3.2 Giải pháp cụ thể:
3.2.1.2 Xây dựng chiến lược tài chính trong ngắn hạn và dài hạn
Dựa trên sự đánh giá tổng quát cũng như từng khía cạnh cụ thể các nhân tố tài chính có ảnh hưởng quan trọng tới sự tồn tại của doanh nghiệp, xây dựng chiến lược tham gia vào thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường chứng khoán; xác định chiến lược tài chính cho các chương trình. Đánh giá, dự đốn có hiệu quả các phương án đầu tư để đề xuất phương án thực hiện.
Theo dõi chặt chẽ các hoạt động liên doanh liên kết, phát hiện âm mưu thơn tính
doanh nghiệp của các đối tác cạnh tranh; đề xuất phương án chia tách hay sáp nhập 3.2.1.3 Xây dựng cơ chế quản lý tài chính tập trung và tự chủ:
Thiết lập qui chế quản lý vốn: xác định hạn mức được quyền duyệt chi cho từng cấp quản lý. Nhằm giảm bớt áp lực cho người quản lý đồng thời qui định trách nhiệm của các cấp quản lý bên dưới với nguồn vốn của công ty:
Cho phép các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc được tự chủ về tài chính và báo cáo
định kỳ về Hội sở.
3.2.1.4 Cho phép các khối trực tiếp kinh doanh được tự chủ trong nguồn
vốn được cấp:
- Với hoạt động tự doanh:
Cấp vốn cho bộ phận tự doanh tự đầu tư, giới hạn vốn và quy mô đầu tư bộ phận này được quyền tự quyết định.
Phân tích hoạch định rủi ro định kỳ: nhằm xác định mức rủi ro có thể chịu được của danh mục đầu tư để có những biện pháp can thiệp kịp thời.
- Với hoạt động của bộ phận môi giới giao dịch:
Cho phép bộ phận môi giới giao dịch được sử dụng hạn mức vốn được cấp để thực hiện các nghiệp vụ ứng trước, bảo chứng.
Thực thi nghiệp vụ bảo chứng cho phép khách hàng thiếu tiền ngày T đến T+3 phải bảo đảm được tài sản bảo chứng đủ khả năng chi trả trong trường hợp thị trường có diễn biến xấu.
Đưa ra các tình huống và các biện pháp dự phịng để can thiệp đối với tài sản bảo
chứng khi giá trị bảo đảm của tài sản sụt giảm.
3.2.1.5 Tìm kiếm nguồn vốn bên ngồi:
Chủ động tiếp cận và tìm kiếm nguồn vốn đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tài chính và phải coi chi phí đầu tư về vốn là một phần của hiệu quả đầu tư và kinh
doanh. Các chuẩn mực về quản trị doanh nghiệp cần được chú trọng để đảm bảo chi
phí đầu tư vốn hiệu quả và an tồn
3.2.1.6 Nâng cao năng lực của bộ máy quản lý tài chính trong cơng ty:
Nâng cao năng lực của bộ máy quản lý tài chính trong doanh nghiệp. Xây dựng
đội ngũ chuyên gia quản lý tài chính có năng lực, trình độ chun mơn, đáp ứng u
cầu của các hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống thông tin quản lý tài chính hiệu quả để có thể quản lý được quá trình cạnh tranh ngày một cao, thu chi cũng ngày một lớn.
Nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ln có những biến động nhất
định trong từng thời kỳ. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng của quản lý tài
chính là xem xét, lựa chọn cơ cấu vốn sử dụng sao cho tiết kiệm, hiệu quả nhất:
- Quản lý tài chính trong doanh nghiệp phải tiến hành phân tích và đưa ra một cơ cấu huy động nguồn vốn tối ưu cho doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
- Quản lý tài chính phải thiết lập một chính sách phân chia lợi nhuận một cách hợp lý, vừa bảo vệ được quyền lợi của chủ doanh nghiệp và các cổ đông, vừa đảm bảo
phân phối này là nguồn quan trọng cho phép công ty mở rộng kinh doanh hoặc đầu tư vào những cổ phiếu tiềm năng, tạo điều kiện cho cơng ty có mức độ tăng trưởng cao và bền vững.
- Quản lý tài chính trong doanh nghiệp cịn có nhiệm vụ kiểm soát việc sử dụng cả các tài sản trong doanh nghiệp, tránh tình trạng sử dụng lãng phí, sai mục đích.
