Điề u2 Luật Trọng tài thương mại năm 2010: Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài.

Một phần của tài liệu CHẾ TÀI PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM KHÓA LUẬN ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM (Trang 46 - 47)

41

vô hiệu96 do vi phạm điều cấm của luật theo quy định của BLDS năm 2015. Điều 123 BLDS năm 2015 quy định:“Điều cấm của pháp luật là những quy định của luật không

cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định”. Những thỏa thuận, giao dịch

dân sự vi phạm những điều cấm của pháp luật sẽ được xem là vô hiệu. Khi một giao dịch dân sự vơ hiệu, hệ quả của nó là: không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập; các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hồn trả cho nhau những gì đã nhận; bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức khơng phải hồn trả lại hoa lợi, lợi tức đó; bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường97. Thỏa thuận phạt vi phạm giữa các bên trong hợp đồng, dưới góc độ pháp luật dân sự được xem là một loại giao dịch dân sự. Như vậy, dựa vào các quy định này có thể nhận thấy rằng những thỏa thuận phạt vi phạm không phù hợp với quy định của LTM năm 2005 có thể thuộc trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật theo quy định định của BLDS năm 2015. LTM năm 2005 chỉ quy định cho phép các bên thỏa thuận phạt vi phạm “không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm” và không quy định cho phép những thỏa

thuận khác với quy định trên. Theo quan điểm nhận định những thỏa thuận phạt vi phạm không phù hợp với quy định của LTM năm 2005 nên bị tun bố vơ hiệu cịn cho rằng đối với những thỏa thuận phạt vi phạm giữa các bên, ban đầu nếu các bên thỏa thuận vượt quá mức phạt trần theo quy định của luật mà khi xảy ra tranh chấp mức phạt vẫn được xác định là 8% thì điều này sẽ thúc đẩy các bên thỏa thuận vượt trần. “Điều này có nghĩa kể cả khi đã thỏa thuận khơng tn theo giới hạn do luật

định thì các bên vẫn được tính theo mức phạt cao nhất. Kéo theo đó, sự nghiêm minh của pháp luật sẽ không được đảm bảo”98. Tuy nhiên trên thực tiễn giải quyết các tranh chấp thương mại liên quan đến yêu cầu phạt vi phạm gần như Tòa án hoặc Trọng tài không áp dụng quan điểm này để giải quyết đối với những thỏa thuận không phù hợp.

Quan điểm thứ hai đề ra phương án giải quyết rằng nếu các bên thỏa thuận

phạt vi phạm nhưng mức phạt vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm thì bên bị vi phạm cũng chỉ được yêu cầu phạt 8% mà thôi, phần thỏa thuận vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm của các bên vi phạm bị vô hiệu một phần99. Điều này có

Một phần của tài liệu CHẾ TÀI PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM KHÓA LUẬN ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)