3.1.1. Nhà nước phong kiến Việt Nam đã phát hiện và chiếm hữu hai quần đảo.
Ít nhất là từ thế kỷ XVII, Nhà nước phong kiến Việt Nam (Chúa Nguyễn Đàng Trong) đã phát hiện ra hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tài liệu quan trọng chứng minh cho luận điểm này là tác phẩm “Thiên nam tứ chí lộ đồ thư” của tác giả Đỗ Bá (tên hiệu là Công Đạo) tiến hành soạn thảo khoảng từ năm 1630 đến năm 1653 (theo một số tài liệu khác thì tác phẩm này được soạn vào năm 1686) [Theo 15]. Trong tác phẩm này, có sự hiện diện của một Bản đồ cổ, vẽ một vùng đất nằm giữa biển thuộc phủ Quảng Ngãi, xứ Quảng Nam với hình dạng như một bãi cát dài cùng lời đề chú như sau:
”Giữa biển có bãi cát vàng dài chừng 400 dặm, rộng khoảng 20 dặm, dựng đứng giữa biển, từ cửa Đại Chiêm đến Quyết Mông.....Hàng năm họ Nguyễn cho 18 chiếc thuyền đến lấy vàng bạc. Từ cửa Đại Chiêm đến đó một ngày rưỡi, từ cửa Canh Sa đến đó cũng một ngày rưỡi” [Theo 15].
Bãi cát vàng được miêu tả ở đây chính là quần đảo Hồng Sa ngày nay, bởi vì với vị trí địa lý nằm ngang với cửa Đại Chiêm ở phía Bắc, cửa Sa Vinh ở phía Nam, cách đất liền một ngày rưỡi đường thuyền và cực kỳ nguy hiểm đối với tàu bè qua lại thì đích thị chỉ có là quần đảo Hồng Sa. Khoa học ngày càng phát triển và hiện nay đã tính tốn được thời đó, ngư dân Việt Nam có thể đi từ đất liền ra đảo gần bờ nhất của quần đảo Hoàng Sa trong khoảng thời gian là một ngày rưỡi. Điều này còn được chứng minh trong một số tác phẩm của các học giả nước ngồi thời đó như: Tác phẩm “Ghi chép về địa lý nước Cochichine” của tác giả J.L.Tabert (vốn là một giám mục) xuất bản năm 1837 cũng đã mô tả “Paracel hay Pracels” là một phần lãnh thổ nước Cochichine
và nói rõ là người Cochichine hay gọi Paracel hay Pracels là Cát Vàng”. Giá
trị pháp lý của bản đồ mà Đỗ Bá đã thể hiện trong tác phẩm này đó là ơng đã vẽ theo lệnh của chúa Trịnh trong khi đi công cán vào miền Nam (Đàng
Trong) và bản đồ này được coi như một văn kiện chính thức có giá trị chứng minh chủ quyền của Việt Nam.
Tuy vậy, trong nguyên tác bản đồ của Đỗ Bá, có một chi tiết bị chép sai đó là: “đi từ cửa Sa Kỳ đến đây phải nửa ngày” trong khi đó, tất cả các tác
phẩm về sau này của Việt Nam sử dụng để làm luận cứ chứng minh chủ quyền thì đều nói là phải đi mất một ngày rưỡi. Chính điểm này đã bị Trung Quốc (một bên trong vụ tranh chấp hai quần đảo) lợi dụng để nói rằng quần
đảo Hồng Sa của Việt Nam khơng phải Tây Sa của Trung Quốc và các vị trí mà Đỗ Bá thể hiện trên bản đồ là các đảo ven bờ biển Việt Nam.