3.2.2 Giải pháp hồn thiện các bộ phận cấu thành hệ thống kế tốn:
Nhìn chung, các cơng ty chứng khốn đã xây dựng cho mình hệ thống tổ chức cơng tác kế tốn khá ổn định và hiệu quả. Tuy còn nhiều điểm bất cập, và khơng thuận lợi trong q trình xây dựng và hồn thiện bộ máy kế toán, nhưng các nhà quản lý và người điều hành công ty đã xác định được tầm quan trọng và tính tích cực trong việc
xây dựng tổ chức cơng tác kế tốn. Hướng đến sự phát triển hồn thiện của cơng ty
chứng khốn theo kịp hứơng phát triển của thị trường, tổ chức cơng tác cần có một số
điểm cần điều chỉnh:
3.2.2.1 Lưu trữ chứng từ;
Với công nghệ thông tin ngày càng hiện đại, công ty chứng khốn có thể hướng
đến việc đề xuất lưu trữ chứng từ điện tử, nhằm giảm bớt không gian lưu trữ, và cũng
tạo thuận lợi dễ dàng trong việc tìm kiếm. Khi thực hiện lưu trữ chứng từ cần xác định rõ những loại chứng từ nào có thể lưu trữ theo dạng kỹ thuật số, những loại giấy tờ nào vẫn phải lưu trữ theo dạng vật chất và thời gian lưu trữ ra sao. Tuổi thọ của thiết bị lưu trữ và tính an tồn của dữ liệu khi lưu trữ theo dạng kỹ thuật số cũng là vấn đề phải quan tâm
3.2.2.2 Hoàn chỉnh một số nội dung và phương pháp kế tốn:
Thơng tư 95 đã có nhiều đổi mới, theo kịp hơn với chế độ kế toán hiện hành và sự phát triển của thị trường, tuy nhiên vẫn còn 1 số điểm chưa phù hợp, tác giả xin đề cập
3.2.2.2.a Thanh toán bù trừ:
Tài khoản 321 – thanh toán bù trừ giao dịch chứng khốn là tài khoản khơng có số dư cuối kỳ, nhưng theo thông tư 95/2008/TT-BTC hướng dẫn hạch toán nghiệp vụ thanh toán bù trừ, áp theo tình hình thực tế thì tài khoản 321 vẫn ln tồn tại số dư.
Qui trình thanh tốn mua bán bù trừ với trung tâm lưu ký trên thực tế đang thực hiện như sau:
• Qui trình thanh tốn T – T+3
Giao dịch mua Chứng khoán Giao dịch bán chứng khoán
Ngày T : ngày giao dịch mua/bán chứng khoán
Bước 1: Sở giao dịch xác nhận giao dịch thành công
Bước 2: Cơng ty chứng khốn cắt tiền của nhà đầu tư về tài khoản của cơng ty chứng khốn
Bước 1: Sở giao dịch xác nhận giao dịch thành công
Bước 2: Cơng ty chứng khốn phong tỏa chứng khốn giao dịch chứng khoán
để chuẩn bị 3 ngày sau thanh toán.
Ngày T + 3 ngày làm việc: Chuyển tiền thanh tốn bù trừ
Bước 1: Trước 9h, cơng ty chứng khoán phải chuyển tiền vào tài khoản thanh toán bù trừ tại ngân hàng chỉ định thanh toán để sẵn sàng thực hiện giao dịch bù trừ mua bán chứng khoán.
Bước 2: TTLKCK tự động cắt tiền của
cơng ty chứng khốn mở tại ngân hàng chỉ định thanh toán để thực hiện bù trừ thanh toán giữa các thành viên.
Bước 3: Cơng ty chứng khốn ghi nhận tăng chứng khoán vào tài khoản giao dịch của nhà đầu tư.
Bước 1: cơng ty chứng khốn ghi nhận chứng khoán xuất khỏi tài khoản giao dịch của nhà đầu tư
Bước 2: TTLK chuyển tiền bán chứng khoán về tài khoản thanh toán bù trừ tại ngân hàng chỉ định của cơng ty chứng
khốn.
Bước 3: cơng ty chứng khốn ghi nhận tiền bán chứng khoán vào tài khoản của nhà đầu tư
Qui trình giao dịch T + 1, T+2: thực hiện đối với các giao dịch thỏa thuận và trái
phiếu cũng tương tự như qui trình T – T+3, nhưng thời gian rút ngắn lại còn 1-2 ngày làm việc.
Theo thông tư 95/2008/TT-BTC hướng dẫn, nếu chỉ xét đối với giao dịch mua chứng khoán của nhà đầu tư, áp dụng với việc tiền gửi của nhà đầu tư đang do ngân
hàng liên kết với cơng ty chứng khốn quản lý, phương pháp hạch toán sẽ như sau:
Tại ngày T:
Nợ tài khoản 118 – tiền gửi thanh tốn bù trừ giao dịch chứng khốn. Có tài khoản 321 – thanh toán bù trừ giao dịch chứng khoán.
