Khoản 2 Điều 3 LTM năm 2005.

Một phần của tài liệu CHẾ TÀI PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM KHÓA LUẬN ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM (Trang 44 - 46)

39

nhận thấy một cách rõ ràng về tính khó xác định giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm trong hợp đồng dịch vụ:

“Công ty A ký hợp đồng cung ứng dịch vụ đường truyền mạng Internet với Tập đồn viễn thơng B để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Hợp đồng cung ứng dịch vụ có thời hạn là 1 năm với giá trị hợp đồng là 50.000.000 đồng. Trong đó, Tập đồn viễn thông B cam kết sẽ đảm bảo đường truyền được sử dụng liên tục không gián đoạn. Nếu trong q trình sử dụng có trường hợp mất đường truyền do hư hỏng mạng lưới thì Cơng ty viễn thơng B phải nhanh chóng khắc phục trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày được bên Cơng ty A thơng báo về việc hư hỏng đó. Hai bên cịn thỏa thuận về điều khoản phạt vi phạm liên quan đó là nếu Công ty viễn thông B vi phạm về thời hạn sửa chữa này sẽ bị phạt 8% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm. Sau đó đường truyền bị hỏng và A đã có thơng báo cho B. Tuy nhiên đến 15 ngày sau khi nhận thông báo, Cơng ty B vẫn khơng có hành động nào để khắc phục sự cố”.

Hoặc một ví dụ khác: “C ký hợp đồng chuyển nhà trọn gói với Cơng ty cung

cấp dịch vụ chuyển nhà – căn hộ D. Công ty D cam kết cung cấp dịch vụ chuyển nhà cho C với nhiệm vụ vận chuyển tất cả vật dụng, thiết bị từ nhà trọ cũ của C sang căn hộ mới với phí trọn gói bao gồm vận chuyển, lắp đặt, bảo dưỡng là 5.000.000 đồng. Trong hợp đồng các bên có thỏa thuận phạt vi phạm đối với hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng với mức phạt là 8% phần nghĩa vụ bị vi phạm. Sau đó, khi đã vận chuyển được một số thiết bị, vật dụng của B sang nhà mới, công ty D không tiếp tục thực hiện hợp đồng nữa”.

Có thể thấy, trong cả hai ví dụ trên đều là những hợp đồng về cung ứng các dịch vụ hay nói cách khác là thực hiện một công việc nhất định. Đối với những vi phạm nghĩa vụ hợp đồng trên thật khó xác định được giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm để từ đó biết được mức tiền phạt vi phạm trong các trường hợp này là bao nhiêu. Đối với cả hai ví dụ, vi phạm của các bên vi phạm được đề cập là đã không thực hiện đúng các nghĩa vụ đã thỏa thuận. Một câu hỏi đặt ra đối với ví dụ thứ nhất là việc Cơng ty B chậm thực hiện việc khắc phục sự cố sẽ quy đổi ra giá trị bao nhiêu tiền? Tương tự trong ví dụ thứ hai, lượng cơng việc mà đáng lẽ ra Công ty D phải thực hiện nếu không vi phạm sẽ tương đương với bao nhiêu tiền? Rõ ràng pháp luật hiện tại chưa có bất kỳ một quy định nào, tiêu chí nào để xác định giá trị của phần nghĩa vụ bị vi phạm trong các trường hợp này. Điều này thật sự gây khó khăn trong việc áp dụng pháp luật vào các tình huống thực tế.

40

2.1.2. Trong vấn đề can thiệp, điều tiết của cơ quan tài phán đối với thỏa thuận phạt vi phạm phạt vi phạm

Tại Việt Nam việc giải quyết các tranh chấp thương mại được tiến hành với nhiều biện pháp khác nhau như: hòa giải, thương lượng, Tịa án, Trọng tài. Trong đó biện pháp tài phán tại các cơ quan tài phán như Tòa án, Trọng tài hiện rất phổ biến. Pháp luật Việt Nam cho phép Tịa án và Trọng tài có thẩm quyền giải quyết đối với những tranh chấp liên quan đến kinh doanh thương mại theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự năm 201594 và Luật Trọng tài thương mại năm 201095. Trong thực tiễn áp dụng pháp luật, đặc biệt là đối với những tranh chấp liên quan đến yêu cầu phạt vi phạm của các đương sự, các cơ quan tài phán trong một số trường hợp thể hiện sự lúng túng trong quá trình giải quyết tranh chấp của mình. Sự lúng túng được thể hiện bởi nguyên nhân các quy định của LTM năm 2005 thật sự chưa quy định một cách triệt để những vấn đề mà cơ quan tài phán dễ gặp phải trong thực tiễn cũng như xét về góc độ so sánh với pháp luật các nước trên thế giới, các cơ quan tài phán tại Việt Nam thật sự chưa được cho phép linh động về quyền điều tiết, tác động vào mức phạt vi phạm đã thỏa thuận giữa các bên dưới góc độ quy định của pháp luật Việt Nam.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam về giới hạn mức phạt vi phạm đối với các quan hệ hợp đồng trong thương mại là “không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp

đồng bị vi phạm”. Như đã trình bày tại phần phân tích ở mục trên, do sự quy định

giới hạn của LTM năm 2005 đã gây ra những sự khó khăn trong việc thỏa thuận giữa các bên đối với vấn đề phạt vi phạm. Từ đó dẫn đến hệ quả những thỏa thuận phạt vi phạm trong hợp đồng không phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Khi tranh chấp được đưa ra giải quyết tại cơ quan tài phán, một vấn đề đặt ra cho Tòa án cũng như Trọng tài là đối với những thỏa thuận phạt vi phạm không phù hợp với quy định của pháp luật sẽ được xử lý như thế nào. Dựa vào các quy định của pháp luật cũng như bản chất của thỏa thuận phạt vi phạm, xuất hiện hai quan điểm khác nhau về vấn đề giải quyết hậu quả của các thỏa thuận phạt vi phạm không phù hợp theo quy định của pháp luật tại các cơ quan tài phán.

Quan điểm thứ nhất đề ra hướng giải quyết đối với những thỏa thuận phạt vi

phạm không phù hợp với quy định của pháp luật đó là khơng cơng nhận và tuyên bố vô hiệu hồn tồn đối với những thỏa thuận này, khơng chấp nhận yêu cầu phạt vi phạm của bên bị vi phạm. Quan điểm này xuất phát từ quy định về giao dịch dân sự

Một phần của tài liệu CHẾ TÀI PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM KHÓA LUẬN ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)