Thực trạng kinh doanh của các công ty chứng khoán gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kế toán tại các công ty chứng khoán ở việt nam , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 34 - 42)

2.1.1 Tình hình hoạt động

2.1.1.2 Thực trạng kinh doanh của các công ty chứng khoán gia

2000 – 2008.

Trên hầu hết báo cáo tài chính của các cơng ty chứng khốn thì ít nhất 70% doanh thu tạo ra lợi nhuận của các công ty xuất phát từ hoạt động tự doanh- hoạt động

đầu tư chứng khoán - trong khi đáng lẽ hoạt động mơi giới mới là hoạt động chính yếu

của cơng ty chứng khoán. Năm 2008, khi kinh tế suy thoái, thị trường chứng khoán xuống dốc, doanh thu tự doanh khơng cịn nữa thậm chí là lỗ, lúc này phí mơi giới

được coi là doanh thu chủ lực để giúp cơng ty chứng khốn hoạt động. Tuy nhiên, lúc

này lại có q nhiều cơng ty chứng khốn ra đời, thị phần bị thu hẹp, cuộc cạnh tranh về phí mơi giới, về cơng nghệ giữa các cơng ty chứng khốn ngày càng gay gắt để lơi kéo khách hàng trong khi số nhà đầu tư mới tham gia thị trường vẫn cịn dè chừng, trong những khó khăn đó làm thế nào để tồn tại. Và bài tốn này được đặt ra cho tất cả những cơng ty mới thành lập cũng như đã thành lập lâu đời.

Tổng hợp số liệu báo cáo tài chính của 18 cơng ty chứng khốn (phụ lục 01), (Nguồn: Báo cáo tài chính cơng bố từ các cơng ty chứng khốn và số liệu cơng bố trên

trang web của Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM và Sở giao dịch chứng khốn Hà Nội):

10 cơng ty thành lập trước năm 2005; 3 công ty hoạt động từ năm 2006 2 công ty hoạt động từ năm 2007 3 cơng ty hoạt động từ năm 2008

Trong đó: 14 cơng ty chứng khốn có đủ vốn để thực hiện đủ 5 nghiệp vụ kinh doanh: môi giới, tự doanh, tư vấn, bảo lãnh phát hành, lưu ký.

Theo báo cáo tài chính của 18 cơng ty chứng khốn này, từ năm 2005 đến năm 2008 thì tình hình hoạt động kinh doanh của các công ty như sau:

2.1.1.2.a Hoạt động bảo lãnh phát hành:

Bảng 2.2: Cơ cấu doanh thu bảo lãnh phát hành trong tổng doanh thu:

Năm 2005 2006 2007 2008

Doanh thu đại lý và bảo lãnh phát hành Số cơng ty

Khơng có doanh thu 1 3 3 5

Tỷ lệ dưới 5% 4 6 6 11

Tỷ lệ từ 5% đến 20% 2 4 5 2

Tỷ lệ từ 20% đến 50% 3 - - -

Tỷ lệ từ 50% trở lên - - 1 -

Tổng 10 13 15 18

Theo bảng 2.2 và phụ lục 01, năm 2007 nghiệp vụ bảo lãnh phát hành và đại lý phát hành là nghiệp vụ đem lại doanh thu phổ biến trong khoảng từ 5%-20% trong tổng doanh thu, chỉ thực hiện chủ yếu ở một số công ty đầu ngành, có thời gian hoạt động

lâu năm ra đời trước năm 2006, và chỉ tập trung vào một số cơng ty có hậu thuẫn tài chính lớn như: Chứng khoán Bảo Việt, Chứng khoán ngân hàng Ngoại thương, Chứng khốn ngân hàng nơng nghiệp, chứng khốn Sài Gịn... Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc nghiệp vụ thực hiện bảo lãnh phát hành ít được thực hiện:

• Thứ nhất, để thực hiện bảo lãnh phát hành, công ty chứng khoán phải bảo đảm giá trị bão lãnh phát hành không quá 50% vốn chủ sở hữu của mình tính đến thời điểm cuối q gần nhất tính đến ngày hợp đồng bảo lãnh phát hành được ký, và tỷ lệ vốn khả dụng trên nợ điều chỉnh trên 6% trong 3 tháng liền.

