Trung Quốc bắt đầu địi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Hồng Sa từ năm 1909, quần đảo Trường Sa từ năm 1933. Trước các thời điểm này, Trung Quốc khơng hề có bất kỳ yêu sách nào đối với hai quần đảo. Để biện bạch cho đòi hỏi chủ quyền của mình, Trung Quốc đã xuyên tạc lịch sử, đưa ra những bằng chứng thiếu chính xác, khơng nhất qn và vơ căn cứ.
Năm 1932, khi Pháp khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hồng Sa thì Trung Quốc đã phản đối bằng việc nêu sự kiện năm 1909, Đô đốc Lý Chẩn đã đổ bộ chớp nhoáng và cắm cờ trên một đảo trong quần đảo Hoàng Sa.
Năm 1956, Trung Quốc cho quân đội chiếm dóng cụm An Vĩnh trong quần đảo Hoàng Sa với lập luận từ đầu thế kỷ XV Trung Quốc đã chiếm hữu quần đảo này.
Sau khi chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa năm 1974, Trung Quốc lại tiếp tục đẩy lùi thời điểm xác định danh nghĩa chủ quyền của mình bằng việc trích dẫn tài liệu cổ thì họ lại cho rằng từ thời Hán Vũ Đế (trước Công lịch 2 thế kỷ) nhân dân Trung Quốc đã lần lượt phát hiện các quần đảo Tây Sa và Nam Sa.
Đến năm 1988, Trung Quốc cho xuất bản “Bộ sưu tập lịch sử các đảo Nam Hải nước ta” do tác giả Hàn Chấn Hoa chủ biên. Đây là Cơng trình tổng hợp gần như tất cả các tư liệu, luận cứ của Trung Quốc và của cả nước ngoài để chứng minh hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa từ lâu đã thuộc lãnh thổ của Trung Quốc [Theo 15].
Trong những năm gần đây Trung Quốc cịn cơng bố nhiều sách cổ có niên đại từ đời Tam Quốc (220 – 265) đến đời Nhà Thanh (1644 – 1911)
nhằm chứng minh chủ quyền lâu đời của mình đối với hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa.
Qua nghiên cứu các tài liệu do Trung Quốc tuyên bố, có thể thấy các tài liệu đó đều tập trung cho các luận cứ sau:
+ Nhân dân Trung Quốc phát hiện sớm nhất các đảo ở Nam Hải; + Nhân dân Trung Quốc đặt tên sớm nhất cho các quần đảo đó;
+ Nhân dân Trung Quốc khai phá và kinh doanh sớm nhất trên hai quần đảo; + Nhà nước Trung Quốc quản hạt và thực thi chủ quyền sớm nhất đối với hai quần đảo.
Có thể nêu tên một số sách cổ tiêu biểu được Trung Quốc dùng làm tư liệu trích dẫn nhằm chứng minh cho các yêu sách của mình như:
- Nam Châu Dị Vật Chí của tác giả Vạn Chấn thời Tam Quốc viết về
những điều lạ ở các xứ phương Nam; Phù Nam truyện của tác giả Khang Thái nói về việc ơng đi sứ Chân lạp; Dị Vật Chí của tác giả Dương Phù đời Đơng
Hán nói về những điều lạ ở nước ngồi.
Tất cả những tài liệu trên đều được trích dẫn rất lan man và chắp vá chủ yếu là các sự kiện lịch sử thiếu sự tin cậy. Hầu hết các tài liệu cổ do Trung Quốc trích dẫn đều có những đặc điểm chung sau đây:
+ Khơng có bất kỳ một tài liệu nào đề cập trực tiếp đến hai quần đảo mà Trung Quốc gọi là “Tây Sa” và “Nam Sa”. Đặc biệt khơng nói đến chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này. Một số tài liệu có nhắc đến các địa danh Thiên Lý Trường Sa, Vạn Lý Thạch Đường, Cửu Nhũ Loa Châu,
Thiên Lý Thạch Đường, thì phía Trung Quốc cố tình suy diễn hoặc đưa ra giả
thiết coi các đó là “Tây Sa và Nam Sa”.
