Về nguyên tắc tiến hành hòa giả

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các qui định của Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam 2004 về hòa giải vụ việc dân sự và thực tiễn thực hiện tại Tòa án nhân dân huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội (Trang 95 - 96)

Theo khoản 2 Điều 180 của BLTTDS, việc hòa giải được tiến hành theo nguyên tắc sau:

a, Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận khơng phù hợp với ý chí của mình;

b, Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không được trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội.

Tuy nhiên, trong đời sống xã hội, việc thỏa thuận để giải quyết tranh chấp không phải lúc nào cũng phân định một cách rõ ràng như luật định, mà phải có sự nhường nhịn, bao dung, có lý nhưng cũng phải có tình. Sự khác nhau về địa vị kinh tế, chính trị, xã hội của các đương sự có thể dẫn đến trường hợp tự nguyện thỏa thuận nhưng ở tình thế "kẻ hèn phải nhường người sang" hoặc "tránh voi chẳng xấu mặt nào". Vì vậy, để có được ý chí thực sự của các bên đương sự trong thỏa thuận thì cần thiết phải có sự bình đẳng giữa các bên. Hơn nữa, khi thỏa thuận, nếu các bên không trung thực, đưa ra những thơng tin khơng chính xác hoặc cố tình lừa dối thì thỏa thuận đạt được sẽ không được pháp luật ghi nhận. Mặt khác, khi tiến hành hòa giải, với vai trò là người trung gian, Thẩm phán phải là người có nhiệt huyết cao đối với cơng việc và phải có tính kiên trì, biết lắng nghe để có cơ sở thuyết phục các bên hòa giải. Nếu khơng kiên trì lắng nghe thì Thẩm phán sẽ khơng thể nắm bắt được tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của các bên. Nếu khơng kiên trì giải

thích pháp luật và phân tích những cái được và cái mất cho các bên đương sự thì việc hịa giải sẽ rất khó đạt kết quả.

Ngoài ra, pháp luật quy định chỉ sự thỏa thuận của đương sự không được trái pháp luật và đạo đức xã hội là chưa đủ. Việc hịa giải khơng những vừa phải bảo đảm không trái với pháp luật về nội dung mà cịn phải khơng trái với cả pháp luật tố tụng dân sự vì nội dung sự thỏa thuận của các đương sự tuy không trái pháp luật nhưng q trình hịa giải khơng tn thủ các quy định về hịa giải như khơng triệu tập đúng thành phần tham gia hòa giải, người chủ trì hịa giải khơng có tư cách.v.v.. thì nội dung thỏa thuận có đúng pháp luật vẫn vơ nghĩa.

Từ những phân tích trên, tác giả thấy rằng khoản 2 Điều 180 của BLTTDS cần được sửa đổi bổ sung thêm hai nguyên tắc mới. Cụ thể là việc hòa giải được tiến hành theo nguyên tắc sau:

a, Bảo đảm quyền tự định đoạt của đương sự trong hịa giải; b, Các đương sự bình đẳng và trung thực trong hịa giải; c, Thẩm phán phải tích cực và kiên trì trong hịa giải;

d, Việc hịa giải khơng được trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các qui định của Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam 2004 về hòa giải vụ việc dân sự và thực tiễn thực hiện tại Tòa án nhân dân huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội (Trang 95 - 96)