• Thứ hai, nếu việc phát hành cổ phiếu khơng thành cơng thì khả năng công ty bảo lãnh phải bỏ ra một số tiền lớn để hỗ trợ tổ chức phát hành trong trường

hợp bảo lãnh toàn bộ hay bảo lãnh 1 phần, điều này khiến vốn lưu động của công ty chứng khoán bị giảm đáng kể khiến hoạt động tự doanh, một trong

những hoạt động đem lại doanh thu nhiều nhất, bị ảnh hưởng.

• Thứ ba, phí thu được từ việc bảo lãnh phát hành khơng đáng kể, mà mục tiêu chủ yếu của việc bảo lãnh phát hành nhằm đem về thương hiệu cho công ty

chứng khốn cũng như việc được nắm bắt thơng tin về doanh nghiệp phát hành chứng khoán để thực hiện các nghiệp vụ tự doanh sau đó.

• Thứ tư, để thực hiện bảo lãnh phát hành và tư vấn bảo lãnh phát hành cần có

đội ngũ tư vấn lành nghề, thông thạo qui định thủ tục của nhà nước và của Sở

giao dịch chứng khoán, và đội ngũ này khơng phải cơng ty chứng khốn nào cũng có.

Giai đoạn 2006-2007, là giai đoạn phát triển mạnh của nghiệp vụ bảo lãnh phát hành, với hàng loạt các đợt đấu giá cổ phần và trái phiếu diển ra liên tục. Tuy nhiên

doanh thu từ nghiệp vụ này cũng chỉ chiếm trung bình 3-15% trong tổng doanh thu. Một số cơng ty có sự vượt trội như năm 2005, doanh thu bảo lãnh phát hành của cơng ty chứng khốn Bảo Việt chiếm 45% tổng doanh thu, và năm 2007 cơng ty chứng khốn Bản Việt có tỷ lệ doanh thu đại lý phát hành và bảo lãnh phát hành chiếm 65,6% trên tổng doanh thu. Nhưng ngoài những sự đột biến này, cả 2 công ty cũng đều đi

chung xu thế với các cơng ty chứng khốn khác. Năm 2008, nghiệp vụ này chỉ chiếm một phần doanh thu rất nhỏ trong tổng doanh thu - tỷ lệ dưới 5% là phổ biến. Chứng khoán Bảo Việt được coi là một trong những doanh nghiệp hoạt động mạnh đứng đầu

về nghiệp vụ bảo lãnh phát hành thì doanh thu đại lý phát hành cũng chỉ chiếm 7% trên tổng doanh thu vào năm 2008.

Giải thích cho sự biến động doanh thu bảo lãnh phát hành có thể giải thích bằng biểu đồ VN Index, năm 2006- 2007 là đỉnh cao của thị trường chứng khoán Việt Nam, với 230 mã chứng khoán niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Nhờ chính sách khuyến khích cổ phần hóa của nhà nước, đây cũng là giai đoạn chứng kiến việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước với quy mô vốn lớn như Tập đồn tài chính dầu khí, tập đồn Bảo Việt, Công ty Đạm phú Mỹ…đây là lý do giải thích tại sao doanh thu đại lý phát hành và bảo lãnh phát hành của các công ty

đầu ngành lại tăng cao và chiếm tỷ lệ tương đối như vậy.

Bước vào giai đoạn suy thoái, nguồn vốn chảy vào chứng khoán cạn dần, nhà

đầu tư khơng cịn mặn mà với các doanh nghiệp IPO nữa. Hàng loạt các đợt đấu giá cổ

phần không thành công do số lượng nhà đầu tư đăng ký không đủ theo qui định, nếu thành cơng thì giá đấu thành công cũng rất thấp chỉ cao hơn giá chào bán một chút, những điều này đã làm giảm đáng kể doanh thu bảo lãnh phát hành của các công ty

chứng khoán.

