ đã nhƣờng ngôi nhà thân yêu của mình cho các dự án phát triển đô thị, công nghiệp… vẫn chỉ là mơ ƣớc xa xôi, không dễ để đạt đƣợc. Hàng chục triệu đồng bào và doanh nghiệp vẫn ngày đêm thấp thỏm lo âu về đất đai của họ. Bởi chừng nào đất còn chƣa đƣợc cấp các văn bằng cần thiết, thì chừng đó nỗi lo “mất đất, mất nhà” vẫn thƣờng trực trong bữa cơm và giấc ngủ của ngƣời dân. Chừng nào cơng chức, viên chức nhà nƣớc vẫn cịn mang nặng tƣ duy “ban phát” đặc ân, ngƣời dân phải mất các khoản chi phí hoặc nhờ đến các mối quan hệ thân quen, thì chừng đó chủ trƣơng thiết lập một hệ đăng ký bất động sản hiện đại và tiện lợi sẽ còn gặp gian truân, vất vả.

Khi một ngƣời bằng lao động của mình tạo lập đƣợc tài sản một cách hợp pháp thì ngƣời đó đã là chủ sở hữu của tài sản cho đến khi có bằng chứng ngƣợc lại, chứ không phải quyền sở hữu phát sinh khi đƣợc đăng ký với cơ quan công quyền. Nói một cách dễ hiểu là, cũng nhƣ con ngƣời, khi mỗi sinh linh đƣợc sinh ra họ có quyền đƣợc khai sinh, chứ không phải Giấy khai sinh đẻ ra con ngƣời đó.

“Giấy hồng mới: chỉ cấp khi ngƣời dân có nhu cầu

[Tuoitre.com.vn, ngày 2/6/2006]

Luật nhà ở ra đời đã chấm dứt sự nhùng nhằng giữa chuyện “một giấy, hai giấy” trƣớc đây. Luật này qui định: sẽ thống nhất cấp một loại giấy chứng nhận (GCN) cho nhà ở, đất ở. Điều 9 qui định: chỉ cấp giấy hồng khi chủ sở hữu có nhu cầu.

Ơng Vũ Văn Phấn - cục phó Cục Quản lý nhà, Bộ Xây dựng - cho biết: “Khi ngƣời dân tạo lập nhà ở hợp pháp thì đƣơng nhiên họ đã có quyền sở hữu đối với nhà ở của mình rồi. Cịn việc cấp GCN chỉ là vấn đề thủ tục cho nên nếu có nhu cầu thì chủ sở hữu có thể u cầu cấp giấy, khơng thì thơi. Khơng có GCN thì nhà đó vẫn là của họ”.

Theo ơng Phấn, hồ sơ xin cấp giấy hồng cũng rất đơn giản, chỉ gồm ba loại giấy tờ: đơn đề nghị cấp GCN, giấy tờ chứng minh việc tạo lập nhà ở của chủ sở hữu và sơ đồ nhà ở, đất ở. Điều kiện về sơ đồ nhà ở cũng đƣợc mở ra so với trƣớc: nếu trong các giấy tờ cũ đã có thể hiện sơ đồ nhà, đất thì ngƣời dân khơng phải đo vẽ lại. Đặc biệt, thời gian chờ đợi để cấp giấy đƣợc rút ngắn chỉ còn 30 ngày (trƣớc đây cấp giấy hồng phải chờ 60 ngày, cấp giấy đỏ 45 ngày).

Về mẫu GCN mới, Luật nhà ở qui định sẽ cấp hai loại giấy: GCN quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở và loại giấy chỉ chứng nhận quyền sở hữu nhà (trong trƣờng hợp nhà, đất là hai chủ khác nhau). Mẫu giấy cũng tƣơng tự giấy hồng trƣớc đây đã cấp theo nghị định 60/CP nhƣng khơng có trang

ghi nhận về thay đổi chủ sở hữu mà khi đổi chủ, chủ mới sẽ đƣợc cấp GCN mới. Cơ quan cấp giấy sẽ thu hồi GCN của chủ cũ để lƣu giữ thay vì cập nhật trên GCN nhƣ trƣớc đây”.

(Chi Mai)

Đăng ký nhà ở nói riêng, đăng ký bất động sản nói chung khơng phải là căn cứ làm phát sinh quyền sở hữu cho chủ nhân của tài sản. Quyền sở hữu là quyền tự nhiên, thiêng liêng và bất khả xâm phạm của con ngƣời, quyền đó ra đời từ thuở hồng hoang của loài ngƣời. Khi một ngƣời vào rừng săn đƣợc con thú, thì chỉ có ngƣời đó mới có quyền đối với con mồi và loại trừ tất cả những ngƣời còn lại ra khỏi cái quyền thiêng liêng đó. Quyền sở hữu tài sản đƣợc ra đời một cách tự nhiên nhƣ vậy, và sau này luật lệ ra đời thì quyền đó đƣợc ghi nhận vào pháp luật và luật lệ ra sức bảo vệ để thứ quyền thiêng liêng đó để ngƣời yếu thế khỏi nguy cơ bị kẻ mạnh lạm dụng chiếm đoạt. Ngƣời ta gọi đó là quyền tự nhiên của con ngƣời. Quyền đó ra đời một cách tự nhiên nhƣ chính lồi ngƣời, chứ không phải đợi đến khi hệ thống đăng ký tài sản ra đời, công việc đăng ký này xuất hiện muộn hơn. Hệ thống đăng ký bất động sản cổ nhất theo ngôn ngữ hiện đại ngày nay mà nhân loại biết đến xuất hiện ở Ai Cập vào khoảng từ năm 3200 đến năm 2800 trƣớc công nguyên [42, tr.19].

Khác với pháp luật về tài sản, cái mục tiêu tối thƣợng của việc đăng ký bất động sản nói chung, đăng ký đất đai nói riêng là bởi đất đai ln liền một dải, lại thêm đặc tính cố định về vị trí, vậy nên, phải có cách để phân chia ranh giới giữa những chủ thể khác nhau. Sự phân chia đó phải đƣợc hiện hữu bởi các văn bằng có độ tin cậy cao và ổn định. Quan trọng hơn, “đất đai, khác với mọi hàng hóa khác, cần đƣợc “đóng gói” để dễ dàng cầm nắm, trao đổi: Nghĩa là chúng cần đƣợc đo đạc, lập hồ sơ ô thửa, đánh số, cấp chứng nhận cho ngƣời sử dụng hợp pháp” [27, tr.16]. Bởi,

không thể “bê” đất đến ngân hàng để thế chấp vay vốn, không thể “mang” đất ra chợ bán nhƣ những động sản vì tính chất cố định của nó. Để làm cho đất có thể trao đổi đƣợc trong các giao dịch trên thị trƣờng, cần làm cho đất có “hình hài”, cần phải làm cho từng thửa đất có “lý lịch”, lý lịch đó phải đƣợc hiển thị bởi văn bằng- một loại chứng thƣ pháp lý, ngƣời dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về đăng ký bất động sản ở việt nam (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)