Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2017), Tập bài giảng Lý luận về pháp luật, Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr

Một phần của tài liệu CHẾ TÀI PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM KHÓA LUẬN ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM (Trang 26 - 27)

21

chung. Bất kỳ một hành động hay không hành động nào của bên có quyền với lỗi cố ý hoặc vơ ý làm cho bên vi phạm khơng có điều kiện để thực hiện nghĩa vụ của mình dẫn đến vi phạm hợp đồng sẽ thuộc trường hợp được miễn trách nhiệm. Ví dụ, trong

hợp đồng mua bán gạo giữa An Bình và Hương Việt có thỏa thuận trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận hàng An Bình phải thanh tốn giá trị hợp đồng cho Hương Việt qua số tài khoản ngân hàng của Hương Việt. Tuy nhiên, do sai sót đến từ Hương Việt nên đã cung cấp sai số tài khoản cho An Bình. Do đó Hương Việt khơng nhận được số tiền hợp đồng theo đúng thời hạn. Trong trường hợp này lỗi hồn tồn thuộc về

phía Hương Việt, An Bình được miễn trách trong trường hợp này.

c. Miễn trách nhiệm theo thỏa thuận:

Việc miễn trừ trách nhiệm trong một số trường hợp có thể được các bên thỏa thuận trực tiếp trong hợp đồng. “Các điều khoản miễn trừ trước tiên là các điều khoản

giới hạn trực tiếp hoặc miễn trừ trách nhiệm của một bên khi bên này không thực hiện hợp đồng”42. Đây là một quy định thể hiện được sự tự do ý chí của các bên trong hợp đồng. Một hành vi vi phạm nghĩa vụ xảy ra, tuy không đáp ứng bất kỳ điều kiện nào khác theo quy định của Điều 294 LTM năm 2005 nhưng sự vi phạm đó xuất phát từ nguyên nhân được miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận trước sẽ được miễn trách nhiệm.

d. Miễn trách nhiệm do thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:

Việc quy định trường hợp miễn trách nhiệm do thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo tác giả là một quy định có phần thừa. Bởi theo phân tích, trường hợp miễn trách nhiệm này này đáp ứng được các điều kiện của một sự kiện bất khả kháng. Quyết định của cơ quan nhà nước là một sự kiện khách quan bởi một chủ thể thứ ba. Quyết định này phải đáp ứng được điều kiện đó là các bên khơng hề biết được hoặc lường trước được khi giao kết hợp đồng. Cần chú ý, quyết định đó phải do chủ thể là “cơ quan nhà nước” có “thẩm quyền” ban hành. Việc xác định các cơ quan có quyền ban hành các quyết định có thể được căn cứ quy định về chức năng quyền hạn của các cơ quan đó trong các văn bản quy phạm pháp luật liên quan43. Thiết nghĩ nhà làm luật nên có hướng dẫn để cụ thể hóa quy định này trong quy định về trường hợp bất khả kháng. “Tuy nhiên thực tế thương mại cho thấy việc

Một phần của tài liệu CHẾ TÀI PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM KHÓA LUẬN ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)