Thực trạng TTCK Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán việt nam , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 33 - 43)

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ QUỸ ĐẦU TƯ

2.1 Thực trạng TTCK Việt Nam

Sau 8 năm đi vào hoạt động và phát triển, TTCK Việt Nam đã hình thành một cơ sở NĐT vững mạnh và một số thành tựu cũng như những hạn chế sau:

Về số lượng nhà đầu tư tham gia vào TTCK

Hiện TTCK Việt Nam vẫn chưa đủ độ lớn và độ mạnh như chúng ta đã đánh giá về nĩ. Theo SGDCK TPHCM, đến cuối năm 2007, đã cĩ trên 327.000 tài khoản giao dịch của NĐT được mở tại các cơng ty chứng khốn nhưng giao dịch cũng chỉ đạt

khoảng 50%. Số lượng tài khoản chứng khốn tối thiểu phải đạt mức 2% dân số tham gia thì mới tải được hết dung lượng của thị trường. Bên cạnh đĩ, bình quân lượng giao dịch mỗi ngày chỉ đạt khoảng 1.000 tỷ đồng, nếu so với tổng lượng vốn hĩa là 500.000 tỷ đồng cũng là quá nhỏ.

Với những quy định khá cởi mở như tăng tỉ lệ gĩp vốn cuả NĐTNN lên 49% tổng số CP niêm yết, lên 30% đối với NHTM, các NĐTNN đã cĩ sự tham gia mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Theo Trung tâm lưu ký chứng khốn, tính đến 03.11.2008 đã cĩ tổng cộng 12.535 tài khoản giao dịch NĐTNN (11.677 tài khoản cá nhân và 858 tài khoản tổ chức) và hiện cĩ khoảng 260 quỹ NĐTNN đầu tư vào TTCK Việt Nam với tổng giá trị danh mục đầu tư ước tính khoảng 5 tỷ USD. Riêng số tài khoản cá nhân của các NĐT Nhật chiếm hơn 70% tổng số tài khoản cá nhân của các NĐTNN.

Đáng lưu ý, trong tổng số NĐT, nếu như ở các nước, NĐT tổ chức chiếm khoảng

70%, cịn NĐT cá nhân chỉ chiếm khoảng 30%, thì trên TTCK Việt Nam các con số trên

đã ngược lại: số NĐT cá nhân chiếm 70%, các NĐT tổ chức chỉ chiếm 30%. Chính tỷ

trọng đảo ngược này cộng với nguồn vốn cịn phụ thuộc lớn từ nguồn vay ngân hàng của các NĐT cá nhân, nên tính đầu tư theo phong trào cịn khá nặng; khi giá chứng khốn xuống thường ào ào bán ra, khi giá lên lại đẩy mạnh mua vào, vừa làm cho thị trường dễ biến động mạnh mà hậu quả làm cho các NĐT nhỏ lẻ dễ bị thua lỗ nặng.

Về hàng hĩa và qui mơ trên TTCK

Đến thời điểm cuối tháng 05/2009, sàn Hà Nội đã cĩ 183 cơng ty đăng ký niêm

yết, sàn Hồ Chí Minh cĩ 181 cơng ty đăng ký niêm yết (trong đĩ cĩ 4 quỹ đại chúng). Mặc dù tăng khá so với thời điểm khi mới hoạt động cũng như một số thời điểm trước đây (cuối năm 2008 cĩ 307, cuối năm 2006 cĩ 193, cuối năm 2005 cĩ 41), nhưng nếu so

với số lượng CTCP hiện hữu ở Việt Nam thì chiếm chưa được 2%. Đĩ là một tỷ lệ rất thấp.

