Phƣơng hƣớng giải quyết tranh chấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ quyền của việt nam đối với hai quần đảo hoàng sa và trường sa (Trang 92 - 104)

5.2.1. Đàm phán hồ bình.

Từ trước đến nay, kể cả thời kỳ luật pháp quốc tế còn cho phép sử dụng sức mạnh để giải quyết tranh chấp hoặc để chiếm hữu lãnh thổ, biện pháp “đàm phán hồ bình” vẫn được ưu tiên áp dụng.

Cho đến thời điểm hiện nay, các bên tranh chấp hai quần đảo vẫn chưa chưa sẵn sàng thoả hiệp để giải quyết vì khơng một bên tranh chấp nào chịu nhượng bộ về vấn đề chủ quyền.

Trước nguy cơ xung đột đang tiềm ẩn ở khu vực Biển Đông, một hoạt động quân sự đơn phương cũng có thể kéo theo những hậu quả khơn lường. Vì thế, khơng chỉ có dư luận trong vùng Biển Đông mong muốn các bên tranh chấp cùng đàm phán giải quyết vấn đề một cách hồ bình phù hợp với Hiến chương liên hợp quốc, mà cả dư luận trên toàn thế giới cũng mong mỏi như vậy.

Mặc dù hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận lãnh thổ không thể tranh cãi của Việt Nam, nhưng bên cạnh việc sẵn sàng bảo vệ chủ quyền tồn vẹn lãnh thổ của mình Việt Nam ln sẵn sàng cùng các bên tranh chấp khác trao đổi các biện pháp nhằm giải quyết vấn đề. Việt Nam trước sau như một chủ trương giải quyết mọi bất đồng thông qua thương lượng, đàm phán hồ bình. Với tinh thần đó, từ năm 1978, Việt Nam đã thoả thuận với Malaysia và Philippine sẽ giải quyết mọi tranh chấp, bao gồm cả tranh chấp về vấn đề lãnh thổ trên cơ sở thương lượng hồ bình và hữu nghị.

Đối với Trung Quốc, Việt Nam đã khá nhiều lần đưa ra những đề nghị giải quyết tranh chấp thơng qua đàm phán hồ bình trên tinh thần bình đẳng, tơn trọng lẫn nhau, láng giềng hữu nghị. Lập trường này đã được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam đưa ra từ năm 1974 và được nhắc lại vào các năm 1975, 1976. Tiếp đó, trong các cuộc đàm phán cấp Thứ trưởng giữa hai nước Việt - Trung vào các năm 1977, 1978 Việt Nam đều khẳng định lập trường này. Một điều rất đáng tiếc là phía Trung Quốc đã khơng đáp ứng thiện chí của Việt Nam.

Sau năm 1988, tình hình tranh chấp trên quần đảo Trường Sa trở nên căng thẳng. Chỉ tính riêng trong tháng 3 năm 1988, Việt Nam đã ba lần đề nghị phía Trung Quốc ngồi vào bàn đàm phán để giải quyết các tranh chấp, bất đồng liên quan đến hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, đồng thời đề nghị trong khi chờ giải quyết tranh chấp bằng đàm phán “hai bên không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp và tránh mọi hoạt động có thể làm tình hình xấu thêm”. Tuy nhiên, đáp lại thiện chí của Việt Nam là sự bất hợp tác, thậm chí phía Trung Quốc cịn làm căng thẳng thêm tình hình bằng cách “vu khống” Việt Nam “giả dối”.

Trước sức ép của dư luận và xu thế đối thoại hồ bình, sau khi Việt nam và Trung Quốc bình thường hố quan hệ , Trung Quốc đã bắt đầu chấp