Có một chi tiết nữa cần phải giải thích cho rõ ràng là hồi ấy, người Việt Nam coi hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một. Sở dĩ có sự nhầm lẫn này là do điều kiện khoa học kỹ thuật thời đó chưa cho phép phân biệt rõ ràng hai quần đảo và gọi với nhiều tên gọi khác nhau như Hoàng Sa, Trường Sa, Vạn Lý Trường Sa, Đại Hoàng Sa.... Ngay cả người phương Tây khi đó, do nhu cầu hàng hải, đã đi qua khu vực hai quần đảo này rất nhiều song cũng chưa phân biệt được chính xác hai quần đảo mà vẫn coi là một và được thể hiện trên bản đồ hàng hải bằng lá cờ đuôi nheo. Mãi đến năm 1787 – 1788, qua một chuyến khảo sát của người Pháp, thì người phương Tây mới phân biệt rạch rịi có hai quần đảo khác nhau nằm giữa lịng Biển Đơng như hiện nay.
3.1.2. Nhà nước phong kiến Việt Nam đã tổ chức đo đạc và khảo sát địa hình hai quần đảo.
Cơng việc này của các triều đình phong kiến Việt Nam đã được các tài liệu ghi chép lại với mật độ dài và mang tính liên tục. Tất cả các sách sử chính thức của Nhà nước do Quốc Sử Quán biên soạn đều nói đến Hồng Sa.
Năm 1776, nhà bác học Lê Q Đơn, khi đó làm Hiệp trấn Thuận Hố đã viết trong bộ sách lớn “Phủ Biên Tạp Lục” như sau:“Ở ngồi Cù lao ré, có
đảo Đại Trường Sa, hồi trước nơi đây thường sản xuất nhiều hải vật, chở đi bán các nơi nên Nhà nước có thiết lập một đội Hồng Sa để thu nhận các hải vật. Người ta phải đi ba ngày đêm mới đến được Đại Trường Sa ấy, như thế là đảo Đại Trường Sa đã gần đến xứ Bắc Hải” [Theo 15].
Năm 1821, Phan Huy Chú, một nhà nho nổi tiếng uyên bác đã từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình, từng là Tu biên Quốc Sử Giám đã viết trong một bộ sách cổ thuộc loại lớn nhất Việt Nam đó là bộ “Lịch triều hiến chương loại chí” một đoạn dài về Hoàng Sa. Theo đó, ơng đã mơ tả Hoàng Sa từ địa thế, sản vật, đến tổ chức đội Hồng Sa. Về địa thế, ơng viết:
“Ở đây, vật lực phong phú, lúa gạo không kể xiết, vàng bạc, cây gỗ, châu báu, trầm hương đều rất tốt, voi ngựa chăn ni cũng rất nhiều. Lại có đảo lớn, đảo nhỏ nằm ở ngoài biển cảnh vật xinh tốt, báu kỳ, vật lạ phần nhiều nằm ở nơi này vậy ở ngồi biển có hịn đảo lớn, nhiều núi linh tinh hơn 130 ngọn, từ trong núi đi ra biển ước đầy một ngày đường hoặc vài ba canh...ra khơi ba ngày, ba đêm mới đến đảo này” [Theo 15].
+ Đại Nam thực lục tiền biên (1844) đã viết: “Ngoài biển xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi có hơn 130 cồn cát, cách nhau hoặc một ngày đường hoặc vài canh. Chiều dài không biết mấy ngàn dặm, tục gọi là Vạn Lý Hoàng Sa, trên có giếng nước ngọt, sản vật có hải sâm, đồi mồi, ốc hao, giải, ba ba….Trong đảo có bãi cát vàng dài ước hơn 30 dặm, bằng phẳng, rộng lớn, nước trong suốt đáy” [Theo 15].
