CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN
1.2. TỔNG QUAN VỀ ASEN
1.2.5.2. Hiện trạn gô nhiễm asen tại Việt Nam
Những năm gần đây, khi trên thế giới đã phát hiện nhiều vùng nhiễm As có ảnh
hƣởng nghiêm trọng tới đời sống và sức khoẻngƣời dân thì vấn đề ô nhiễm As ở Việt
Nam cũng trở thành vấn đề thời sự.
Việt Nam vào đầu những năm 1990, vấn đề ô nhiễm asen đƣợc biết đến qua các nghiên cứu của Viện Địa chất và các Liên đoàn Địa chất về đặc điểm địa chất thủy văn
và đặc điểm phân bố asen trong tự nhiên, các dị thƣờng asen. Tại đồng bằng sông Hồng cũng nhƣ các đồng bằng châu thổ tại Đông Nam Á, nguồn ô nhiễm asen có nguồn gốc từ trầm tích tự nhiên. Ngồi ra, nguồn ơ nhiễm asen ở Việt Nam một phần
có từ chiến tranh Việt Nam, giai đoạn 1961 đến 1971 có rất nhiều hóa chất độc hại
(trong đó có chất asen) đã đƣợc quân đội Hoa Kỳ rải xuống Việt Nam.
Việc liên tiếp phát hiện nhiều vùng ô nhiễm As ở mức độ nặng đã khiến Việt
Hình 1.6. Bản đồ phân bố khu vực ô nhiễm asen tại Việt Nam
Theo một cuộc khảo sát của UNICEF đã thử nghiệm 10.792 giếng ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Kết quả cho thấy các tỉnh Hà Tây, Hà Nam và Nam Định nằm dọc theo sơng Hồng có 30% - 50% các giếng có nồng độ Asen trên 0,01mg/l. Tại Hà
Nam, có hơn 30% các giếng thử nghiệm cho kết quả nồng độ Asen trên 0,05 mg/l [25]. Tình hình phân bố Asen ở các tỉnh bị nhiễm có sự khác nhau, trong một làng có thể
nồng độ Asen cao ở giếng khoan này nhƣng giếng bên cạnh có thể không bị nhiễm. Một số nghiên cứu khác cho thấy ở một số huyện của tỉnh Hà Nam (Lý Nhân, Bồ Đề và Bình Lục) đã có các biểu hiện lâm sàng đáng chú ý của nhiễm độc mạn tính ở
cộng đồng do ăn uống nguồn nƣớc bị ô nhiễm. Kết quả hội chẩn kết hợp với UNICEF
đã xác định đƣợc 8 trƣờng hợp có biểu hiện tổn thƣơng ngồi da do tác hại của asen cần đƣợc theo dõi. 86% số hộ của khu vực mới sử dụng nƣớc giếng khoan đƣợc 6 năm
(từ 1997), song qua thống kê của Y tế xã từtháng 1/2000 đến tháng 9/2003 và kết quả
khám sức khoẻ cho thấy: tỷ lệ bệnh ngồi da, biến đổi sắc tố da, sừng hố, bệnh lý thai sản, tỷ lệung thƣ chung khá cao và có xu hƣớng tăng theo thời gian .
Với nổ lực của chính phủ và sự hỗ trợ của UNCEF, trong 5 năm (2005-2009) gần 100.000 giếng khoan ở các tỉnh đồng bằng mền Bắc, miền Trung, miền Nam đƣợc
khảo sát về nồng độ Asen trong nƣớc. Kết quảđo đạc khảo sát cho thấy nồng độ Asen
ở các tỉnh phía Bắc (Hà Nam, Nam Định, Hà Tây, Hƣng Yên, Vĩnh Phúc) và phía Nam (An Giang, Đồng Tháp) cao. Điều này có thể do ảnh hƣởng trực tiếp từđiều kiện
địa hình và nguồn nƣớc của 2 con sơng lớn: sơng Hồng và sơng Cửu Long. Ơ nhiễm trầm trọng nhất ở các tỉnh: Hà Nam, Nam Định, Hà Tây, An Giang, Đồng Tháp. Ở Hà Tây, trong số 207 xã đƣợc điều tra có 89 xã có hơn 10% giếng vƣợt Tiêu chuẩn cho phép (TCCP) trong đó có 65 xã có giếng vƣợt nồng độ 0,05mg/l. Tại Hà Nam, trong
111 xã đƣợc điều tra có 110 xã có hơn 10% giếng vƣợt TCCP trong đó có 77 xã có
giếng có nồng độ Asen cao hơn 0,05mg/l, đặc biệt có 50 xã có hơn 10% giếng vƣợt nồng độ 0,1 mg/l, điển hình là các xã của các huyện Bình Lục, Lý Nhân, Duy Tiên. Tại huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp có hơn 25,4% giếng có hàm lƣợng vƣợt TCCP và 0,42% giếng vƣợt nồng độ 0,05mg/l.