nhận tiến hành các cuộc đàm phán về các vấn đề biên giới lãnh thổ với Việt Nam, bao gồm cả vấn đề hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Dư luận quốc tế trong khu vực và trên thế giới rất quan tâm tới các giải pháp cho tranh chấp đối với hai quần đảo. Các nước ASEAN đã chấp nhận thúc đẩy các cuộc đàm phán về an ninh khu vực nhằm góp phần làm dịu tình hình căng thẳng ở Biển Đông. Hàng loạt các cuộc hội nghị, hội thảo quốc tế đã được tiến hành nhằm tìm ra một số biện pháp khả thi cho việc “giải quyết xung đột tiềm tàng ở Biển Nam Trung Hoa”. Các đề nghị về việc hợp tác cùng thăm dò, khai thác tài nguyên cũng đã thể hiện mong muốn giải quyết hồ bình các tranh chấp ở khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Sau khi gia nhập ASEAN năm 1995, việc tìm tiếng nói chung trong khn khổ ASEAN là điều cần thiết phải tính đến. Tháng 11 năm 1995, tại Hà Nội, Việt Nam và Philippine đã tiến hành trao đổi về quan hệ hai nước, trong đó có vấn đề liên quan đến chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa. Cũng trong năm 1995, hai bên đã ký một tuyên bố chung đề cập đến 9 nguyên tắc ứng xử giữa hai nước ở quần đảo Trường Sa. Trên tinh thần tuyên bố chung đó Việt Nam và Philippine trong những năm qua đã có nhiều hoạt động hợp tác nghiên cứu khoa học biển và đã đạt được những kết quả rất khả quan và có ý nghĩa lớn lao về khoa học cũng như chính trị.

Việt Nam cũng đang xúc tiến đàm phán hồ bình với Malaysia để xây dựng các nguyên tắc ứng xử ở quần đảo Trường Sa nhằm mục đích đạt được một giải pháp cơ bản và lâu dài cho vấn đề quần đảo Trường Sa. Là một trong 5 ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, Trung Quốc có nghĩa vụ tơn trọng luật pháp quốc tế và thực hiện Hiến chương của Liên hợp quốc,

Giải quyết hồ bình các tranh chấp về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sẽ đáp ứng nguyện vọng hồ bình của nhân dân Việt Nam và nhân dân các nước trong khu vực. Đàm phán hồ bình trực tiếp giữa các bên tranh chấp mới là biện pháp giải quyết đúng đắn nhất trong bối cảnh hiện nay.

5.2.2. Về một số phương án đã được đề xuất. 5.2.2.1. Đề nghị của Giáo sư J.R.V. Prescott.

Cố gắng đầu tiên nhằm xác định vùng tranh chấp là của Giáo sư người Australia, J.R.V. Prescott. Ông đã vẽ một đường cách đều giữa bờ biển của các nước ven biển và các đảo, đá nổi lên giữa biển. Các đường này có thể tạo ra hai khu vực khác hẳn nhau. Một khu vực xung quanh quần đảo Hoàng Sa và một khu vực xung quanh quần đảo Trường Sa. Khu vực thứ nhất có thể sử dụng làm vùng khai thác chung giữa Việt Nam và Trung Quốc, khu vực thứ hai có thể sử dụng như một vùng biển chung cho tất cả các bên tranh chấp cùng khai thác.

Đề nghị này nếu được áp dụng sẽ có tác dụng tích cực loại bỏ u sách phi lý “đường lưỡi bò” của Trung Quốc. Mặc dầu vậy, đề nghị của Giáo sư J.R.V. Prescott đã khơng tính đến tính hợp lý về hiệu lực của các đảo, đá, trong vấn đề phân định so với đất liền bởi vì các đảo và các bãi cạn nửa nổi, nửa chìm dù thế nào đi chăng nữa thì cũng khơng thể có hiệu lực pháp lý như các đảo lớn và đất liền được. Vì những lý do đó, giải pháp này khó có thể được các bên tranh chấp sử dụng bởi nếu áp dụng sẽ tạo nên sự bất bình đẳng cho các quốc gia ven biển có vùng biển rộng, bờ biển dài chạy dọc theo chiều dài đất nước như Việt Nam.

5.2.2.2. Phương án của Philippine.

Phương án của Philippine đưa ra nhằm giải quyết tranh chấp đối với quần đảo Trường Sa được cụ thể hoá bằng một đề nghị sử dụng đường cách đều tương tự như trong vụ phân định thềm lục địa Biển Bắc năm 1969.

Theo đề nghị này, trong Biển Đông sẽ vẽ một đường cách đều, theo đó, tất cả những điểm nằm dưới đường trung tuyến hướng về phía đảo Palawan và những vùng phụ cận sẽ thuộc Philippine, cịn những khu vực nằm về phía Tây Nam sẽ thuộc Malaysia. Những khu vực nằm phía Tây đường cách đều sẽ được phân chia cho Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan.

Trong trường hợp quần đảo Trường Sa nằm trên đường cách đều thì Philippine sẽ có vùng “cộng quản”, phi quân sự. Các đơn vị đồn trú sẽ được rút đi, các quyền lợi chung được đặt dưới sự quản lý theo chế độ chung giữa năm nước, sáu bên với một công thức phân chia một cách công bằng.