2.1.1.2.b Hoạt động tự doanh:

Bảng 2.3: Cơ cấu doanh thu tự doanh trong tổng doanh thu

Năm 2005 2006 2007 2008

Doanh thu tự doanh Số cơng ty

Khơng có doanh thu 1

Tỷ lệ dưới 10% 2 - - 1

Tỷ lệ từ 10% đến 30% - 1 2 2

Tỷ lệ từ 30% đến 70% 7 7 9 13

Tỷ lệ từ 70% trở lên 1 5 4 1

Doanh thu tự doanh là nguồn doanh thu chủ yếu của các cơng ty chứng khốn. Hoạt động tự doanh chiếm 30% đến trên 70% thậm chí có cơng ty chiếm trên 80% tổng doanh thu. Tuy nhiên, với tỷ lệ chiếm khá lớn trong tổng doanh thu, nghiệp vụ tự doanh trở thành con dao 2 lưỡi. Doanh thu tự doanh cũng biến động theo VN Index, khi thị trường lên, tự doanh đem về những khoản lợi nhuận to lớn, nhưng khi thị trường

đi xuống, nó lại thành gánh nặng chi phí cho cơng ty với các khoản lỗ từ đầu tư chứng

khoán và dự phịng. Trên 80% cơng ty chứng khoán lỗ trong năm 2008 là do nghiệp vụ tự doanh và các khoản dự phịng giảm giá chứng khốn.

2.1.1.2.c Hoạt động mơi giới:

Môi giới là nghiệp vụ không thể thiếu tại các cơng ty chứng khốn, giá trị giao dịch của thị trường ngày càng tăng, phí mơi giới chứng khốn thu được ngày càng nhiều, do đó doanh thu mơi giới của các cơng ty chứng khốn cũng tăng dần qua các năm. Với các cơng ty có nghiệp vụ môi giới mạnh, doanh thu môi giới chiếm khoảng 15% đến 40% tổng doanh thu, theo báo cáo thường niên của Sở giao dịch Chứng khoán Tp.HCM năm 2008, hơn 50% thị phần thuộc về 10 cơng ty chứng khốn hàng đầu.

Chú thích :

SBS: CTCK Sacombank, TSC: CTCPCK Thăng Long,

AGS: CTCPCK Ngân hàng nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam; HSC: CTCP Chứng khoán TP.HCM,

FPTS: CTCPCK FPT, FSC: CTCK Đệ nhất; KEVS: CTCPCK Kim Eng, DNSC: CTCK Đà Nẵng,

IBS: CTCPCK Ngân hàng Công thương; ABS: CTCK An Bình;

PVS: CTCK Dầu khí;

VDSC: CTCPCK Rồng Việt, HBBS: CK Habubank)

Bảng 2.5 – thị phần mơi giới cho nhà đầu tư nước ngồi năm 2008

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM năm 2008)

2.1.1.2.d Hoạt động kinh doanh từ vốn:

Bảng 2.6: Cơ cấu doanh thu từ vốn kinh doanh trong tổng doanh thu

Năm 2005 2006 2007 2008

Doanh thu vốn kinh doanh Số công ty

Tỷ lệ từ 10% đến 30% 4 4 6 10

Tỷ lệ từ 30% đến 50% 2 1 - 3

Tỷ lệ từ 50% trở lên 1 - 1 1

Tổng 10 13 15 18

Doanh thu chiếm tỷ trọng lớn chỉ đứng sau doanh thu tự doanh, phổ biến ở tỷ lệ 10- 30% trên tổng doanh thu là khoản doanh thu từ vốn. Doanh thu từ vốn là gì? Đó là các khoản doanh thu từ việc gửi tiết kiệm, cho ứng trước, nghiệp vụ Repo chứng khốn OTC tại các cơng ty chứng khoán, và các nghiệp vụ này dường như tỷ lệ thuận với phí mơi giới, doanh thu mơi giới càng cao thì doanh thu từ vốn càng lớn và chiếm tỷ trọng

đáng kể. Nghiệp vụ Repo được thực hiện phổ biến trong năm 2006 – 2007, và đây cũng

là nguồn cung ứng tiền vào thị trường giúp đẩy VNIndex lên đỉnh vào tháng 3 năm 2007, đồng thời nó cũng tạo ra thị trường bong bóng ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các cơng ty chứng khốn và ngân hàng khi thị trường đi vào suy thoái.