Theo số liệu nghiên cứu của Cty QLQĐT VFM, tổng vốn hĩa thị trường (đối với cổ phiếu) tính đến cuối Quý II năm 2008 là 245.904 tỷ VND, tương đương 14.9 tỷ USD

đối với sàn Hồ Chí Minh, đối với sàn Hà Nội thì con số này là 84.341 tỷ VND, tương đương 5.1 tỷ USD. Số vốn hĩa của cả hai sàn tính luơn trái phiếu đã xấp xỉ con số 28.6

tỷ USD, nếu so với số liệu 255 triệu USD của ngày 20/7/2005 thì đây quả là một bước nhảy vượt bậc vì chỉ trong vịng 3 năm mà số vốn hĩa thị trường đã tăng gấp 50 lần, và chiếm hơn 40% GDP, cao hơn rất nhiều so với các thời gian trước đây. Đây là một kết

quả phát triển thuộc loại khá cao đối với một số nước mà TTCK mới ra đời cách đây dăm bảy năm; vượt xa mục tiêu đề ra cho đến năm 2010. Tuy nhiên, giá trị này cịn thấp xa so với quy mơ của các thị trường trong khu vực, ở châu Á và trên thế giới (Indonesia cĩ mức vốn hĩa 79 tỷ USD, Philippines cĩ mức vốn hĩa 98 tỷ USD). Ngồi ra, khủng hoảng trong TTCK cũng đã nhanh chĩng kéo con số vốn hĩa thị trường từ 28.6 tỷ USD của Quý II năm 2008 xuống cịn cịn khoảng 13.2 tỷ USD vào đầu năm 2009, quá nhỏ bé so với số lượng 100 CTCK và 30-40 CTQLQ trên thị trường như hiện nay

Chỉ số VN-Index trong hơn 8 năm qua diễn biến theo những chu kỳ thăng trầm của TTCK, cĩ những lúc chứng khốn đạt mức 1.170,67 điểm vào ngày 12/3/2007. Đây là mức đỉnh điểm của TTCK và cũng là mức khởi đầu cho một chu kỳ điều chỉnh khá dài sau đĩ, kéo VN Index về gần sát với mức của những năm đầu tiên.

Qui mơ niêm yết thị trường Hồ Chí Minh – ngày 14/05/2009 (Nguồn: hsx.vn)

Tồn thị trường HCM

Cổ phiếu Chứng chỉ Trái phiếu Số CK niêm yết 241 159 4 78 Tỉ trọng (%) 100 65.98 1.66 32.37 KL niêm yết(ngàn CK) 4.951.469,00 4.528.493,22 252.508,99 170.466,80 Tỉ trọng(%) 100,00 91,46 5,10 3,44 GT niêm yết(triệu đồng) 64.970.517,47 45.284.932,21 2.520.555,76 17.165.029,50 Tỉ trọng (%) 100,00 69,70 3,88 26,42

Qui mơ niêm yết thị trường Hà Nội – ngày 14/05/2009 (Nguồn: hastc.org.vn)

Tồn thị trường

Hà Nội Cổ phiếu Trái phiếu Số chứng khốn niêm yết 704 183 521 Tổng khối lượng niêm yết

(ngàn chứng khốn)

4,237,073 2,591,087 1,645,986 Tổng giá trị niêm yết (triệu

đồng)

190,509.465 25,910.866 164,598.599

Bên cạnh TTCK niêm yết vẫn cịn tồn tại song song một thị trường giao dịch cổ phiếu chưa niêm yết là thị trường OTC. Con số hơn 800 DN cĩ cổ phiếu giao dịch trên thị trường này đã phần nào nĩi lên quy mơ của thị trường. Vào thời điểm thị trường sốt

nĩng (cuối năm 2006 và đầu năm 2007), thị trường niêm yết tăng nĩng kéo theo thị trường phi tập trung (OTC) tăng theo. Trừ các ngân hàng, Cơng ty ngành dầu khí... và một số Cty vừa IPO, cịn lại đa số các cơng ty đều khơng minh bạch, thậm chí nhiều cơng ty tận dụng thời điểm này để tăng vốn ồ ạt, hút vốn của dân. Nhiều NĐT mua cổ phiếu

cịn phiêu lưu rĩt vốn vào các cơng ty mới mà khơng tham khảo thơng tin đầy đủ. Nhiều NĐT do sợ giá IPO quá cao nên đã chấp nhận mua suất của cán bộ cơng nhân viên với giá khơng tưởng. Những yếu tố rủi ro trên dẫn đến việc khi thị trường điều chỉnh, cổ

phiếu những cơng ty này dao động mạnh. Thêm vào đĩ, nhiều NĐT thu hồi vốn cắt lỗ đã bán rẻ hơn thị trường, dẫn đến hiện tượng tranh bán và giảm giá. Trong bối cảnh đĩ,

nhiều NĐT khơng dám mua, chờ giá hạ hơn nữa. Những lý do trên khiến thị trường diễn ra cảnh "chợ chiều".

