Giai đoạn Pháp đô hộ Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ quyền của việt nam đối với hai quần đảo hoàng sa và trường sa (Trang 56 - 59)

Ngày 6/4/1884, Nhà nước phong kiến Việt Nam đã ký Hoà ước đầu hàng thực dân Pháp. Kể từ thời điểm này, Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp ở Đơng Dương. Chính phủ Pháp quốc là người bảo hộ cho mọi quyền lợi của Việt Nam trong các quan hệ đối ngoại cũng như bảo vệ chủ quyền lãnh thổ kể cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Thời gian đầu, sau khi thiết lập được ách thống trị lên Việt Nam, do phải lo đối phó với các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Việt Nam, chưa thể tìm

hiểu hết lịch sử của Việt Nam lại phải lo lắng giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền với Trung Quốc để hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc ở Việt Nam, và phát triển buôn bán với Trung Quốc nên Pháp đã lơ là, lúc thì vơ tình, lúc thì cố ý thể hiện chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Một vấn đề cần giải quyết ở đây là thái độ do dự, thiếu trách nhiệm của một “mẫu quốc” như Pháp có làm chi phối và tổn hại, tước đi danh nghĩa chủ quyền vốn có của Việt Nam đối với hai quần đảo này hay không?

Trước hết, cần nói rõ rằng mặc dù giai đoạn này Pháp chưa khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo song chưa bao giờ Pháp chính thức thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc hay của bất kỳ một quốc gia nào khác đối với hai quần đảo.

Bên cạnh đó, Pháp cũng đã có những hành động thực thi chủ quyền của mình trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa như: vào những năm 1920, các tàu hải quan Đông Dương đã tăng cường tuần tiễu ở vùng Hoàng Sa để ngăn chặn buôn lậu [18,tr.26].

Cuối những năm 20, do sức ép của dư luận Việt Nam và các quyền, lợi ích trên biển có ngy cơ bị Nhật Bản lấn lướt, Pháp dần thức tỉnh về vấn đề hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Năm 1928, Tồn quyền Đơng Dương đã gửi cơng hàm cho Bộ Trưởng Bộ Thuộc Địa của Pháp và khẳng định: “Đã đến lúc chúng ta phải đi bước trước và khẳng định các quyền đã được thừa nhận bằng các tài liệu lịch sử cũng như địa lý” [Theo 19].

Năm 1929, một phái đoàn của Pháp mang tên Perrier – De Rouville đã đề nghị đặt 4 cây đèn biển ở 4 góc của quần đảo Hồng Sa: đảo Tri Tơn, Đá Bắc, đảo Linh Côn và đảo Bombay [15,tr.77].

Trong một bản báo cáo gửi Tồn quyền Đơng Dương, Khâm Sứ Trung Kỳ là Le Fol nhấn mạnh các quyền của Việt Nam từ lâu đã được khẳng định, nhắc lại lời tuyên bố của Thượng thư Thân Trọng Huề và phàn nàn thái độ tiêu cực của nhà cầm quyền Pháp năm 1909 trước hành động của Lý Chẩn.

Ngày 14/6/1930, ơng Knobel có một thơng tri nêu: Chủ quyền mà nước An Nam đã nắm được là rõ ràng, phải chăng có thể bị mất do đó khơng thực

hiện? Và ông đã hàm ý rằng “quần đảo Hồng Sa đã khơng bị bỏ rơi và không bị biến thành vô chủ” [Theo 15].

Năm 1932, Pháp có Cơng hàm chính thức gửi cho Công sứ quán

Trung Quốc để:

- Khẳng định các quyền của nước Pháp ở quần đảo Hoàng Sa.

- Đề nghị đưa ra Trọng tài xét xử tranh chấp liên quan đến quần đảo này Như vậy, cho đến lúc này, Pháp đã khẳng định rõ ràng các quyền của mình đối với quần đảo Hồng Sa, khẳng định tính kế thừa liên tục chủ quyền của Việt Nam đã được thiết lập từ thế kỷ XVII. Trên thực tế, Pháp đã có những hành động chứng tỏ chủ quyền của mình. Cụ thể:

+ Tháng 3/1931, tàu Inconstant của Pháp ra quần đảo Hoàng Sa. Tháng 6 cùng năm, tàu De Lanessan cũng ra đảo Hoàng Sa.

+ Đối với quần đảo Trường Sa, tháng 4/1933, Pháp đã cử một biên đội gồm 03 tàu tiến hành chiếm hữu các đảo thuộc vùng quần đảo Trường Sa.

+ Ngày 21/12/1933, Thống đốc Nam Kỳ M.J. Krautheimer ký Nghị định sáp nhập 6 đảo thuộc quần đảo Trường Sa vào địa phận tỉnh Bà Rịa: Trường Sa, An Bang, Ba Bình, Song Tử Đơng, Song Tử Tây, Loại Ta, Thị Tứ cùng các đảo nhỏ và các bãi phụ thuộc.

Từ thời điểm này trở đi, có liên tiếp các sự kiện chứng tỏ Pháp đã thực hiện chủ quyền đối với hai quần đảo. Những sự kiện đó có thể được tóm lược như sau:

+ Tháng 10 năm 1937, nhà chức trách Pháp đã cử kỹ sư Gauthier ra quần đảo Hoàng Sa nghiên cứu chỗ xây dựng đèn biển, lập bãi thuỷ phi cơ, nơi ăn ở cho một lực lượng bảo an ra đồn trú thường xuyên.

+ Ngày 30/3/1938, Vua Bảo Đại đã ra chỉ dụ số 10 chuẩn y việc sáp nhập Hoàng Sa vào tỉnh Thừa Thiên.

+ Ngày 15/06/1938, Tồn quyền Đơng Dương Jules Brévíe ra Nghị định số 156 – S – V thành lập một Đại lý hành chính ở quần đảo Hồng Sa.

Theo các tài liệu lịch sử để lại, Pháp cịn là nước đầu tiên thiết lập và duy trì sự có mặt thực tế, thường xuyên của một đội quân đồn trú ở Hoàng Sa và Pháp đã dựng bia chủ quyền, xây dựng đèn hải đăng, trạm khí tượng... ở quần đảo Hoàng Sa.

Cuối những năm 30, Nhật Bản trở thành một tên phát xít ở Châu Á và ngày 30/3/1939, Nhật đã cho quân xâm chiếm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, sáp nhập chúng vào Đài Loan nhằm làm bàn đạp tấn công các nước Đông Nam Á. Pháp lên tiếng phản đối và theo Công hàm ngày 6/9/1946 của Phòng pháp lý Bộ ngoại giao Pháp gửi Vụ Châu Á - TBD và Bộ Ngoại Giao Nhật Bản, thì các dân quân Việt Nam đã tiếp tục đồn trú trên các đảo này đến tận cuối những năm 40 [Theo 18].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ quyền của việt nam đối với hai quần đảo hoàng sa và trường sa (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)