Năm 2008, Viện Vệ sinh Y tế Công cộng Tp.HCM phối hợp với Cục y tế dự phịng và mơi trƣờng tiến hành nghiên cứu “Ảnh hƣởng của ô nhiễm asen trong nƣớc
ngầm đến sức khỏe cộng đồng tại tỉnh Đồng Tháp và Tiền Giang”. Tại xã Tân Long, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp số mẫu tóc phân tích có hàm lƣợng asen vƣợt tiêu chuẩn là 108 mẫu chiếm tỷ lệ 48% và xã Tân Huề, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp là 60 mẫu chiếm tỷ lệ 33%. Những con số này minh chứng cho sự ô nhiễm asen ở
nguồn nƣớc ăn uống và sinh hoạt của ngƣời dân Việt Nam đang ở mức báo động khẩn,
đặc biệt là ở nông thôn, những nơi chƣa có nguồn nƣớc tập trung.
Kết quả nghiên cứu gần đây, trong cuộc điều tra ngẫu nhiên 12 tỉnh thành Việt nam gồm: Thái Nguyên, Quảng ninh, Hà Tây, Hải Dƣơng, Hƣng Yên, Nam Định, Hà Nam, Huế, Tp.HCM, Long An, Đồng Tháp và An Giang cho thấy trừ Tp.HCM, Long An, Huế là không phát hiện Asen trong nƣớc ngầm, các tỉnh cịn lại đƣợc phát hiện có nồng độ asen vƣợt quá tiêu chuẩn cho phép. Kết quả cụ thể đƣợc đƣa ra ở bảng 1.5.
Bảng 1.5. Kết quả điều tra sơ bộ về ô nhiễm asen trong nƣớc ngầm tại 12 tỉnh [24] [24] STT Tỉnh Số giếng Số mẫu Nồng độ asen ( g/l) và tỷ lệ % >10 % >50 % 1 An Giang 1.453 240 61 25,4 10 4,2 2 Bình Phƣớc - 52 0 0 0 0 3 Cao Bằng - 35 2 5,7 0 0 4 Đồng Tháp 7.780 212 88 41,5 83 39,2 5 Gia lai - 293 9 3,1 1 0.3 6 Hà Nam 49.000 7.042 4.517 73,4 3.534 62,1 7 Hà Nội - 824 414 49,3 199 23,3 8 Hà Tây 180.891 1.368 638 46,6 338 24,7 9 Hải Dƣơng 57.938 480 34 7,1 3 0,6 10 Tp.HCM - 240 0 0 0 0 11 Long An 2.272 235 0 0 0 0 12 Tây Ninh - 603 0 0 0 0
Giá trị nồng độ asen trong nƣớc ngầm 10 g/l và 50 g/l là tiêu chuẩn cho phép cấp nƣớc ăn uống sinh hoạt QCVN 01 – 2009 và QCVN 02 – 2009 của Bộ Y tế.
Nhƣ vậy, ở Việt Nam không những đã phát hiện ra các vùng nƣớc ngầm ơ nhiễm asen mà cịn có các biểu hiện lâm sàng ở cộng đồng do nhiễm độc asen. Do vậy, nếu khơng có biện pháp khắc phục, tiếp tục sử dụng các nguồn nƣớc ô nhiễm asen kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm độc nặng nề nhƣ đã gặp ở Bangladesh, Ấn Độ, Trung Quốc….