Ngày 26.06.2009 vừa qua, Sở GDCK Hà Nội đã chính thức vận hành thị trường

UpCOM dành cho CP Cty đại chúng chưa niêm yết. Đây là một sự kiện quan trọng đối với tồn bộ TTCKVN khi vận hành đầy đủ hai loại thị trường thứ cấp chính thức dành cho CP Cty đại chúng, với tính minh bạch cao và chuyên nghiệp.

Về các tổ chức tham gia quản lý TTCK

Sở Giao dịch Chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh và Sở Giao dịch Chứng khốn Hà Nội

SGDCK TPHCM và SGDCK Hà Nội ra đời, đã phần nào đảm nhiệm tốt việc điều hành TTCK Việt Nam. Với cơng nghệ tin học chưa hiện đại, kinh nghiệm quản lý hệ

thống giao dịch cịn hạn chế song đến ngày 11/09/2008, Sở đã tổ chức thành cơng 1865 phiên giao dịch liên tục và an tồn (trừ một phiên bị sự cố kỹ thuật bị hủy bỏ trong năm 2008). Nếu như giá trị giao dịch một phiên năm 2004 là 79.5 tỷ đồng /phiên được coi là cĩ bước nhảy vượt bậc thì đến năm 2008 đã lên đến vài trăm tỷ đồng một phiên, thậm chí cả ngàn tỷ đồng/ phiên, và con số kỷ lục là 2.040,725 tỷ đồng/phiên vào ngày 29/10/2007

đã phần nào thể hiện được tính thanh khoản của thị trường.

Sự ổn định về thị giá chứng khốn cũng cĩ phần quan trọng của các giải pháp

quản lý cũng như giải pháp kỹ thuật mà UBCK và SGDCK HCM đã đưa ra, cụ thể là

trong giai đoạn khĩ khăn của TTCK vào đầu năm 2008, khi VN-Index liên tục tục trượt dốc xuống dưới 500 điểm, Chính phủ và UBCKNN đã quyết định can thiệp bình ổn thị trường bằng cách yêu cầu Tổng cơng ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) mua vào một lượng lớn chứng khốn để vực thị trường dậy, sau đĩ điều chỉnh giảm biên độ

giao dịch chứng khốn để ngăn chặn đà sụt giảm của VN-Index…Những nổ lực đĩ tuy cĩ tác dụng ổn định tâm lý NĐT, bình ổn thị trường ngay khi áp dụng, nhưng mặt khác, sự can thiệp đĩ lại gây lo ngại cho NĐT, đặc biệt là NĐTNN. Bên cạnh đĩ, sự can thiệp này lại mang tính chất “mệnh lệnh”, và chỉ cĩ tác động về mặt tâm lý, “đánh lừa” NĐT, và đơi khi cịn bĩp méo sự vận hành của thị trường.

Ngồi ra, SGDCK Hà Nội đã đưa hệ thống đấu giá cổ phần các DNNN cổ phần

hĩa cũng như các DN cĩ vốn đầu tư nước ngồi chuyển đổi thành CTCP vào hoạt động. Theo thơng tin của SGDCK Hà Nội, chỉ tính trong năm 2007, SGDCK Hà Nội đã tổ

chức đấu thầu cho 53 DN đạt kết quả tốt, thu hút 59.808 NĐT trong nước và nước ngồi tham gia, đây là con số rất lớn so với số lượng 4.085 NĐT tham gia đấu thầu vào năm 2004. Trong đĩ, nhiều cuộc đấu giá cĩ số lượng cổ phần chào bán rất lớn, cĩ nhiều điểm

đăng ký tham dự và thu hút nhiều NĐT tham gia. Điều này đã đem lại nguồn thu lớn hơn

cho các DN và nhà nước, mặt khác xĩa bỏ cơ chế cổ phần hĩa khép kín trong các DN. Cụ thể trong năm 2007, thơng qua đấu giá, DN và nhà nước đã thu được 11.993 tỷ chênh lệch so với mệnh giá (tương đương 6.628 tỷ chênh lệch so với giá khởi điểm), một con

số cực kỳ lớn.