+ Các tài liệu được được trích dẫn chủ yếu là các sách cổ về địa lý mô tả đường hàng hải và liên quan đến những lãnh thổ nằm ngồi cương vực. Ví dụ như cuốn: Đảo di chí lược của tác giả Ngô Đại Uyên thời Nguyên
Vạn Lý Thạch Đường được mô tả thành một mục riêng như mô tả về các
nước khác.
+ Các cuốn chính sử của Trung Quốc, như Đường Thư, Tống sử,
Nguyên sử, Minh sử, cũng như bộ Hồng Triều thơng điển đời Nhà Thanh
đều chép phần đất cực Nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam chứ khơng hề có tên hai quần đảo Nam Sa và Tây Sa. Các sách địa lý quốc gia Trung Quốc như Đại Nguyên nhất thống chí, Đại Minh nhất thống chí, Đại Thanh nhất
thống chí, cũng chép tương tự như vậy.
Dưới đây sẽ xem xét các luận cứ của Trung Quốc để thấy rõ hơn luận điệu xuyên tạc lịch sử, bóp méo sự thật kể trên.
4.1.1. Về luận cứ : “Nhân dân Trung Quốc phát hiện sớm nhất các đảo
ở Nam Hải”.
Việc trích dẫn các tài liệu cổ để chứng minh nhân dân Trung Quốc phát hiện sớm nhất hai quần đảo đã được phía Trung Quốc thực hiện một cách khơng có cơ sở, rất mơ hồ và khơng thuyết phục.
Ví dụ, cuốn Dị Vật Chí của tác giả Dương Phù viết về những điều lạ ở những nước ngồi Trung Quốc được trích dẫn với đoạn: “Trướng hải đầu kỳ, nước nông mà nhiều từ thạch, người nước ngồi đi thuyền lớn, đóng đai sắt
đến đây bởi từ thạch không qua được” [Theo 15] để suy luận người Trung
Quốc đã biết từ rất sớm. Thiết nghĩ, khơng cần trích dẫn để suy luận như vậy thì người ta vẫn sẵn sàng tin rằng nhân dân Trung Quốc sớm biết có có các đảo san hơ ở Biển Đơng vì từ lâu họ đã có nghề đi biển và đánh cá biển. Tuy nhiên, như đã đề cập trong chương 2, theo luật pháp và thực tiễn quốc tế việc
“biết” hoàn toàn khác với việc “phát hiện” để trên cơ sở đó thực hiện hành vi “chiếm hữu”.
Người Trung Quốc khơng nói “phát hiện” mà chỉ nói “biết” có Tây Sa và Nam Sa, cịn người Việt Nam khơng những biết mà đã phát hiện và chiếm hữu hai quần đảo. Người Trung Quốc chỉ nói biết có sự tồn tại của hai quần
đảo, còn người Việt Nam đã “chiếm hữu và thực thi chủ quyền của mình ở hai quần đảo này” [15,tr.47].
Ở khu vực Biển Đơng, ngồi các ngư dân Trung Quốc cịn có các ngư dân Việt Nam, Nhật Bản…. cũng đến đây đánh bắt cá và như vậy, khơng có cơ sở gì để chứng minh là các ngư dân Trung Quốc đã thể hiện ý chí muốn chiếm hữu các quần đảo. Theo luật pháp và thực tiễn quốc tế về xác lập chủ quyền lãnh thổ, giả sử ngư dân Trung Quốc đến đánh cá ở vùng biển các quần đảo này và trên thực tế họ đã ở trên các đảo này trong một khoảng thời gian nhất định thì cũng hồn tồn khơng mang lại chủ quyền cho nhà nước Trung Quốc.
