53
quyết định của mình. Theo quan điểm của tác giả đã trình bày, hướng giải quyết trên của Tịa án là phù hợp và cần được duy trì. Do đó, dựa vào nguồn bản án thực tế đề cập đến hướng xử lý của Tòa án trong các trường hợp thỏa thuận mức phạt không đúng quy định, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nên cân nhắc chọn một bản án điển hình nhất, có tính phổ qt nhất để đề xuất nâng thành án lệ. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề Tịa án có quyền điều chỉnh mức phạt về mức tối đa theo quy định của pháp luật. Đây là giải pháp đầu tiên tác giả muốn đề cập đến bởi việc xây dựng án lệ nhìn ở một góc độ nào đó nhanh chóng và ít tốn kém hơn việc sửa đổi, bổ sung vào các văn bản pháp luật.
Giải pháp thứ hai, trên nền tảng của văn bản quy phạm pháp luật, một nguồn
luật chủ yếu và quan trọng nhất của pháp luật Việt Nam, các nhà lập pháp cần hành động trong việc bổ sung điều khoản quy định về hướng giải quyết và quyền điều tiết của Tòa án đối với những thỏa thuận phạt vi phạm không đúng quy định. LTM năm 2005. Đây là một giải pháp mang tính khả thi cao, điều này phát huy được vai trò của Quốc hội trong cơng tác làm luật của mình. Quốc hội nên có những cân nhắc và xem xét vấn đề sửa đổi, bổ sung LTM năm 2005 nói chung và quy định bổ sung về quyền điều tiết của các cơ quan tài phán nói riêng để ban hành chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trong nhiệm kỳ mới. Tuy nhiên, đối với giải pháp này cần sự đồng thuận cao từ phía các Đại biểu Quốc hội cũng nhưng mất nhiều thời gian và chi phí cho việc sửa đổi, bổ sung pháp luật.
Những giải pháp trên được tác giả đề xuất được đặt trong trường hợp pháp luật thương mại Việt Nam vẫn duy trì mức phạt vi phạm giới hạn tối đa 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm đối với các hợp đồng trong thương mại. Tuy nhiên, như tác giả đã trình bày quan điểm tại Mục 2.2.1 của Chương này, quy định của LTM năm 2005 về mức phạt vi phạm cần được sửa đổi theo hướng đồng nhất với BLDS năm 2015 về việc cho phép các bên trong quan hệ hợp đồng tự do thỏa thuận với nhau về mức phạt mà khơng có một giới hạn nào được đặt ra. Ở một góc độ nào đó, việc quy định quyền tự do thỏa thuận vẫn mang một giới hạn nhất định. Xét trên tổng thể về mức độ vi phạm của hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng có thể nhận thấy mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận ban đầu không tương xứng với mức độ răn đe, trừng phạt đối với những hành vi vi pham. Việc này làm mất đi tính chất vốn có của mình thỏa thuận phạt vi phạm. Trong tương lai, nếu pháp luật tiếp nhận việc sửa đổi quy định về mức phạt vi phạm theo hướng cho các bên tự do thỏa thuận, cần thiết phải kèm theo quy định về việc trao quyền cho các cơ quan tài phán để tăng hoặc
54
giảm các điều khoản dự phạt thái quá hoặc không đáng kể112. Điều này tiếp thu từ các quy định của pháp luật các quốc gia theo hệ thống pháp luật Dân luật như đã trình ở Chương 1. Pháp luật các quốc gia Dân luật cho phép sự can thiệp của cơ quan tài phán. Ngoài ra, một số trường hợp đặc biệt nhằm bảo vệ bên yếu thế. Trong những trường hợp trên các cơ quan tài phán có quyền tăng hoặc giảm mức phạt một cách phù hợp. Tuy nhiên, về căn cứ để các cơ quan tài phán tăng giảm mức phạt này cần được chú ý xây dựng một hệ thống tiêu chí chung để việc tăng giảm này được thực hiện một cách thống nhất, hạn chế được sự chủ quan, ý chí của các cơ quan tài phán.
2.2.3. Một số kiến nghị khác
Sự khác biệt trong quy định của LTM năm 2005 và BLDS năm 2015 về mối quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm và chế tài bồi thường thiệt hại như đã trình bày ở Mục 2.1.3 đã gây ra nhiều sự khó khăn trong việc xác định quan hệ pháp luật để áp dụng một cách đúng đắn các quy định. Trước thực trạng khó khăn trên trong vấn đề áp dụng pháp luật, thiết nghĩ pháp luật nên có sự thống nhất trong vấn đề mối quan hệ trong việc áp dụng chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại. Điều này góp phần cho các bên trong hợp đồng và cơ quan tài phán hạn chế sự lúng túng hơn trong việc áp dụng pháp luật để thỏa thuận hoặc giải quyết các tranh chấp liên quan. Xuất phát từ quan điểm ủng hộ quy định của LTM năm 20015, tác giả đề xuất việc sửa đổi pháp luật về thương mại Việt Nam cụ thể là đối với BLDS năm 2015 theo hướng công nhận sự áp dụng đồng thời cả hai chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại tương tự như quy định tại LTM năm 2005. Như đã trình bày, pháp luật cần có sự thống nhất trong quy định, hơn nữa việc pháp luật không cho phép việc áp dụng đồng thời hai chế tài nếu khơng có thỏa thuận hiện tại khơng được thể hiện rõ rằng bởi một cơ sở nào. Do đó việc sửa đổi pháp luật theo hướng vừa nên là một vấn đề hợp lý đáng lưu tâm.
Về quy định căn cứ áp dụng chế tài phạt vi phạm, dựa trên những phân tích và quy định hiện hành, tác giả có quan điểm đề xuất quy định của pháp luật thương mại nên được hiểu và mở rộng quy định về việc thỏa thuận phạt vi phạm cũng như các điều khoản khác được xem là “trong hợp đồng” khi được thể hiện trong hợp đồng
trong suốt quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng. Bởi xuất phát từ nguyên tắc tự do thỏa thuận hợp đồng của các bên. Các bên có quyền tự do, tự nguyện thay đổi, bổ sung hợp đồng đã ký kết nhằm đảm bảo quyền lợi cao nhất cho hai bên. Việc bổ sung thỏa thuận phạt vi phạm cần được chấp nhận kể cả trong giai đoạn thực hiện hợp đồng. Bên cạnh đó theo quan điểm của mình, tác giả thiết nghĩ nên mở rộng quy định