Khoản doanh thu này ít được chú ý đến vì nó khơng thuộc một trong những nghiệp vụ chính của cơng ty chứng khốn, nhưng những khoản doanh thu này đem lại lợi nhuận đáng kể. Vốn của công ty chứng khốn có thể từ nguồn vốn tự có hoặc sử

dụng số dư tiền gửi của nhà đầu tư tại cơng ty chứng khốn để thực hiện các nghiệp vụ trên. Nếu trong thời gian tới, việc bắt buộc chuyển tài khoản của nhà đầu tư sang cho ngân hàng quản lý thì cơng ty chứng khốn khơng thể tận dụng các khoản tiền này để tạo ra doanh thu từ vốn nữa, và doanh thu từ nghiệp vụ này sẽ giảm sút đáng kể.

2.1.1.2.e Hoạt động tư vấn, lưu ký:

Bảng 2.7: Cơ cấu doanh thu tư vấn trong tổng doanh thu

Năm 2005 2006 2007 2008

Doanh thu tư vấn Số công ty

Khơng có doanh thu 1 -

Tỷ lệ dưới 3% 4 10 13 15

Tỷ lệ từ 10% đến 20% 1 - 1 1

Tỷ lệ từ 20% trở lên 1 - - -

Tổng 10 13 15 18

Doanh thu tư vấn, lưu ký, quản lý danh mục đầu tư chiếm tỷ lệ không đáng kể phổ biến ở mức dưới 3% trong tổng doanh thu, nghiệp vụ tư vấn chưa được khai thác

để hỗ trợ cho nhà đầu tư. Đa phần các công ty chứng khốn thơng qua nhân viên mơi

giới tư vấn miễn phí cho nhà đầu tư mua bán chứng khốn trên sàn niêm yết lẫn OTC

để từ đó thu hút khách hàng giao dịch mua bán tại cơng ty mình. Sự tư vấn này chỉ

mang tính hình thức, trao đổi bằng miệng và khơng có bất kỳ ràng buộc pháp lý nào ngoại trừ đạo đức nghề nghiệp dành cho người hành nghề kinh doanh chứng khoán.

Các khoản doanh thu tư vấn lớn đem về cho mỗi cơng ty chứng khốn là đa phần các hợp đồng ký kết với các tổ chức và nghiệp vụ tư vấn chủ yếu cũng là tư vấn niêm yết, tư vấn tài chính, tư vấn M&A, … cịn tư vấn đầu tư chứng khoán lại chiếm tỷ lệ rất

nhỏ. Điều này cho thấy các cơng ty chứng khốn chưa thực sự phát huy được vai trị của mình trong lĩnh vực tư vấn đầu tư chứng khoán cho nhà đầu tư, trong khi điều này phải là thế mạnh của cơng ty chứng khốn. Đội ngũ nhân viên phân tích chứng khốn tốt, đưa ra các dự báo kịp thời giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định nhanh chóng giảm

thiểu rủi ro, là một trong những tiêu chí đánh giá để nhà đầu tư quyết định trở thành

khách hàng của cơng ty hay khơng.

Tóm lại, hoạt động của các cơng ty chứng khốn chủ yếu tập trung vào 4 mảng lớn: môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành và kinh doanh vốn. Đây là các hoạt động đem lại doanh thu chủ yếu cho cơng ty, ý thức được tính bấp bênh của thị trường chứng

khoán Việt Nam, từ năm 2008 đến nay, các cơng ty chứng khốn đã tập trung nhiều vào mảng mơi giới, thơng qua các hình thức khuyến mãi, ưu đãi cho nhà đầu tư mở tài khoản, tăng cường cơng nghệ nâng cao trình độ của đội ngũ nhân viên, triển khai các dịch vụ giao dịch trực tuyến giúp tăng doanh thu môi giới lên đáng kể. Thị phần môi giới đã bắt đầu sẻ chia cho các cơng ty chứng khốn nhỏ, 50% thị phần thuộc về các

cơng ty chứng khốn top đầu, 50% thị phần cịn lại do các cơng ty chứng khốn vừa và nhỏ nắm giữ. Cuộc chạy đua giữ thị phần giữa các công ty ngày càng gay gắt, và sự lôi kéo khách hàng lớn giữa các công ty chứng khốn là điều khơng tránh khỏi, đó là qui luật của thị trường và là bài toán nan giải cho mỗi công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kế toán tại các công ty chứng khoán ở việt nam , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 34 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)