Theo luật pháp quốc tế, vấn đề “nhân dân” phát hiện, khai thác không dẫn tới việc xác lập chủ quyền lãnh thổ của nước họ. Ngay việc Nhà nước phát hiện cũng chỉ là một danh nghĩa phôi thai chưa hoàn chỉnh và chỉ trở thành hồn chỉnh nếu có những hành động tiếp theo của Nhà nước chứng tỏ ý chí làm chủ của mình [4,tr.10].
Do vậy việc nhân dân Trung Quốc phát hiện sớm nhất nếu có thì cũng khơng có nghĩa là nhà nước Trung Quốc đã xác lập chủ quyền đối với các quần đảo. Chỉ có hành động chiếm hữu của nhà nước mới có thể mang lại chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc.
4.1.2. Về luận cứ: “Nhân dân Trung quốc khai phá và kinh doanh sớm nhất hai quần đảo”.
Thời điểm “khai phá và kinh doanh” được Trung Quốc đề cập đến là vào đầu Công nguyên, mà bằng chứng chỉ được nêu trong hai cuốn sách công bố cách nhau gần 400 năm. Mặt khác, hai tác phẩm này của các học giả người Trung Quốc cũng khơng có một chút gì liên quan đến hai quần đảo ở Biển Đông.
Quyển thứ nhất: “Quảng Châu ký” đã chép rằng “bãi san hơ ở phía Nam huyện 500 dặm, người xưa đánh cá ở trong biển, bắt được san hô.”
Bằng kiến thức địa lý thơng thường, có thể thấy “bãi san hơ” này khơng thể là quần đảo Hồng Sa của Việt Nam mà chỉ có thể là nhóm đảo Đơng Sa của Trung Quốc.
Quyển thứ hai: “Dị Vật chí” của tác giả Dương Phù thời Đơng Hán có nói đến „rùa biển” và “đồi mồi”, nhưng Trung Quốc lại cố tình khơng trích dẫn những nội dung liên quan của các tác phẩm dó. Cuốn sách này tên đầy đủ là Giao Châu Dị Vật Chí tức là nói về Việt Nam ngày nay, bởi trước kia trong thời kỳ phong kiến, Trung Quốc coi Việt Nam là chư hầu và đặt tên cho Việt Nam tương ứng với một đơn vị hành chính cấp quận của Trung Quốc với các tên gọi khác nhau như: Giao Chỉ, Giao Châu, … Hơn nữa, “rùa biển” và “đồi mồi” được nói đến trong cuốn sách này khơng thể chứng minh ngư dân Trung Quốc đã bắt được ở quần đảo Hoàng Sa.
Ngoài ra, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt trên hai quần đảo không cho phép con người có thể lưu trú và sinh sống trong một khoảng thời gian dài, thậm chí đến tận đầu thế kỷ XX, cũng chỉ có các đội thuyền đánh cá ra các đảo này một vài tháng rồi phải trở về đất liền. Như vậy, khơng thể nói vào các thế kỷ đầu sau công nguyên, người Trung Quốc đã có thể khai phá và kinh doanh ở đó được.
Trung Quốc cịn trích dẫn cuốn Canh Lộ Bạ của dân chài đảo Hải Nam để chứng minh cho sự có mặt của người Trung Quốc trên hai quần đảo từ thế kỷ XVIII – XIX. Ở đây, có hai điểm mâu thuẫn cần phải làm sáng tỏ:
Một là: Nếu đến tận thế kỷ thứ XVIII – XIX dân chài trên đảo Hải
Nam mới có mặt trên các đảo ở Biển Đơng thì tại sao Trung Quốc lại có thể nói rằng “từ hàng nghìn năm trước, nhân dân Trung Quốc đã nơ nức, lũ lượt
kéo nhau ra đảo Tây Sa và Nam Sa để làm ăn, sinh sống? [Theo 15].
Hai là: Dân chài của Trung Quốc có mặt trên các hai quần đảo muộn
hơn nhiều so với đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải của Việt Nam vốn đã đến đây từ thế kỷ XVII.