+ Đại Nam thực lục chính biên (1848) cũng đã viết: “Dải Hoàng Sa trong hải phận Quảng Nghĩa, xa trông trời nước một màu không biết nơng
hay sâu.” Lại viết “Xứ Hồng Sa thuộc cương vực biển nước ta rất là hiểm
yếu…”
+ “Đại Nam nhất thống chí” soạn từ năm 1865 đến năm 1882, (sau đó có chỉnh lý) là bộ sách chính thức của Nhà nước Việt Nam soạn theo chỉ thị của Vua Tự Đức. Trong Quyển số 6 về tỉnh Quảng Nghĩa viết: “Phía Đơng có đảo cát nămg ngang (Hoàng Sa đảo) liền với biển xanh làm hào che, phía Tây khống chế vùng Sơn Man, có luỹ đá dài chồng chất giữ cho vững vàng, phía nam kề bên tỉnh Bình Định, có sườn núi bến Đá làm mũi chặn ngang, phía Bắc tiếp giáp tỉnh Quảng Nam, có ghềnh sa, có thể làm giới hạn” [Theo
15].
Có thể tìm thấy nhiều những ghi chép tương tự trong hầu hết các tác phẩm thư tịch cổ của Việt Nam: Đại Nam Nhất thống chí (1882); Khâm Định
Đại Nam Hội điển sử lệ (1843 – 1851); Hoàng Việt Đại Dư Chí (1633); Việt Sử cương giám khảo lược (1876)...
3.1.3. Nhà nước phong kiến Việt nam đã thực hiện chủ quyền một cách thực sự, liên tục và hồ bình đối với hai quần đảo.
Thơng qua việc quản lý và khai thác trong suốt 3 thế kỷ, từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX, các chúa Nguyễn ở Đàng trong với nhiệm vụ được Vua cử trấn giữ một phần lãnh thổ nước Đại Việt từ Đèo Ngang trở vào, trong điều kiện chính trị chưa ổn định, kinh tế rất khó khăn, đất đai xấu, nhân dân rất khó canh tác. Nhưng bù lại, xứ Đàng trong có vùng biển rộng và bờ biển dài chạy dọc theo chiều dài của cả xứ. Bờ biển Đàng trong nhìn ra chính giữa Biển Đơng, là bản lề của con đường biển đi từ eo biển Malacca tới Quảng Châu, Đài Loan, Nhật Bản. Khai thác các thế mạnh của biển Đàng trong đã trở thành xu thế tất yếu và trở thành một quốc sách bao gồm các điểm chính sau đây:
- Tổ chức quản lý, khai thác biển một cách có hệ thống
Nhà nước phong kiến Việt Nam (Chúa Nguyễn) đã tổ chức khai thác, hai quần đảo bằng cách tổ chức ra các đội thuộc biên chế của thuỷ quân triều đình để thực hiện nhiệm vụ này.
+ Đội Hoàng Sa chuyên thực hiện khai thác quần đảo Hoàng Sa. + Đội Bắc Hải chuyên tổ chức khai thác quần đảo Trường Sa.
Trong tác phẩm “Phủ Biên Tạp Lục”, nhà bác học Lê Quý Đôn đã viết
“Họ Nguyễn lại đặt đội bắc hải khơng định bao nhiêu suất, ….ai tình nguyện thì cấp giấy sai đi, miễn cho tiền sưu cùng các tiền tuần, đò, cho đi thuyền câu nhỏ ra các vùng Bắc Hải, cù lao Cơn Lơn, các đảo ở Hà Tiên tìm lượm hố vật của các tàu và các thứ đồi mồi hải ba, bào ngư, hải sâm, cũng do đội Hoàng Sa kiêm quản” [Theo 15].
Các tài liệu nước ngoài cũng đã xác nhận hoạt động của đội Hoàng Sa. Charles Hector Theodat d/ Estain đã viết: “Trong cung điện Võ vương tại Huế
có tới 400 súng thần công mà một phần lấy được đúc đồng; các súng này phần lớn là của Bồ Đào Nha được lấy từ các tàu thuyền bị chìm đắm từ các bãi ngầm Paracels” [Theo 15,tr.24].