Đến ngày T+3:
Nợ tài khoản 321 – thanh tốn bù trừ giao dịch chứng khốn
Có tài khoản 118 – tiền gửi thanh toán bù trừ giao dịch chứng khoán.
Đồng thời ghi Nợ tài khoản: 0121 – chứng khoán giao dịch (ghi theo mệnh giá của
chứng khoán)
Như vậy, với 3 ngày làm việc, tiền gửi thanh toán bù trừ mới được chuyển đi, nếu chốt số liệu trong khoảng 3 ngày làm việc này thì tài khoản 321 sẽ ln có số dư. Do giao dịch chứng khoán diễn ra liên tục hàng ngày nên số dư tài khoản 321 theo cách hạch tốn này là ln ln có.
Với những tài khoản đang do cơng ty chứng khốn quản lý tiền gửi của nhà đầu tư, các cơng ty chứng khốn đang hạch toán như sau:
Ngày T:
Nợ TK 3258 – Phải trả tổ chức, cá nhân khác hoặc TK 324 – nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn (đối với các công ty sử dụng TK 324 để quản lý tiền gửi của nhà đầu tư)
Ngày T+3:
Bút toán 1: chuyển tiền đi thanh toán bù trừ
Nợ TK 118 – tiền gửi thanh toán bù trừ giao dịch chứng khốn Có TK 1123 – tiền ký quỹ của nhà đầu tư
Bút toán 2:
Nợ tài khoản 321 – thanh toán bù trừ giao dịch chứng khốn
Có tài khoản 118 – tiền gửi thanh toán bù trừ giao dịch chứng khoán
Để đảm bảo với tình hình thanh tốn bù trừ đang diễn ra thực tế, và để thống
nhất cách sử dụng tài khoản ghi nhận tiền gửi của nhà đầu tư đối với các cơng ty chứng khốn vẫn giữ tiền của nhà đầu tư thông qua tài khoản tổng mở tại ngân hàng, tác giả
đề nghị cách hạch toán như sau:
- Thống nhất sử dụng tài khoản 1123 – tiền gửi về giao dịch chứng khoán của nhà
đầu tư và tài khoản 3258 – phải trả tổ chức, cá nhân khác để theo dõi tiền gửi
của nhà đầu tư, tài khoản này được mở chi tiết đến từng nhà đầu tư. - Phương pháp hạch toán
Ngày hạch toán
Ngân hàng theo dõi tiền gửi của nhà đầu tư
Cơng ty chứng khốn giữ tiền của nhà đầu tư thông qua tài
khoản tổng.
Ngày T Nợ TK 1123 - tiền ký quỹ của nhà đầu tư
Có TK 324 – nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn
Nợ TK 3258 - phải trả tổ chức, cá nhân khác (chi tiết theo từng nhà
đầu tư)
Có TK 324 – nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn
Ngày T+3 Bước 1: chuyển tiền đi thanh toán bù trừ
Nợ TK 118 – tiền gửi thanh toán bù trừ giao dịch chứng khốn Có 1123 - tiền ký quỹ của nhà đầu tư
Bước 2:
Nợ TK 324 – nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn
Có TK 118 – tiền gửi thanh toán bù trừ giao dịch chứng khoán Nợ TK 0121 – chứng khoán giao dịch
Với nghiệp vụ bán chứng khốn, thơng tư 95/2008/TT-BTC chỉ đề cập đến việc xuất chứng khoán khỏi tài khoản giao dịch mà bỏ qua giai đoạn chứng khoán chờ thanh toán. Trong thời gian chờ thanh toán, chứng khoán vẫn coi là thuộc sở hữu của nhà đầu tư, cho đến ngày thực hiện thanh toán bù trừ, để bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư và tiện cho việc theo dõi của cơng ty chứng khốn, cần bổ sung thêm 1 bước hạch toán tại ngày T và T+1 hoặc T+3 như sau:
Tại ngày T:
Ghi Nợ TK 0125- chứng khốn chờ thanh tốn Ghi Có TK 0121 – chứng khoán giao dịch
Đến ngày T+1, T+3:
Ghi Có TK 0125- chứng khốn chờ thanh tốn.
3.2.2.2.b Ghi nhận giá vốn của chứng khoán đầu tư dài hạn
- Trình bày giá trị chứng khốn đầu tư dài hạn:
Theo thông tư 95/2008/TT-BTC, ghi nhận giá gốc của chứng khoán được thực hiện theo 2 cách:
Nguyên tắc giá gốc: khi lập và trình bày trên báo cáo tài chính nếu có sự sụt
giảm giá trị chứng khốn so với ban đầu thì sẽ lập dự phịng (sử dụng tài khoản 229)
Nguyên tắc giá trị hợp lý: ghi nhận chênh lệch giữa giá trị ghi sổ với giá trị
hợp lý ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu.