Các bên tranh chấp phải cam kết đưa những vấn đề không tự giải quyết được ra trước tồ án quốc tế và khơng sử dụng bất kỳ một hành động vũ lực nào để giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, phương án này không đưa ra đề xuất cụ thể về phạm vi quần đảo Trường Sa. Do đó rất khó để các bên liên quan chấp nhận.

5.2.2.3. Đề xuất của Indonesia - “chiếc bánh vòng Donut”.

Giải pháp của Indonesia được đưa ra vào năm 1994, dựa trên những quy định của Công ước năm 1982 về Luật biển. Theo tinh thần của giải pháp này, các nước ven Biển Đơng sẽ có vùng lãnh hải rộng 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở trở ra. Indonesia đề nghị rằng các quốc gia ven bờ khơng được mở rộng thềm lục địa ra ngồi ranh giới vùng đặc quyền kinh tế của họ. Nếu các quốc gia ven bờ Biển Đông chấp nhận đề xuất này thì một phần trung tâm Biển Đơng, vùng nằm ngồi 200 hải lý, kể cả vùng biển và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa sẽ không thuộc quyền tài phán quốc gia.

Theo nội dung của giải pháp này, vùng biển cịn lại khơng thuộc quyền tài phán quốc gia ven Biển Đông sẽ được mở ra cho tất cả các công dân của các bên tranh chấp. Và khơng được sử dụng vào mục đích qn sự. Vùng này khơng có quy chế như các vùng biển của một quốc gia ven biển hoặc quốc gia quần đảo chỉ được sử dụng phục vụ vào mục đích hồ bình, tự do hàng hải.

Giải pháp của Indonesia đưa ra có một số điểm tích cực nhưng khó được các quốc gia ven bờ Biển Đơng chấp nhận vì những lý do:

+ Đề nghị này khơng tính đến quyền lợi riêng của các nước đang tranh chấp và như vậy họ sẽ phải từ bỏ thềm lục địa của mình để có một khu vực

chung được vận hành theo quy định của phần XI, điều 123, Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.

+ Đề nghị này mang tính quốc tế hố Biển Đơng và nguy cơ các nước phương Tây có thể nhảy vào chi phối là rất lớn. Vì những lý do nêu trên, đề xuất của Indonesia cho đến thời điểm này vẫn chưa nhận được sự đồng thuận của các bên liên quan.

5.2.2.4. Giải pháp cộng quản của một số học giả nước ngoài.

Giải pháp cộng quản về vấn đề tranh chấp chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được nhiều học giả nước ngoài đề xuất nhằm ổn định, hồ bình an ninh khu vực. Theo giải pháp này, hai quần đảo sẽ là “khu vực cộng đồng chủ quyền” giữa các bên tranh chấp.

Trước đây, từ những năm 1937, Đại sứ Pháp ở Bắc Kinh đã đề cập đến một hình thức cộng quản chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa, với việc thành lập một Uỷ ban gồm các kỹ thuật viên người Pháp và người Trung Quốc do hai chính phủ hai nước chỉ định. Số lượng các kỹ thuật viên bằng nhau để cùng xem xét và đề xuất những biện pháp cần thiết về an ninh, quốc phòng và phát triển kinh tế các đảo. Tuy nhiên đề nghị của đại sứ Pháp đã khơng được chính phủ Pháp chấp thuận bởi chính phủ Pháp cho rằng giải pháp trên sẽ làm suy yếu lập trường của Pháp trong thương lượng song phương hoặc một giải pháp trọng tài.

Tiến sỹ Mark Valencia thuộc trung tâm Đông Tây Hoa Kỳ đã dựa trên Hiệp ước Châu Âu Nam cực để phác thảo một hiệp ước chung cho quần đảo Trường Sa. Theo nội dung của Hiệp ước này các nguyên tắc chính được thể hiện như sau:

- Các yêu sách về lãnh thổ sẽ được gác lại.

- Tất cả các vị trí qn sự sẽ bị “đơng cứng” (frozen). Không một bên tranh chấp nào được phép triển khai thêm lực lượng quân sự và thiết bị vũ khí mới.

- Các bên từ bỏ sử dụng vũ lực và đồng ý giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hồ bình.