Nhà nước phong kiến Việt Nam có các quy định rất chặt chẽ về biên chế, tổ chức và kỷ luật của đội Hoàng Sa. Biên chế của đội là 70 suất, nhân lực của đội lấy người từ xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, trên Cù lao Ré. Thời gian hoạt động hàng năm là tháng 3 lĩnh giấy sai đi, tháng 8 về, phương tiện là 5 thuyền [Theo 15].
Chúa Nguyễn cịn lập ra đội Bắc Hải, khơng định ra là bao nhiêu suất, nhân lực cho đội Bắc hải được lấy từ thơn Tứ Chính – Bình Thuận và do đội Hoàng Sa kiêm quản.
Việc đặt ra các đội chuyên làm nhiệm vụ khai thác hai quần đảo và quy định một cách tương đối chặt chẽ cơ cấu tổ chức, quản lý các đội đã chứng tỏ ý chí làm chủ các đảo của nhà nước phong kiến Việt Nam. Hoạt động của các đội này được tiến hành đều đặn theo chu kỳ nhất định vào mỗi năm là phù hợp với điều kiện tự nhiên và điều kiện tự nhiên và địa hình thời bấy giờ không cho phép cư trú thường xuyên trên các đảo đó. Việc làm này của các triều đại phong kiến Việt Nam là phù hợp với luật pháp quốc tế thời kỳ đó (luật đương đại) tức là khơng nhất thiết phải cư trú trên lãnh thổ mà quốc gia đã chiếm hữu.
Hoạt động của các đội này còn được quy định rất chặt chẽ, nếu khơng hồn thành nhiệm vụ được giao tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của vấn đề mà người phạm lỗi sẽ bị kỷ luật tương thích. Theo báo cáo của Bộ Công ngày 13/07/1837, Thuỷ sư xuất đội Phạm Văn Biện và hướng dẫn Vũ Văn Hùng, Phạm Văn Sinh, lái thuyền Lưu Đức Trực, trong chuyến cơng cán Hồng Sa có hành động trì hỗn nên đã bị nhà Vua phạt bằng hình thức “trượng” (một trong các hình phạt thời phong kiến gồm có: Xuy, Trượng, Đồ, Lưu, Tử) và bị
đánh 80 roi [Theo 18].
- Tổ chức thu thuế và buôn bán với nước ngoài.
Tiến sỹ Gutzlaff trong một tác phẩm của mình đã viết: “Chính quyền
An Nam đã thiết lập những đồn nhỏ để thu thuế người nước ngoài đến đánh cá và để bảo vệ những người đánh cá bản xứ” [18,tr.24].
Trong tác phẩm Hải ngoại ký sự, Thích Đại Sán, một vị tăng người Trung Quốc đến Việt Nam vào năm 1695 cũng đã có những nhận xét tương tự như trên.
- Xây dựng các cơng trình, đặt bia lưu dấu.
Hành động này càng củng cố chủ quyền của Nhà nước Việt Nam một cách mạnh mẽ hơn nữa.
Lê Quý Đôn trong Phủ Biên Tạp Lục đã ghi: “Tháng 6 năm 1835, Hoàng Sa thuộc địa phận Quảng Ngãi, có một chỗ nổi cồn cát trắng, cây cối xanh um tùm, nay sai cai đội Phạm Văn Nguyên đem lính thợ giám thành cùng phu thuyền hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định chuyên chở vật liệu đến dựng miếu, (cách toà miếu cổ 7 trượng). Bên trái miếu dựng bia đá, phía tây miếu dựng bình phong Mười ngày làm xong rồi về” [Theo 15].
Về việc đặt miếu, trong cuốn Khâm Định Đại Nam hội điển sử lệ cho biết thêm các thông tin như: “Năm Minh Mạng thứ 16 (1835) tâu xin cho cất một gian miếu Hồng Sa (theo thể chế nhà lá) phía Tây Cồn Bạch Sa, bên trái dựng bia đá, mặt trước xếp đá che, hai bên tả hữu, đằng sau có miếu, có trồng các loại cây” [Theo 20].