Như vậy, những tài liệu được trích dẫn để chứng minh nhân dân Trung Quốc “khai phá và kinh doanh sớm nhất” hai quần đảo hồn tồn khơng có một chút cơ sở nào. Cho dù người Trung Quốc có “phát hiện và khai phá kinh doanh sớm nhất” chăng nữa cũng không mang lại chủ quyền đối với hai
quần đảo cho phía Trung Quốc.
4.1.3. Về luận cứ “Nhà nước Trung Quốc quản lý và thực thi chủ quyền sớm nhất trên quần đảo Tây Sa”
Khi những luận cứ “phát hiện”, “khai phá và kinh doanh” sớm nhất đã không đứng vững được thì luận cứ “quản lý và thực thi chủ quyền sớm nhất” cũng khó có thể chấp nhận.
Cả 3 bằng chứng mà Trung Quốc đưa ra để chứng minh cho luận cứ này đã được phân tích một cách kỹ càng trong “Sách trắng về hai quần đảo” do Bộ Ngoại Giao Việt Nam công bố vào các năm 1982 và 1988. Nhiều học giả trong và ngoài nước đều khơng chấp nhận các bằng chứng đó. Cụ thể:
- Bằng chứng thứ nhất:
Từ thời Nhà Tống (962 – 1127) hải quân Trung Quốc đã đi tuần tra vùng biển thuộc quần đảo “Tây Sa”.
Sự khẳng định này dựa trên cơ sở 3 đoạn văn trích trong cuốn Vũ Kinh Tổng Yếu. Song nguyên mẫu của 3 đoạn văn đó đã bị xuyên tạc, được lắp
ghép từ 3 đoạn khác nhau.
+ Đoạn thứ nhất mô tả sự kiện vua Tống ra lệnh đặt dinh luỹ thuỷ quân tuần biển. Nhưng việc này chẳng có bất kỳ một sự liên quan nào đến quần đảo Tây Sa.
+ Đoạn văn tiếp theo mơ tả vị trí đặt dinh luỹ của thuỷ quân song đoạn này cũng chẳng liên quan gì đến việc tuần tra quần đảo Tây Sa.
+ Đoạn thứ 3 mô tả tuyến đường biển từ Quảng Châu đi Ấn Độ Dương, trên đó có địa danh “Cửu Nhũ Loa Châu” đã bị xuyên tạc thành quần đảo Tây Sa để nói rằng quần đảo này từ đời Tống đã đã do hải quân Trung Quốc “tuần
tiễu”. Đây vốn là đoạn văn miêu tả hải trình và vị trí địa lý chứ khơng phải là nói đến việc tuần tra lãnh thổ của Trung Quốc. Hành trình nêu trong nguyên văn là từ Đồn Môn Sơn, theo ven biển Việt Nam đến Chiêm Thành và các nước trong khu vực Ấn Độ Dương, nhưng phía Trung Quốc đã cắt xén bớt đoạn sau đi để coi như hành trình chỉ đi đến “Cửu Nhũ Loa Châu”. Có thể kết luận rằng việc Nhà Bắc Tống, đặt “Cửu nhũ Loa châu” (địa danh mà Bộ Ngoại Giao Trung Quốc coi là quần đảo Tây Sa) dưới quyền quản hạt của mình và “việc tuần tra quần đảo Tây Sa” của hải quân Trung Quốc là lắp ghép các đoạn văn một cách tuỳ tiện.
- Bằng chứng thứ hai: Trung Quốc cho rằng việc đo thiên văn ở Nam Hải vào đầu thời Nguyên đã khẳng định rằng các đảo ở đây thuộc lãnh thổ Trung Quốc.
