Điều 3 BLDS năm 2015.

Một phần của tài liệu CHẾ TÀI PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM KHÓA LUẬN ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM (Trang 41 - 42)

86 Nguyễn Văn Hợi, “Sự không thống nhất trong quy định về hợp đồng giữa Luật Thương mại và Bộ luật Dân sự”, http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=210500, truy cập ngày 15/5/2021. sự”, http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=210500, truy cập ngày 15/5/2021.

36

thể mà đặc biệt là đối với quy định về chế tài phạt vi phạm. Pháp luật là một công cụ hữu hiệu trong việc quản lý nhà nước, góp phần điều chỉnh một cách hợp lý đối với các quan hệ xã hội. Do đó cần có những quy định thật sự hợp lý để phát huy hơn nữa vai trị đó của pháp luật. Sự khác biệt về mức phạt vi phạm trong LTM năm 2005 và BLDS năm 2015 trong việc giới hạn hay không giới hạn mức phạt vi phạm đã gây ra bối rối trong việc áp dụng các quy định này trong thực tiễn hợp đồng dẫn đến việc thỏa thuận sai. “Giới hạn mức phạt thỏa thuận được xem là hạn chế quyền tự do thỏa

thuận và tự quyết của các bên, và điều đáng nói hơn là nó gây khó khăn cho các bên trong quá trình thỏa thuận lựa chọn mức phạt”87.

Quy định khác nhau giữa LTM và BLDS đòi hỏi các chủ thể trong quan hệ hợp đồng phải xác định một cách chính xác quan hệ hợp đồng mà mình đang giao kết được sự điều chỉnh của LTM hay BLDS như đã nêu rõ trong phần phân tích trên bởi vì bản chất quan hệ hợp đồng trong thương mại là một trường hợp cụ thể của quan hệ pháp luật dân sự. Đặc biệt là đối với trường hợp hợp đồng được giao kết giữa một bên là thương nhân và một bên không là thương nhân và giao kết hợp đồng khơng có mục đích sinh lợi thì việc lựa chọn luật áp dụng lại hoàn toàn phụ thuộc vào bên không phải là thương nhân88. “Điều này khiến cho quy định về giới hạn mức phạt

trong hợp đồng có thể bị vơ hiệu hố”89 do các bên xác định không đúng pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng của mình. Theo tác giả sự khác nhau trong quy định của LTM năm 2005 và BLDS năm 2015 trong trường hợp này đã tạo ra một tâm lý gị bó, khơng thoải mái trong thỏa thuận của mình. Việc thỏa thuận gặp phải tâm lý lo sợ thỏa thuận phạt vi phạm trong hợp đồng sẽ bị vô hiệu nếu không đúng quy định. Phần lớn các chủ thể khi tham gia vào quan hệ hợp đồng không nắm vững các quy định của pháp luật. Việc các chủ thể thể hiện sự bối rối trong việc áp dụng mức thỏa thuận phạt vi phạm do quy định của LTM năm 2005 và BLDS năm 2015 cũng cho thấy rằng sự quy định khác nhau này đang là một vấn đề bất cập lớn của quy định pháp luật, cần được các nhà làm luật quan tâm để có những điều chỉnh hợp lý hơn trong thực tiễn.

Trong thực tiễn giải quyết các tranh chấp về kinh doanh thương mại liên quan đến chế tài phạt vi phạm tại Tòa án phát sinh rất nhiều trường hợp các bên trong hợp

87 Nguyễn Văn Phúc, “Một số vấn đề đặc thù về chế tài phạt vi phạm trong lĩnh vực dân sự theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Cộng hòa Pháp dưới góc độ luật học so sánh – kỳ 2”, https://khoaluat.duytan.edu.vn/goc- Nam và pháp luật Cộng hịa Pháp dưới góc độ luật học so sánh – kỳ 2”, https://khoaluat.duytan.edu.vn/goc- hoc-tap/mot-so-van-de-dac-thu-ve-che-tai-phat-vi-pham-hop-dong-trong-linh-vuc-dan-su-theo-phap-luat- viet-nam-va-phap-luat-cong-hoa-phap-duoi-goc-do-luat-hoc-so-sanh-ky-2/, truy cập ngày 16/5/2021.

Một phần của tài liệu CHẾ TÀI PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM KHÓA LUẬN ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)