Kết quả này đạt được là do trong năm 2007 đã cĩ một sự thay đổi lớn về mơ hình

đấu giá và từ tháng 03/2007 hoạt động đấu giá đã chính thức chuyển sang mơ hình 2 cấp.

Mơ hình 2 cấp giúp tăng được số lượng đại lý và địa điểm nhận đăng ký và địa bàn phục vụ NĐT. Hiện nay, SGDCK Hà Nội đã ký hợp đồng đại lý đấu giá với 60 CTCK. Cơng

tác tổ chức đấu giá đảm bảo tính khoa học, minh bạch và tính bảo mật phiếu tham dự đấu giá của NĐT. Phần mềm đấu giá hoạt động ổn định, triển khai dễ dàng, nhanh chĩng trên nhiều địa bàn, nhiều cuộc đấu giá và nhiều đại lý, kết quả đấu giá được xác định chính xác, nhanh chĩng, đảm bảo thực hiện tốt những cuộc đấu giá lớn.

THỐNG KÊ HOẠT ĐỘNG ĐẤU GIÁ CỐ PHẦN TẠI SGDCK HN (Nguồn: www.hastc.org.vn)

STT CHỈ TIÊU NĂM 2007 NĂM 2006 NĂM 2005

1 Tổng số đợt đấu giá đã thực hiện 53 40 28 2 Tổng số cổ phần chào bán 331.134.518 258.191.736 204.523.854 3 Tổng giá trị cổ phần

bán đấu giá (triệu

đồng)

3.311.345 2.599.590 2.128.186 4 Tổng số NĐT đăng

ký tham gia đấu giá 59.808 29.633 4.085 5 Tổng số cổ phần đăng ký mua 1.207.024.357 1.160.332.422 238.686.830 6 Tổng số NĐT tham gia hợp lệ 51 29.347 4.075 Tổng số NĐT trúng giá: 17.973 5.279 2.88 Tổ chức: 371 190 137 7 Cá nhân: 17.602 5.089 2.743 8 Tổng số cổ phần trúng giá 285.299.763 213.987.456 184.058.194 9 Tổng giá trị cổ phần trúng giá (triệu đồng) 14.847.720 7.746.140 2.039.215 10 Tổng giá trị chênh lệch so với mệnh giá (triệu đồng) 11.993.569 5.588.658 329.903 11 Tổng giá trị chênh

lệch so với giá khởi điểm (triệu đồng)

6.628.471 5.205.880 274.109

Về các tổ chức kinh doanh chứng khốn, thành viên của SGDCK: Vào thời

điểm cuối năm 2006 mới chỉ cĩ vẻn vẹn 15 tới 17 CTCK được cấp phép. Tới năm

2008, con số này đã tăng với tốc độ chĩng mặt, và đã đạt đến con số 97 Cơng ty theo thống kê trên trang web của SGDCK TPHCM. Theo số liệu từ UBCK vẫn cịn đến 25 hồ sơ chờ xin thành lập CTCK mới, trong đĩ cĩ nhiều hồ sơ đã được chấp thuận

Với số lượng CTCK đơng đảo cùng hàng loạt các chi nhánh, đại lý nhận lệnh trải dài và những sản phẩm dịch vụ tiện ích đã trợ giúp khơng chỉ cho những NĐT ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh mà cịn tạo điều kiện thuận lợi cho các NĐT ở những tỉnh, thành phố khác tham gia giao dịch dễ dàng hơn.

Bên cạnh những lợi ích mà số lượng lớn CTCK mang lại, ta khơng thể khơng kể

đến những mặt trái của điều này. Đĩ là việc hàng trăm trường hợp đại diện giao dịch sàn

của các CTCK bị cảnh cáo, xử phạt vi phạm nhập lệnh, sửa lệnh. Điều này khơng chỉ các NĐT bất bình, mà cả một số CTCK cũng tỏ ra bức xúc về những “nhập nhèm” của các CTCK vi phạm. Bởi những vi phạm đĩ gây ảnh hưởng cả đến các cơng ty hoạt động

nghiêm túc.

