Tính hiệu lực của hợp đồng, hoặc bất cứ điều khoản nào của hợp đồng, hoặc bất kỳ tập quán nào” Xem nguồn dẫn lại ở đâu?

Một phần của tài liệu CHẾ TÀI PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM KHÓA LUẬN ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM (Trang 35 - 39)

nguồn dẫn lại ở đâu?

30

“1. Khi hợp đồng quy định bên không thực hiện nghĩa vụ sẽ phải trả một khoản tiền bồi thường nhất định do việc khơng thực hiện, bên có quyền sẽ được hưởng khoản tiền này một cách độc lập với thiệt hại thực tế phải gánh chịu.

2. Tuy vậy, mặc dù có thoả thuận khác, khoản tiền bồi thường có thể được giảm một cách hợp lý nếu nó quá mức so với thiệt hại gây ra do việc không thực hiện và do các hoàn cảnh khác”.

Theo quy định trong bộ nguyên tắc này, điều khoản về một khoản tiền bồi thường thiệt hại được ấn định trước có tính chất như một điều khoản để đảm bảo thực hiện hợp đồng. Khoản bồi thường này hoàn toàn tách biệt so với khoản bồi thường thiệt hại thực tế. Quy định này có phần giống với quan điểm lập pháp của các quốc gia Thông luật ở hai điểm như sau: (i) Phạt vi phạm có chức năng đảm bảo thực hiện hợp đồng, khoản tiền ấn định trước được xem như một khoản dự tính thiệt hại, khi có hành vi vi phạm xảy ra bên bị vi phạm có quyền địi phạt vi phạm mà khơng cần chứng minh thiệt hại, (ii) Có quy định về việc điều tiết mức phạt đã thỏa thuận của Tịa án, mức phạt này có thể được giảm trong một số trường hợp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

1. Nghiên cứu về chế tài phạt vi phạm trong thương mại cho thấy đây là quy định hết sức quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ hợp đồng. Chế tài phạt vi phạm trong hợp đồng trong thương mại là một loại chế tài thương mại được các chủ thể thỏa thuận nhằm xử lý, ngăn chặn, cảnh báo sớm hành vi vi phạm hợp đồng. Bên vi phạm sẽ phải trả một khoản tiền theo thỏa thuận cho bên bị vi phạm khi bị áp dụng chế tài này. Phạt vi phạm mang những bản chất, đặc điểm của một loại chế tài dân sự nói chúng và cũng có những đặc điểm riêng của nó. Quy định về chế tài phạt vi phạm có ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ hợp đồng giữa các bên. Khi có tồn tại thỏa thuận phạt vi phạm sẽ tạo một biện pháp tương đối thuận lợi, nhanh chóng để xử lý vi phạm trong quan hệ thương mại.

2. Nghiên cứu pháp luật của các quốc gia trên thế giới và các điều ước quốc tế cho thấy chế tài phạt vi phạm cho thấy những góc nhìn mới trong quy định của các quốc gia. Có sự khác biệt rõ rệt trong việc nhìn nhận chế tài phạt vi phạm giữa các quốc gia theo hệ thống pháp luật Thông luật và Dân luật. Trong Thông luật chế tài phạt vi phạm không được thừa nhận, thay vào đó những điều khoản ấn định một khoản tiền phải trả do có hành vi vi phạm hợp đồng chỉ được xem là mang chức năng đền bù những tổn thất thiệt hại gây ra tương tự như chế tài bồi thường thiệt hại. Đối với các quốc gia Dân luật chế tài phạt vi phạm được thừa nhận và đi kèm với đó là những quy định về quyền điều tiết của các cơ quan tài phán đối với những thỏa thuận

31

phạt vi phạm. Quy định này trong Dân luật mang nhiều điểm giống và điểm khác khi so sánh với pháp luật Việt Nam. Những điểm khác biệt tiêu biểu có thể kể đến như việc quy định giới hạn mức phạt vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng, quyền điều tiết của các cơ quan tài phán. Việc nghiên cứu pháp luật Việt Nam về chế tài phạt vi phạm cũng như nghiên cứu, học tập những quy định của pháp luật quốc tế sẽ là tiền đề để mở rộng vấn đề nghiên cứu tại Chương 2 của khóa luận này.

32

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT, MỘT SỐ VƯỚNG MẮC VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN

Quy định về chế tài phạt vi phạm trong LTM năm 2005 đã trải qua hơn 15 năm áp dụng vào thực tiễn. Tuy nhiên, một số vấn đề pháp lý liên quan chưa được quy định rõ ràng và có nhiều điểm bất cập. Việc tồn tại những bất cập trong quy định sẽ làm phát sinh những vướng mắc, bất cập trên thực tế gây khó khăn, lúng túng cho các bên trong quan hệ hợp đồng cũng như các cơ quan tài phán, xuất hiện nhiều quan điểm khác nhau làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các chủ thể liên quan.

