Giai đoạn từ năm 1975 đến nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ quyền của việt nam đối với hai quần đảo hoàng sa và trường sa (Trang 63 - 67)

Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, nước Việt Nam hoàn toàn thống nhất, nhà nước Việt Nam đã nhiều lần khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo trong quan hệ với Trung Quốc cũng như các nước có liên quan khác.

Từ năm 1976, Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã nhiều lần gửi cơng hàm cho phía Trung Quốc hoặc ra tun bố khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa.

Tháng 9/1979 và tháng 1/1982, Bộ Ngoại Giao Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã công bố liên tiếp hai cuốn sách trắng bác bỏ những lý lẽ khơng có căn cứ pháp lý của Trung Quốc và khẳng định một lần nữa chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa.

Năm 1988 là thời điểm đánh dấu bước ngoặt về vấn đề tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tháng 2 năm 1988, một lực lượng hải quân của Trung Quốc được không quân hỗ trợ tiến xuống phía Nam Biển Đơng, bắt đầu chiếm bãi Chữ Thập rồi chiếm tiếp 5 bãi ngầm khác trong quần đảo Trường Sa, gây nên một cuộc đụng độ với lực lượng đồn trú của quân đội Việt Nam làm cho phía Việt Nam 01 tàu bị đắm và nhiều chiến sỹ đã hy sinh. Cũng trong năm này, Bộ Ngoại Giao Việt Nam tiếp tục công bố sách trắng với nhan đề: “Các quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa và luật pháp quốc tế”.

Vừa bảo vệ các quần đảo thuộc chủ quyền của mình, vừa mong muốn giữ gìn an ninh chung của khu vực, với một thái độ rất kiềm chế và xây dựng, Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã 3 lần đề nghị với Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đàm phán để giải quyết bất đồng, tranh chấp liên quan đến quần đảo Trường Sa cũng như các tranh chấp khác liên quan đến biên giới và quần đảo Hoàng Sa. Đồng thời trong khi chờ để giải quyết tranh chấp bằng đàm

phán, Việt Nam đã đề nghị hai bên không sử dụng vũ lực và kiềm chế để tình hình khơng xấu thêm.

Tuy nhiên, phía Trung Quốc vẫn một mực khước từ và cịn có thêm hành động bành trướng. Họ đã mở rộng chiếm đóng khu vực quần đảo Trường Sa, chiếm thêm hai bãi san hô nữa vào năm 1993 – 1994.

Sự việc khơng dừng lại ở đó. Tháng 5 năm 1992, một Cơng ty Dầu khí của Trung Quốc là CNOOC đã ký Hợp đồng với Công ty Crestone Energy Corporation của Mỹ thăm dị một lơ nằm trong khu vực biển Trung Quốc gọi là Vạn An Bắc là bãi Tư Chính nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Sau này chính quyền Trung Quốc đã giải thích rằng: Vạn An Bắc “là lãnh thổ Trung Quốc nằm trên thềm lục địa Việt Nam” [15,tr.90].

Như vậy, Trung Quốc khơng chỉ có vấn đề về Hồng Sa và Trường Sa với Việt Nam mà còn mở rộng thêm tranh chấp đối với thềm lục địa Việt Nam.

Sau khi nước Việt Nam hoàn toàn thống nhất, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng trở nên xấu đi, thậm chí phát triển thành xung đột vũ trang vào tháng 2 năm 1979 và kéo dài cho đến những năm đầu của thập kỷ 80. Trong thời gian này, Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã củng cố các vị trí trong quần đảo Trường Sa, tăng cường hoạt động mang tính quyền lực nhà nước trên tất cả các phương diện chính trị quân sự, kinh tế xã hội, văn hoá, giáo dục, tư tưởng. Về phía Cộng hồ nhân dân Trung Hoa, họ tiến xuống phần phía Nam Biển Đơng và từ năm 1988, chiếm một phần quần đảo Trường Sa. Tình hình tranh chấp, đối đầu trong khu vực quần đảo Trường Sa tạo nên nguy cơ xung đột tiềm tàng, có thể bùng phát bất kỳ lúc nào, làm cho các nước trong khu vực Đông Nam Á, các nước ven bờ Biển Đơng rất lo ngại. Chính phủ nước Việt Nam thống nhất sau năm 1975 rõ ràng là người thừa kế các chính phủ đã từng tồn tại từ trước đó trên đất nước Việt Nam và thừa kế chủ quyền đối với toàn bộ lãnh thổ, bao gồm hai quần đảo Hồng Sa

và Trường Sa. Chính phủ nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã làm chủ thực sự, trực tiếp quản lý và khai thác hai quần đảo.

Ý chí khẳng định chủ quyền của Nhà nước Việt Nam thống nhất tiếp tục được duy trì mạnh mẽ. Ngày 09/12/1982, Hội Đồng Bộ Trưởng đã thành lập huyện đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Ngày 28/12/1982, Hội Đồng Bộ Trưởng sáp nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Phú Khánh

(trước đó thuộc tỉnh Đồng Nai).

Từ năm 1974 đến nay, Trung Quốc vẫn chiếm đóng trái phép tồn bộ quần đảo Hoàng Sa. Cùng với việc thay thế quân đội của chính quyền Sài Gịn, Nhà nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam thống nhất đã gia tăng sự có mặt của mình trên quần đảo Trường Sa và hiện nay là quốc gia quản lý nhiều nhất số lượng các đảo và vị trí trong quần đảo Trường Sa (21 vị trí).

Chính phủ Việt Nam cũng đã tổ chức phân lơ, đấu thầu khai thác dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam, trong đó có vùng biển hai quần đảo.

Tóm lại, qua việc phân tích các luận cứ và lịch sử xác lập, thực hiện chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hồng Sa và Trường Sa, có thể kết luận rằng:

Từ lâu trong lịch sử, ít nhất là từ thế kỷ XVII, Nhà nước Việt Nam đã phát hiện, chiếm hữu và thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi hai lãnh thổ này đang còn là lãnh thổ vơ chủ. Từ đó đến nay, mặc dù đã trải qua các chế độ kinh tế, chính trị khác nhau, nhiều thăng trầm lịch sử nhưng Nhà nước Việt Nam đã thực hiện chủ quyền một cách thực sự, liên tục và hồ bình đối với hai quần đảo. Nhà nước Việt Nam ln ln tích cực bảo vệ các quyền và danh nghĩa của mình, kiên quyết phản đối mọi âm mưu, hành động xâm phạm sự toàn vẹn lãnh thổ và quyền lợi của Việt Nam đối với hai quần đảo này. Cơ sở pháp lý và luận cứ lịch sử của Việt Nam đối với hai quần đảo là chắc chắn và chính xác đến mức khơng thể tranh cãi được.

Các luận cứ đó phù hợp với thực tế lịch sử, phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế về vấn đề xác lập chủ quyền lãnh thổ.

CHƢƠNG 4

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ quyền của việt nam đối với hai quần đảo hoàng sa và trường sa (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)