Một thực tế năm 2007, đĩ là mặc dù cĩ một số lượng lớn CTCK nhưng những yêu cầu để cĩ được bộ máy nhân sự tốt cả về số lượng lẫn chất lượng luơn là vấn đề cấp thiết, chưa kể là các CTCK này chưa thể đáp ứng được những yêu cầu về vốn điều lệ theo quy

định mới. Sự thiếu thốn nhân sự đạt tiêu chuẩn khiến cho chất lượng dịch vụ bị giảm

thiểu đáng kể, đặc biệt là tại những thời điểm được coi là "nĩng" của thị trường. Năm

2008, tình hình kinh tế vĩ mơ nĩi chung và TTCK nĩi riêng cĩ những biến động khá lớn. TTCK chưa cĩ dấu hiệu khởi sắc, tâm lý của NĐT vẫn chưa ổn định, nguồn thu của các CTCK giảm mạnh, trong khi các khoản chi giảm khơng đáng kể. Điều đĩ khiến nhiều

CTCK đối mặt với thách thức phá sản trong ngắn hạn, ngoại trừ những cơng ty đã cĩ kế hoạch vốn từ trước, cũng như cĩ sự hậu thuẫn của các cổ đơng chiến lược, cổ đơng sáng lập mạnh. Đây là một xu hướng tích cực, vì chất lượng của TTCK sẽ được nâng cao theo quá trình sàng lọc các nhà cung cấp dịch vụ trung gian này.

Các thành viên của TTCK, ngồi các CTCK ra cịn phải kể đến 36 CTQLQ thành viên, 8 Ngân hàng lưu ký và 1 Ngân hàng chỉ định thanh tốn là Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam. Các thành viên này đều gĩp phần to lớn làm cho TTCK trở nên sơi

động, trở thành một kênh thu hút vốn hiệu quả, đảm bảo quyền lợi cho NĐT tham gia

cho thị trường và làm cho kinh doanh chứng khốn trở nên phổ biến rộng rãi hơn trong xã hội.

Tuy đã cĩ những nổ lực từ phía Chính phủ trong việc hồn thiện hành lang pháp lý cho TTCK, song chính sách pháp lý dành cho TTCK của ta vẫn cịn nhiều hạn chế. Luật Chứng khốn ra đời tạo điều kiện cho TTCK phát triển nhanh và bền vững; tăng cường khả năng huy động vốn; tạo cơ hội đầu tư cho cơng chúng nhằm tăng nhanh luồng luân chuyển vốn đầu tư. Tuy vậy, bản thân Luật vẫn cịn rất nhiều hạn chế, thậm chí mâu thuẫn với các Luật khác. Bên cạnh đĩ, các văn bản dưới Luật chưa được ban hành, gây

khơng ít khĩ khăn cho việc thực hiện. Do vậy, Luật CK vẫn chưa thật sự phát huy được hết tác dụng trong việc chi phối việc vận hành TTCK Việt Nam

Thơng tin trên Thị trường chứng khốn

Một trong những chìa khĩa để phát triển TTCK một cách lành mạnh cũng chính là làm sao phải minh bạch hĩa đến mức tối đa các thơng tin liên quan đến thị trường.

Phổ biến nhất trên thị trường hiện này là thơng tin nội gián, thơng tin bị rị rỉ trước khi ra cơng chúng, tạo đặc quyền, đặc lợi cho một số người tiếp cận được nguồn thơng

tin, và gây rủi ro thiệt hại cho những NĐT khác, làm mất đi tính bình đẳng trên TTCK. Bên cạnh đĩ, việc tiếp cận thơng tin của các DN cũng là một khĩ khăn lớn cho

NĐT. Cĩ thể thấy được sự thiếu thơng tin của các NĐT nhỏ lẻ ở các sàn chứng khốn

một cách rõ ràng nhất qua cảnh tượng một nhĩm người đang tập trung quanh một người nào đĩ để nghe thơng tin một cách rất chăm chú.. Các NĐT, đặc biệt là các NĐT nhỏ, lẻ

đang rất khĩ tiếp cận với thơng tin, cho nên họ thường đầu tư theo bạn bè hoặc theo ai đĩ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán việt nam , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 33 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)