Nhược điểm, hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kế toán tại các công ty chứng khoán ở việt nam , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 67 - 72)

2.4 Đánh giá tình hình tổ chức công tác kế toán tại công ty chứng

2.4.2 Nhược điểm, hạn chế và nguyên nhân

- Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ, phục vụ cho công tác kế tốn cơng ty chứng

khốn cịn rất hạn chế. Người làm cơng tác kế tốn tại cơng ty chứng khoán chủ yếu học hỏi kinh nghiệm của ngừơi đi trước và ở các công ty chứng khoán khác.

- Nhiều sản phẩm, nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán ra đời: giao dịch ký quỹ,

mua bán có kỳ hạn chứng khốn, cho vay chứng khốn, bán khống…nhưng qui định của pháp luật chưa theo kịp, buộc các cơng ty chứng khốn phải tự mày mị phương pháp hạch toán và ghi nhận. Điều này khiến việc so sánh báo cáo tài chính giữa các

cơng ty trở lên khó khăn.

- Qui trình thanh tốn thơng thường kéo dài đến 3 ngày làm việc (từ ngày T đến

T+3), khiến chứng khoán và tiền gửi bị phong tỏa trong 3 ngày, làm cản trở tính thanh khoản của chứng khoán trên thị trường và gây nhiều áp lực với người bán/ người mua khi thị trường biến động bất ngờ.

- Thông tin đầu vào đòi hỏi phải được cập nhật thường xuyên, liên tục và độ

chính xác cao, tạo nhiều áp lực cho nhân viên xử lý số liệu.

- Xử lý thông tin kế tốn cịn nhiều hạn chế:

• Việc kết nối số liệu giữa phần mềm giao dịch với phần mềm kế toán cũng là vấn đề lớn, khi nguồn gốc của mỗi phần mềm khác nhau, các thông số khác

nhau, nên khi cần có sự hịa hợp, cần tốn nhiều thời gian và chi phí. Tại một số cơng ty, kế tốn nội bộ phải nhập lại dữ liệu của kế toán giao dịch hàng ngày, việc này khiến công việc bị tăng lên 2 lần, chưa kể phải đối chiếu số liệu và các sai sót phát sinh, tốn thêm thời gian và tiền bạc.

Hệ thống tài khoản: vì muốn hướng tới một hệ thống tài khoản kế toán

chung cho các loại hình kinh doanh, nên thơng tư 95/2008/TT-BTC đã sử dụng hệ thống tài khoản của quyết định 15/2006/QĐ-BTC thêm vào những tài khoản đặc

thù của ngành nghề chứng khoán, điều này dẫn đến việc các tài khoản kế toán của quyết định 99/2000/QĐ-BTC với thông tư 95/2008/TT-BTC tuy giống về ký hiệu nhưng lại khác hoàn toàn về nội dung hạch toán như tài khoản 353, 351. Nếu khi nhìn lại số liệu lịch sử của kế tốn từ năm 2000 – 2008, so sánh với các số liệu sau đó sẽ khiến người kiểm tra phải cố gắng nhớ việc chuyển đổi từ tài khoản nào sang tài khoản nào để có số liệu đối chiếu thích hợp.

Thông tư 95/2008/TT-BTC mặc dù ra đời sau quyết định 99/2000/QĐ-BTC, mặc dù có nhiều cải tiến hơn, nhằm hướng tới qui chuẩn chung của chế độ kế toán Việt Nam, tuy nhiên nhiều nghiệp vụ của thông tư 95/2008/TT-BTC đã bỏ qua những nghiệp vụ đang tồn tại tại cơng ty chứng khốn như: quản lý tiền gửi của nhà đầu tư tại cơng ty chứng khốn, hạch tốn thanh tốn bù trừ ngày T-T+3

khơng rõ ràng, gây khó khăn và lúng túng cho người sử dụng khi ứng dụng vào thực tế.

Ghi nhận tài khoản tiền gửi của nhà đầu tư: thông tư 95/2008/TT-

quản lý tồn bộ nên tài khoản kế tốn để theo dõi tiền gửi của nhà đầu tư khơng cịn nữa. Điều này đã gây vướng mắc cho các cơng ty vẫn cịn theo dõi tiền gửi

của nhà đầu tư thông qua tài khoản tổng mở riêng tại ngân hàng, khi người làm công tác kế tốn khơng biết phải sử dụng tài khoản nào trong hệ thống tài khoản mới để hạch toán theo dõi. Các cuộc tranh luận diễn ra và có 2 trường phái:

ƒ Tại phía Nam, các cơng ty chứng khốn sử dụng tài khoản 3258 đối

ứng với 1123 để quản lý tiền của nhà đầu tư

ƒ Tại phía Bắc, các cơng ty chứng khốn lại sử dụng tài khoản 3241 đối

ứng với 1123 để quản lý tiền của nhà đầu tư.