2.1. Thực trạng áp dụng pháp luật và một số vướng mắc về chế tài phạt vi phạm phạm

2.1.1. Trong việc áp dụng quy định về mức phạt vi phạm và căn cứ để xác định giá trị phần phạt vi phạm giá trị phần phạt vi phạm

Phạt vi phạm là một dạng chế tài vật chất, bên vi phạm phải trả cho bên bị vi phạm một khoản tiền nếu có hành vi vi phạm nghĩa vụ như đã thỏa thuận trong hợp đồng. Theo quy định của LTM năm 2005, khoản tiền phải trả của bên vi phạm được xác định thông qua thỏa thuận giữa các bên và bị pháp luật giới hạn bởi một mức tỷ lệ trần. Điều 301 LTM năm 2005 quy định: “Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp

đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm”.

Theo quy định về mức phạt vi phạm, con số tỷ lệ giới hạn 8% của mức phạt đã gây ra rất nhiều sự tranh cãi và vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật. Những vấn đề cần phân tích xung quanh mức phạt vi phạm theo quy định của pháp luật thương mại có thể được trình bày thơng qua những điểm chính như sau:

Thứ nhất, cơ sở khoa học và thực tiễn của việc quy định mức phạt vi phạm giới hạn 8% theo quy định. Việc quy định về giới hạn mức phạt vi phạm trong pháp luật

thương mại Việt Nam đã được hình thành từ cuối những năm 80 của thế kỷ trước tại Pháp lệnh về Hợp đồng kinh tế năm 1989. Đến khi LTM năm 1997 được ban hành, quy định về mức phạt vi phạm 8% được ra đời và duy trì cho đến LTM năm 2005 hiện hành. Lý do tại sao lại quy định mức giới hạn phạt vi phạm và tại sao lại có con số 8% khơng được các nhà làm luật thể hiện một cách rõ ràng thông qua bất cứ văn bản nào. Do đó vấn đề này đặt ra rất nhiều câu hỏi cho các học giả, nhà nghiên cứu pháp luật.

33

Về cơ sở khoa học pháp lý, tại phiên họp thứ 29 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XI tháng 5 năm 2005 bàn về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo LTM (sửa đổi) trình Quốc hội thơng qua có nêu ra quan điểm: “Chế tài phạt vi phạm trong

hoạt động thương mại được xây dựng trên quan điểm nhằm mục đích răn đe, tăng cường trách nhiệm của các bên trong thực hiện hợp đồng, không nhằm bù trừ chi phí phát sinh do hành vi vi phạm hợp đồng của bên bị vi phạm mà trong trường hợp này bên vi phạm phải trả bồi thường cho những tổn thất do mình gây ra”75. Theo tác giả, có thể hiểu quan điểm trên rằng chế tài phạt vi phạm được đặt ra như một “phép bổ

trợ” độc lập không thể thay thế cho vấn đề bồi thường thiệt hại. Việc đặt ra mức phạt

vi phạm suy cho cùng mục đích chính vẫn là đảm bảo cho việc hợp đồng được thực hiện đúng như thỏa thuận, còn đối với các tổn thất do hành vi vi phạm gây ra sẽ được bù đắp, giải quyết thông qua chế tài buộc bồi thường thiệt hại trong LTM. Quan điểm này chưa thật sự rõ ràng và thỏa đáng cho câu hỏi đang được đặt ra. Bản chất của pháp luật bao gồm hai tính chất cơ bản đó là tính giai cấp và tính xã hội76. Pháp luật một mặt mang ý chí của giai cấp thống trị, mặt khác nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội theo một trật tự nhất định77. Việc quy định mức phạt vi phạm bằng một con số cụ thể phần nào đáp ứng được tính chất giai cấp của pháp luật, đặt các thỏa thuận trong một khn khổ nhất định. Tuy nhiên, tính xã hội của pháp luật lại được đề cập trên phương diện là sự tác động của các yếu tố xã hội đến xu hướng pháp triển và hình thành những đặc điểm cơ bản của pháp luật trong đó có sự tác động của yếu tố về kinh tế. Trong mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế, pháp luật vừa mang tính độc lập vừa phụ thuộc vào kinh tế78. Xét về mặt tác động của kinh tế đối với quy định về mức phạt 8% đối với thỏa thuận phạt vi phạm mặc dù chưa được công bố một cách rõ ràng về cơ sở của nó, tuy nhiên theo tác giả dựa vào bản chất của pháp luật, có lẽ con số 8% phải xuất phát từ một nghiên cứu thực tiễn nào đó của các nhà kinh tế học, việc đúc kết được thơng qua những số liệu phân tích cũng như xu hướng của nền kinh tế, con số 8% ra đời và các nhà làm luật cho là phù hợp. Điều này là phương án theo tác giả được cho là có cơ sở khi nhắc đến vấn đề mức phạt được ấn định. Tuy nhiên để có thể xác định một cách rõ ràng hơn cần có một sự cơng bố xác đáng hơn đến từ phía các chuyên gia nghiên cứu, các nhà làm luật. Về mặt thực tiễn áp dụng pháp luật, việc quy định không quá 8% phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm là dựa trên cơ

Một phần của tài liệu CHẾ TÀI PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM KHÓA LUẬN ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)