- Nhà nước phong kiến Việt Nam thực hiện nghĩa vụ quốc đối với các tàu, thuyền nước ngoài.
Với tư cách là người làm chủ quần đảo Hoàng Sa, năm 1833, Vua Minh Mạng thấy các đảo Hoàng Sa đều thấp hơn mặt nước biển, bờ đảo khó trơng thấy khi trời nước một màu nên đã chỉ thị cho Bộ Công trồng nhiều cây cối để sau này cây lớn lên tàu thuyền dễ nhận ra các đảo do đó sẽ khơng đâm phải các đảo nữa. Như vậy, Nhà nước phong kiến Việt Nam đã có ý thức trách nhiệm đối với việc bảo đảm hàng hải quốc tế và đã có ý thức quan tâm cứu giúp những tàu thuyền nước ngoài bị lâm nạn trong khu vực này và trên thực tế, đã có những tàu thuyền nước ngồi được cứu giúp như:
- Chúa Nguyễn đã từng cứu giúp những người trên tàu Gootebrook (Hà Lan) bị đắm năm 1634 ở vùng biển quanh đảo Hoàng Sa.
- Năm Minh Mạng thứ 2 (1830), Quan Trấn thủ Đà Nẵng đã báo cáo với Triều đình về việc cứu giúp một tàu của Pháp bị nạn ở khu vực biển quanh đảo Hoàng Sa.
Từ các tư liệu lịch sử trên đây, chúng ta có thể thấy Nhà nước phong kiến Việt Nam đã trên thực tế làm chủ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thông qua việc tổ chức khai thác, quản lý đảo, xây bia lưu dấu chủ quyền...
Đây là những việc mà các quốc gia khác ven bờ Biển Đông từ xưa đến nay chưa từng làm được. Những hành động này đã thể hiện ý chí của nhà chức trách ở cấp cao nhất của quốc gia thực hiện chủ quyền của mình trên hai quần đảo. Vì những lý do đó, theo luật pháp quốc tế tại thời điểm Nhà nước Việt Nam thực hiện chiếm hữu, thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo thì rõ ràng là Nhà nước Việt Nam đã xác lập chủ quyền đối với lãnh thổ vơ chủ này.
Có thể khẳng định cho đến năm 1909 (năm đầu tiên Trung Quốc có mặt tại quần đảo Hồng Sa) chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo là
không thể tranh cãi. Hơn nữa, chủ quyền của Việt Nam được thực hiện mang tính liên tục, cơng khai và hồ bình.
Một điểm cần chú ý khi nói đến thời điểm chiếm hữu và thực thi chủ quyền của Việt Nam. Một số tác giả trong và ngoài nước cho rằng năm 1816 (thế kỷ XIX) là thời điểm Việt Nam bắt đầu thiết lập chủ quyền đối với hai quần đảo. Luận điểm đưa ra để chứng minh cho nhận định trên là việc Vua Gia Long cho quân ra Hoàng Sa bắn súng, kéo cờ, chính thức chiếm hữu. Và cũng theo quan điểm của một số tác giả này thì hai đội Hồng Sa và Bắc Hải được thành lập vào đầu triều Nguyễn.
Tất cả các luận điểm nêu trên đều là những luận cứ không phù hợp với thực tế lịch sử và hơn nữa, do các tác giả thiếu nguồn tài liệu chứng minh việc Nhà nước phong kiến Việt Nam đã thực sự chiếm hữu và thực thi chủ quyền của mình đối với hai quần đảo từ những năm đầu thế kỷ XVII nên đã có những luận điểm như vậy. Nếu theo quan điểm của các tác giả nêu trên, họ đã khơng tính đến các hoạt động liên tục mang tính chu kỳ của hai đội Hồng Sa và Bắc Hải trong suốt hai thế kỷ, từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX.
+ Thái độ của các nước khác đối với việc Nhà nước phong kiến Việt Nam chiếm hữu hai quần đảo.