Vụ tranh chấp phần phía Đơng đảo Groenland.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ quyền của việt nam đối với hai quần đảo hoàng sa và trường sa (Trang 44 - 45)

2.3.3.1. Tóm tắt vụ tranh chấp.

Đây là vụ tranh chấp chủ quyền đối với vùng đất phía Đơng đảo Groenland giữa Na Uy và Đan Mạch. Vụ tranh chấp có thể được tóm lược như sau:

Ngày 28 tháng 6 năm 1931, một số ngư dân người Na Uy đã chiếm đóng một vùng đất nằm ở phía Đơng đảo Groenland. Ngày 10 tháng 7 cùng năm đó, Na Uy tuyên bố chiếm hữu vùng đất này. Đan Mạch phản đối bởi họ cho rằng vùng đất này đã được đặt dưới chủ quyền của Đan Mạch. Ngày 12 tháng 7 năm 1931, Đan Mạch đã chuyển vụ án tới Toà thường trực quốc tế.

2.3.3.2. Quan điểm của các bên. + Quan điểm của Đan Mạch.

Quan điểm của Đan Mạch xuất phát từ hai luận điểm cơ bản như sau: Một là: Chủ quyền của Đan Mạch đối với đảo Groenland đã tồn tại từ lâu. Chủ quyền đó được thực hiện một cách hồ bình, liên tục và khơng hề bị phản đối bởi bất cứ một quốc gia nào kể cả Na Uy cho đến thời điểm phát sinh tranh chấp. “Khi liên minh Na Uy - Đan Mạch kết thúc, Na Uy đã thoả thuận sẽ không phản đối chủ quyền của Đan Mạch trên phần phía Đơng đảo Groenland” [Theo 13,tr.22].

Hai là: Trong nhiều Hiệp ước song phương và đa phương, từ năm 1926 và sau đó, Na Uy đều thừa nhận tồn bộ đảo Groenland thuộc về Đan Mạch. Như vậy, Na Uy đã thừa nhận chủ quyền của Đan Mạch đối với phần phía Đơng của đảo Groenland.

+ Quan điểm của Na Uy.

Căn cứ vào tuyên bố Tulon ngày 22 tháng 7 năm 1919, Na Uy đã đưa ra hai luận thuyết sau đây để bác bỏ các luận điểm của Đan Mạch.

- Tất cả các khu vực trên đảo Groenland cụ thể là phần phía Đơng của đảo khơng do Đan Mạch thực sự chiếm hữu đã trở lại quy chế vơ chủ và Na Uy có thể chiếm hữu.

- Thái độ của Đan Mạch khi chuyển thông báo cho nhiều quốc gia khác nhau vào những năm 1915 và 1921, để có được sự thừa nhận về vị trí pháp lý của mình trên Groenland là không tương xứng với thamn vọng giành chủ quyền trên toàn bộ Groenland.

2.3.3.3. Phán quyết của Toà án.

Bản án của Toà án thường trực quốc tế được cơng bố ngày 05 tháng 04 năm 1933, tồ án cho rằng:

+ Đòi hỏi của Đan Mạch đặc biệt không dựa trên một hành vi chiếm đóng cụ thể, nhưng dựa trên danh nghĩa xuất phát từ việc thực hiện một cách hồ bình và liên tục chủ quyền quốc gia. Một đòi hỏi chủ quyền quốc gia như vậy dẫn đến: a) “Ý định và ý chí thực hiện chủ quyền”; b) “Một vài tuyên bố hoặc hành động thực tiễn của chính quyền này” [13,tr.22].

+ Phán quyết của toà án ủng hộ cho luận điểm của Đan Mạch cho rằng:

“không nhất thiết chủ quyền của Đan Mạch tồn tại suốt thời kỳ mà chính phủ Đan Mạch đã khẳng định họ có quyền sở hữu” [13,tr.22].

Cuối cùng tồ án thường trực quốc tế đã thừa nhận chủ quyền của Đan Mạch với lập luận rằng: “Các biểu hiện về các chức năng Nhà nước do Đan Mạch thi hành là những biểu hiện khả dĩ duy nhất vào thời điểm xảy ra tranh chấp” [25,tr.40].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ quyền của việt nam đối với hai quần đảo hoàng sa và trường sa (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)