- Một cơ quan quyền lực chung của quần đảo Trường Sa sẽ được thành lập để loại bỏ tranh chấp, tạo nên những điều kiện thuận lợi cho việc thăm dò và khai thác những nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như việc quản lý nghề cá và bảo vệ môi trường.

- Theo giải pháp cộng quản này, có một cơng thức cho việc chia sẻ chi phí và lợi nhuận đó là: Các bên tranh chấp và các nước khác như Nga, Mỹ, Indonesia có thể được chấp nhận như là những thành viên hợp tác.

- Các bên tranh chấp cam kết cùng hợp tác trong việc khai thác chung, thành lập một khu vực hồ bình, hợp tác phi qn sự, khơng có vũ khí hạt nhân.

Khi đề cập tới vấn đề “cộng quản chủ quyền” đối với quần đảo Trường Sa, Giáo sư Monique Chemiller Gendreau, chuyên gia luật pháp quốc tế người Pháp cho rằng chế độ cộng quản có thể sử dụng được trên quần đảo Trường Sa, khi các quốc gia liên quan đồng ý ký kết một hiệp ước đặc biệt thành lập một cơ quan quyền lực chung quản lý hai quần đảo nhằm hai mục tiêu: 1) Đảm bảo an ninh hàng hải trong vùng và 2) Quản lý tài nguyên thiên nhiên trên cơ sở áp dụng Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm1982. Đây là một chế độ pháp lý mà căn cứ vào đó nhiều quốc gia đã thi hành chung chủ quyền đối với một vùng lãnh thổ mà bình thường những nơi đó chỉ có duy nhất một Nhà nước thực thi chủ quyền của mình.

Giải pháp thoả hiệp này thể hiện một sự hợp tác quốc tế “có giới hạn” vào việc quản lý một khu vực tranh chấp và có tác dụng hạn chế nguy cơ gây xung đột vũ trang, giảm căng thẳng chính trị trong khu vực tranh chấp.

Mặc dù, một số học giả nước ngoài cho rằng biện pháp “cộng quản” là một giải pháp tốt cho việc ngăn chặn nguy cơ sử dụng vũ lực có thể xảy ra đối với những tranh chấp trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong vùng

Biển Đông, song theo nội dung của biện pháp cộng quản này, chưa có tác giả nào đề cập tới “hình dáng” một phạm vi của quần đảo Trường Sa cho việc thực hiện chế độ cộng quản.

5.2.3. Cơ chế Toà án quốc tế. 5.2.3.1. Khái quát chung.

Toà án quốc tế (ICJ) là cơ quan tư pháp chính của Liên hợp quốc. Tồ án này hoạt động theo một quy chế riêng, được xây dựng trên cơ sở Quy chế của Toà án thường trực quốc tế (PICJ). Quy chế của Toà án quốc tế kèm theo Hiến chương của Liên hợp quốc và được coi là một bộ phận hợp thành của Hiến chương này.

Thành viên của Liên hợp quốc đều được coi là thành viên của Quy chế Toà án quốc tế. Chức năng và nhiệm vụ của toà án quốc tế là:

- Giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia,

- Đưa ra kết luận tư vấn về các vấn đề pháp lý cho các cơ quan chính và cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc.

Là một trong 6 cơ quan chính của Liên hợp quốc, Tồ án quốc tế cũng được tổ chức và hoạt động theo mục đích và các nguyên tắc của Liên hợp quốc. Theo điều 1 của Hiến chương, tổ chức Liên hợp quốc theo đuổi những mục đích sau: “Duy trì sự hồ bình và an ninh quốc tế”;“loại trừ mối đe doạ

hồ bình, cấm mọi hành vi xâm lược”; “điều chỉnh hoặc giải quyết các vụ

tranh chấp hoặc những tình thế có tính chất quốc tế có thể đưa đến sự phá hoại hồ bình, bằng biện pháp hồ bình theo đúng ngun tắc của cơng lý và pháp luật quốc tế”.

Để đạt được những mục đích nói trên, Tồ án quốc tế hoạt động theo những nguyên tắc đã được quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc như sau:

“Tất cả các thành viên Liên hợp quốc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hồ bình” và “Tất cả các thành viên Liên hợp quốc từ bỏ

đe doạ bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế” (các khoản

3,4, điều 2 của Hiến chương Liên hợp quốc).

Một điều cần lưu ý là Toà án quốc tế chỉ giải quyết tranh chấp giữa các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ quyền của việt nam đối với hai quần đảo hoàng sa và trường sa (Trang 92 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)