Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ quyền của việt nam đối với hai quần đảo hoàng sa và trường sa (Trang 60 - 63)

Hiệp định Giơ-ne-vơ về lập lại hồ bình ở Đơng Dương năm 1954 đã công nhận độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, nhưng tạm thời, nước Việt Nam bị chia cắt thành hai miền Nam – Bắc. Từ vĩ tuyến 17 trở vào, Việt Nam Cộng Hoà thực hiện quyền quản lý bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Và từ vĩ tuyến 17 trở ra phía Bắc, do Việt Nam dân chủ Cộng Hoà quản lý trong thời gian là 2 năm, chờ đợi thống nhất đất nước bằng tổng tuyển cử tự do.

Với tư cách là người có trách nhiệm đối với tồn bộ vùng lãnh thổ nằm dưới vĩ tuyến 17, trong đó có hai quần đảo Hồng Sa và Trường Sa, chính quyền Việt Nam Cộng Hoà đã nghiêm chỉnh thực hiện các hoạt động nhà nước của mình đối với hai quần đảo.

Tháng 4- 1956, chính phủ Việt Nam Cộng Hoà cho quân ra thay thế quân Pháp trên phần phía Tây quần đảo Hồng Sa, đồng thời lên tiếng phản kháng Trung Quốc cho qn ra chiếm phần phía Đơng của quần đảo này. Khi phía Trung Quốc tuyên bố có quyền đối với quần đảo “Tây Sa”, ngày 3/6/1956, Ngoại trưởng Việt Nam Cộng Hoà đã ra tuyên bố bác bỏ quyền đó.

Năm 1959, quân đội Việt Nam Cộng Hồ đã làm thất bại âm mưu của phía Trung Quốc cho “ngư dân” có vũ trang đổ bộ lên các đảo Hữu Nhật, Duy Mộng, và đảo Quang Hồ ở phía Tây quần đảo Hoàng Sa và bắt được 82 “ngư dân” cùng 5 thuyền có vũ trang.

Trong Sắc lệnh ngày 22/10/1956, thay đổi địa giới các tỉnh, thành phố miền Nam, Tổng thống Việt Nam Cộng Hoà đã đặt quần đảo Trường Sa vào địa phận tỉnh Phước Tuy (ngày nay là tỉnh Bình Phước).

Trong Sắc lệnh ngày 13/07/1961, Tổng thống Việt Nam Cộng Hoà cũng đã chuyển quần đảo Hoàng Sa trước kia thuộc tỉnh Thừa Thiên vào tỉnh Quảng Nam, và lập tại đây một đơn vị hành chính gọi Định Hải thuộc quận Hồ Vang, tỉnh Quảng Nam. Tiếp dó, vào năm 1969, Thủ tướng Việt Nam Cộng Hoà đã ký một Nghị định sáp nhập xã Định Hải vào xã Hoà Long, quận Hoà Vang, tỉnh Quảng Nam.

Theo Nghị định ngày 06/09/1973 của Bộ trưởng Bộ Nội Vụ, thi hành quyết định của Hội đồng nội các ngày 9 – 1- 1973, quần đảo Trường Sa được sáp nhập vào xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy.

Năm 1974, lợi dụng việc quân đội Việt Nam Cộng Hoà đang phải đối phó với cuộc tiến cơng của lực lượng vũ trang của chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt nam, Trung Quốc đã sử dụng lực lượng không quân và hải quân chiếm phần phía Tây của quần đảo Hồng Sa. Chính phủ Việt Nam Cộng Hồ đã kịp thời thơng báo cho Chủ tịch Hội đồng Bảo An và Tổng thư ký Liên Hợp quốc, các chính phủ có quan hệ ngoại giao, các chính phủ tham gia Hội nghị Paris về sự kiện Trung Quốc sử dụng vũ lực chiếm đóng quần đảo Hồng Sa, cơng bố cuốn sách trắng về các quyền lịch sử và pháp lý của Việt Nam đối với quần đảo này.

Tại khoá họp thứ hai Hội nghị lần thứ 3 của Liên hợp quốc về luật biển tại Caracas, đại biểu chính quyền Sài Gịn đã tố cáo việc Bắc Kinh chiếm

đóng trái phép quần đảo Hồng Sa. Ngày 30/3/1974, tại Hội nghị kinh tế Viễn Đông họp tại Cô-lôm-bô, đại biểu chính quyền Sài Gịn lại khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngày 26/1/1974, ơng Võ Đơng Giang, phó trưởng đồn đại biểu Chính phủ Cách mạng lâm thời tại Uỷ ban liên hợp bốn bên tại Sài Gịn, đã cơng bố bản tuyên bố sau đây về sự kiện Trung Quốc chiếm đóng quần đảo Hồng Sa:

“Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là những vấn đề thiêng liêng đối với mọi dân tộc. Giữa các nước láng giềng có nhiều vụ tranh chấp vấn đề biên giới và lãnh thổ do lịch sử để lại. Các tranh chấp đó có khi rất phức tạp đòi hỏi được xem xét kỹ càng. Các nước liên quan phải cùng nhau xem xét vấn đề trên tinh thần bình đẳng, tơn trọng lẫn nhau, hữu nghị và láng giềng tốt, và giải quyết vấn đề bằng thương lượng” [15, tr.87 – 88].

Như vậy, chính quyền Việt Nam Cộng Hồ và Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam đã thực hiện một cách thật sự, liên tục và hồ bình chủ quyền của mình đối với hai quần đảo. Thực tiễn pháp lý này đã phủ nhận luận điệu của Trung Quốc về cái gọi là “Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc”. Trung Quốc đã viện dẫn lời phát biểu của Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Việt Nam Cộng Hồ ngày 15/06/1956; Cơng hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng ngày 14/09/1958, tán thành bản tuyên bố của Trung Quốc quy định lãnh hải rộng 12 hải lý; Tuyên bố của Bộ Ngoại Giao Việt Nam phản đối Mỹ quy định khu vực chiến đấu của lực lượng vũ trang Mỹ tại Vịnh Bắc Bộ.

Như vậy, nếu hiểu theo cách của Trung Quốc thì “Việt Nam” nào đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc? Việt Nam Cộng Hoà hay Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà? Các dẫn chứng mà phía Trung Quốc đưa ra có nhiều điểm xuyên tạc, sai sự thật hoặc suy diễn sai lầm mà nhiều học giả trong và ngoài nước đã chỉ ra, cứ cho tất cả những tuyên bố của Hà Nội (Việt Nam Dân Chủ Cộng Hồ) là sự thật đi chăng nữa thì nó cũng khơng giúp ích gì cho phía Trung Quốc trong việc khẳng định “chủ quyền” bởi vì về mặt pháp lý, vào giai đoạn này, chính quyền miền Nam Việt Nam đã thực hiện liên tục, đầy đủ trách nhiệm của mình đối với hai quần đảo. Trong phán quyết về vụ

tranh chấp đảp Palmas, trọng tài Max Huber cũng đã khẳng định: “khơng ai có thể chuyển giao nhiều hơn cái mà họ có” [Theo 31].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ quyền của việt nam đối với hai quần đảo hoàng sa và trường sa (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)