Sự không thống nhất này dẫn đến việc nếu lấy số liệu từ các tài khoản này để lên bảng cân đối kế toán, các chỉ tiêu này sẽ nằm ở các khoản mục hoàn tồn khác

nhau. Điều này sẽ gây khó khăn khi phân tích số liệu, chỉ tiêu so sánh giữa các cơng ty.

Phương pháp hạch tốn thanh tốn bù trừ: quyết định 99/2000/QĐ-

BTC chỉ ra rất rõ từng nghiệp vụ, từng cách hạch toán các bước thanh toán bù trừ vào các ngày T, T+1, T+2, T+3. Thông tư 95/2008/TT-BTC lại hứơng dẫn rất sơ sài và bỏ qua việc hạch toán thanh toán bù trừ ngày T và T+3.

Chưa có qui định thống nhất về việc cắt tiền mua chứng khoán đối với các tài khoản tiền của nhà đầu tư do ngân hàng quản lý. Việc cắt tiền mua chứng khoán từ tài khoản của nhà đầu tư về tài khoản của công ty để chuẩn bị thanh toán bù trừ cũng khác nhau giữa các cơng ty chứng khốn. Một số cơng ty u cầu ngân hàng đang quản lý tiền của nhà đầu tư cắt tiền ngay vào ngày khách hàng mua chứng khốn (ngày T) để

đảm bảo an tồn cho việc thanh tốn, một số cơng ty lại thực hiện việc cắt tiền này vào

ngày chuẩn bị thanh toán (ngày T+2). Sự chênh lệch này có thể gây thiệt cho nhà đầu tư hoặc cơng ty chứng khốn.

- Hệ thống thông tin đầu ra chưa phù hợp với đối tượng sử dụng:

Thơng tin kế tốn cung cấp cho khách hàng chưa thống nhất giữa các công ty chứng khốn, mỗi cơng ty tự đưa ra mẫu biểu riêng. Báo cáo cung cấp cho khách hàng còn mang nặng ngôn ngữ chuyên ngành, khiến cho người sử dụng khơng thoải mái và khó hiểu khi đọc báo cáo.

Ngồi các báo cáo tài chính định kỳ, các cơng ty chứng khốn cịn phải làm rất nhiều báo cáo theo qui định riêng như: báo cáo tình hình hoạt động hàng tháng, hàng năm theo quyết định 27/UBCK-QĐ. Báo cáo tình hình tài sản Nợ/Có, báo cáo giao

dịch, báo cáo đóng mở tài khoản....Nhiều báo cáo chồng chéo, địi hỏi các số liệu chỉ tiêu đã có ở các báo cáo khác gây tốn chi phí, thời gian và công sức trong việc xây

dựng các báo cáo này.

- Hệ thống Kiểm soát nội bộ

Hệ thống kiểm sốt nội bộ tại cơng ty chứng khốn cịn một số vấn đề chưa

hoàn thiện, chỉ mang tính hình thức chưa phát huy được vai trị trong việc kiểm sốt an tồn tài chính và tài sản cho cơng ty, chưa kiểm sốt được những rủi ro có thể xảy ra trong cơng tác kế tốn. Các qui trình quản lý lập ra chỉ mang tính đối phó, khơng được xem xét lại hàng năm trong khi những qui định qui chế hoạt động của công ty chứng

khốn liên tục được cải tiến và hồn thiện.

Kết luận chương 2

Thị trường chứng khoán Việt nam là thị trường mới mở, còn khá non trẻ so với những thị trường đã phát triển trên thế giới, song thị trường chứng khốn Việt Nam đã có những bước tiến và thành tựu đáng kể và vẫn còn đang trong bước đường học hỏi

Tổ chức kế tốn tại các cơng ty chứng khốn được vận hành khá tốt, theo đúng các qui định của pháp luật. Chủ trương chính sách của nhà nước tạo những thuận lợi nhất định cho cơng ty chứng khốn hoạt động và đã đạt được những thành quả nhất định. Bên cạnh đó những khó khăn, vướng mắc trong việc tổ chức hoạt động của cơng

ty chứng khốn cũng như việc xây dựng 1 tổ chức kế tốn hồn thiện vẫn còn. Hướng tới xây dựng tổ chức kế tốn hồn chỉnh, phù hợp với yêu cầu phát triển chung của xã hội và của thị trường chứng khốn nói riêng, cần nhiều biện pháp điều chỉnh từ chế độ chính sách nhà nước đến quan điểm xây dựng của người lãnh đạo và của những người trực tiếp điều hành tổ chức kế tốn.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HỒN THIỆN TỔ CHỨC CƠNG TÁC KẾ TỐN TẠI CÁC CƠNG TY CHỨNG KHỐN Ở VIỆT NAM

3.1 Quan điểm và mục tiêu hoàn thiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kế toán tại các công ty chứng khoán ở việt nam , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)