Theo nguyên tắc giá trị hợp lý thì việc ghi nhận chênh lệch giữa giá trị ghi sổ với giá trị hợp lý ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu. Theo cách hiểu này là sẽ điều
chỉnh giá vốn của chứng khoán đầu tư dài hạn trực tiếp trên báo cáo tài chính mà khơng thơng qua hạch tốn Nợ/có tài khoản đối ứng. Câu hỏi được đặt ra là nếu ghi
nhận vào Vốn chủ sở hữu sẽ ghi nhận vào khoản mục nào của Vốn chủ sở hữu trên bảng Cân đối kế toán. Nếu muốn theo dõi khoản ghi nhận chênh lệch này sẽ theo dõi ở khoản mục nào?
Tác giả đề xuất sử dụng tài khoản 412 – chênh lệch đánh giá lại tài sản để ghi nhận chênh lệch giữa giá trị hợp lý với giá gốc của chứng khốn đầu tư dài hạn. Vì 3 lý do sau:
- Số dư Tài khoản 412 – chênh lệch đánh giá lại tài sản, được trình bày trên khoản mục Vốn chủ sở hữu, thỏa mãn điều kiện ghi nhận giảm giá trị trực tiếp vào vốn chủ sở hữu
- Chứng khoán đầu tư dài hạn được coi là tài sản của công ty nên việc sử dụng tài khoản 412 là hợp lý
- Thơng qua tài khoản 412 có thể theo dõi, đánh giá diễn biến của các khoản đầu tư dài hạn qua các kỳ báo cáo.
Phương pháp hạch toán như sau:
Cuối kỳ đánh giá số chứng khoán được phân loại thuộc nhóm chứng khốn sẵn sàng để bán theo giá trị hợp lý:
- Nếu giá chứng khoán tăng ghi: Nợ TK 224 – Đầu tư chứng khốn dài hạn
Có TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản. - Nếu giá chứng khoán giảm:
Nợ TK 412 – chênh lệch đánh giá lại tài sản Có TK 224 – đầu tư chứng khốn dài hạn
- Nhận cổ tức chứng khoán dài hạn bằng cổ phiếu:
Thơng tư 95/2008/TT-BTC hướng dẫn hạch tốn ghi nhận cổ tức nhận bằng cổ phiếu như sau:
Nợ TK 224 – chứng khốn đầu tư dài hạn Có TK 511 – doanh thu.
Tuy nhiên, từ thời gian nhận được thông báo của tổ chức phát hành thông qua trung tâm lưu ký đến thời gian cổ phiếu về tài khoản của cơng ty chứng khốn thường kéo dài rất lâu, mà giá chứng khoán đã được điều chỉnh thay đổi tại thời điểm chốt
quyền. Cách ghi nhận doanh thu tại thời điểm chốt danh sách hưởng quyền nên hạch
toán như sau:
Tại ngày chốt danh sách hưởng quyền nhận cổ tức bằng cổ phiếu: Nợ TK 138 – phải thu khác
Có TK 511 – doanh thu
Khi chứng khoán về tài khoản – trung tâm lưu ký báo Nợ tài khoản giao dịch: Nợ TK 224 – chứng khoán đầu tư dài hạn
Có TK 138 – phải thu khác Nợ TK 0121 – chứng khoán giao dịch.
Ghi nhận giá trị doanh thu nhận cổ tức bằng cổ phiếu theo giá trị hợp lý của cổ phiếu, nhưng định nghĩa như thế nào về giá trị hợp lý lại không có. Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có 1 qui định nào qui định rõ về giá trị hợp lý. Trong trường hợp này, giá trị hợp lý được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau:
o Giá trị hợp lý của cổ tức nhận bằng cổ phiếu là mệnh giá của cổ phiếu đó, vì thực tế chỉ nhận được thêm số cổ phiếu với giá trị bằng mệnh giá của chính nó
o Giá trị hợp lý là giá trị sổ sách của cổ phiếu vì để xác định giá trị của 1 cổ phiếu, phương án thông thường nhất là căn cứ theo báo cáo tài chính của cơng ty để tính ra giá trị hiện thời của cổ phiếu
o Giá trị hợp lý là giá cổ phiếu đang được giao dịch trên thị trường, giá mà người mua chấp nhận bỏ ra để nắm giữ được cổ phiếu.