Sách trắng năm 1988 của Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã chỉ rõ phạm vi đo đạc thiên văn là “bốn biển ở hai mươi bảy nơi” [Theo 4,tr.50], trong đó có
những nơi ngồi lãnh thổ Trung Quốc như biển Nam Hải (người Việt gọi là Biển Đông); Cao Ly (nay là Triều Tiên); Bắc Hải (nay là Bắc Băng Dương). Thậm chí trong Nguyên sử cũng đã nói là lãnh thổ phía Nam Trung Quốc dưới triều Ngun chỉ đến đảo Hải Nam, phía Bắc khơng q Sa mạc Gơbi. Hơn nữa, việc đo đạc thiên văn này không tạo ra bằng chứng về chủ quyền và theo luật pháp quốc tế không tạo ra danh nghĩa chủ quyền.
- Bằng chứng thứ 3: Đời Nhà Thanh, Ngơ Thăng, phó tướng thuỷ sư Quảng Đông đã thực hiện việc tuần tiễu vào các năm 1710, 1712.
Theo sách trắng năm 1988 của Bộ Ngoại Giao Việt Nam, cuộc tuần tra của phó tướng Ngơ Thăng chỉ diễn ra chung quanh đảo Hải Nam. Các địa danh được nêu lên là: Quỳnh Nhai, thủ phủ đảo Hải Nam ở phía bắc đảo;
Đồng Cổ, mỏm núi ở phía Đơng Bắc đảo Hải Nam; Thất Châu Dương, vùng
biển Đông Nam đảo Hải Nam; Tứ Canh Sa, bãi cát ở Tây Bắc đảo Hải Nam. Địa danh Thất Châu Dương đã được trung Quốc coi là quần đảo Tây Sa.
Song Hải đồ “Bán đảo Lôi Châu và đảo Hải Nam” tỷ lệ 1: 500.000 bằng hai thứ tiếng Trung – Việt xuất bản tháng 5/1965 cho thấy Thất Châu Dương là nhóm 7 đảo nằm cách mỏm đơng bắc đảo Hải Nam không quá 20km [4, tr.52]. Ngồi ra, trong cuốn Quảng Đơng dư địa đồ thuyết in năm 1909, tác
giả Lý Hàn Chung đã nói về các cuộc tuần tra trên biển của hải quân Quảng Đông như sau: “Biên giới trên biển nay lấy phía Nam đảo Hải Nam làm giới
hạn, bên ngồi là Thất Châu Dương, Đơ đốc thuỷ qn Quảng Đơng đi tuần đến đó là quay trở về” Rõ ràng trong tài liệu này cũng khơng thấy nói gì đến
quần đảo Tây Sa. Như vậy, phạm vi tuần tra của Ngô Thăng chỉ giới hạn quanh đảo Hải Nam. “Kết luận của Bắc Kinh rõ ràng là khác hẳn với thực tế lịch sử và thực tế địa lý” [4,tr.12].
4.1.4. Về luận cứ: “Từ đầu thế kỷ thứ XX đến nay, Trung Quốc luôn
thực hiện chủ quyền của mình trên hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa”.
Năm 1909, theo lệnh của Tổng đốc Lưỡng Quảng Trương Nhân Tuấn, đô đốc Lý Chẩn dẫn hai chiếc pháo thuyền Phục Ba và Thám Hăng đi “thị sát” vùng biển quần đảo Tây Sa. Ngày 6/6/1909, đoàn tầu này ra đến quần đảo và đổ bộ chớp nhoáng lên đảo Phú Lâm (phía Trung Quốc gọi là đảo Vĩnh Hưng) treo cờ, bắn súng và sau đó thăm thêm một vài đảo khác rồi về
thẳng Quảng Châu [Theo 18].
Cuộc thị sát đó cũng như tất cả các hành động sau này của chính phủ Trung Hoa Dân Quốc hay chính phủ Cộng hồ nhân dân Trung Hoa để gọi là thực hiện quyền cai quản của mình tại quần đảo Hồng Sa đều là vào lúc hai quần đảo này đã thuộc Việt Nam. Cả ba sự kiện Trung Quốc nêu trên đây vừa xuyên tạc lịch sử và địa lý vừa khơng liên quan gì đến các quần đảo Hồng Sa