24
b. Mối quan hệ với các chế tài thương mại khác:
Ngoài chế tài phạt vi phạm và chế tài bồi thường thiệt hại như đã được đề cập, LTM năm 2005 còn quy định một hệ thống các chế tài thương mại tương đối hoàn chỉnh khác. Các chế tài nổi bật khác có thể kể đến như: buộc thực hiện đúng hợp đồng, tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng. Nhìn chung điều kiện để được áp dụng các loại chế tài trên theo pháp luật quy định là tương đối giống nhau, bao gồm một trong hai điều kiện sau: (i) Có hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để áp dụng chế tài hoặc vi phạm bất cứ nghĩa vụ nào đối với chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, hoặc (ii) Một trong các bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng51.
Mối quan hệ trong việc áp dụng giữa chế tài phạt vi phạm đối với các loại chế tài nêu trên không được quy định một cách minh thị trong LTM năm 2005. Duy nhất chỉ có khoản 1 Điều 297 quy định về việc áp dụng chế tài phạt vi phạm và chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng như sau: “Trừ trường hợp có thoả thuận khác, trong
thời gian áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm nhưng không được áp dụng các chế tài khác”. Đối với các chế tài như tạm ngừng, đình chỉ hay hủy bỏ thực hiện hợp đồng
không nêu rõ mối quan hệ này. Tuy nhiên, dựa vào tính chất, chức năng của các chế tài phạt vi phạm cũng như các loại chế tài khác có thể suy ra được rằng chế tài phạt vi phạm cùng với các loại chế tài khác trong một số trường hợp có thể được kết hợp đồng thời với nhau. Điều này xuất phát từ việc hiểu chế tài phạt vi phạm là một loại chế tài bổ sung và hồn tồn độc lập với các chế tài khác, có chức năng riêng biệt và khơng thể thay thế.
1.3. Quy định của pháp luật nước ngoài về chế tài phạt vi phạm trong thương mại mại
1.3.1. Hệ thống pháp luật Thông luật (Common Law)
Common Law hay Thông luật là một trong hai hệ thống pháp luật phổ biến trên thế giới. Common Law có nguồn gốc từ Luật Anh cổ lấy án lệ là nguồn luật chính thống và quan trọng nhất52. Tiêu biểu cho hệ thống pháp luật này có thể kể đến một số quốc gia như: Anh, Hoa Kỳ, Bỉ,… Theo pháp luật của các nước thuộc hệ thống pháp luật Thơng luật ln có sự phân biệt rõ ràng giữa thỏa thuận về bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm. Sự phân biệt được dựa vào chức năng của chúng, bồi thường thiệt hại hướng đến một khoản đền bù những tổn thất do vi phạm hợp đồng, còn phạt
51 Điều 297, 308, 310, 312 LTM năm 2005.