Cần bổ sung quy định về địa điểm hòa giả

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các qui định của Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam 2004 về hòa giải vụ việc dân sự và thực tiễn thực hiện tại Tòa án nhân dân huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội (Trang 97 - 98)

Theo quy định tại Điều 183 và 186 của BLTTDS thì Tịa án phải thơng báo địa điểm hòa giải cho các đương sự và địa điểm hòa giải phải được ghi trong biên bản hòa giải. Quy định này đã gây ra sự tranh cãi trong thực tế. Có quan điểm cho rằng chỉ được tiến hành hịa giải tại trụ sở Tịa án, có quan điểm lại cho rằng Tịa án có thể tiến hành hịa giải ở bất cứ địa điểm nào vì pháp luật khơng có quy định cấm. Đa số quan điểm cho rằng, có thể tiến hành hịa giải ở bất cứ đâu nhưng khơng phải ở gia đình đương sự hay gia đình Thẩm phán vì theo quy chế của ngành Tịa án thì Thẩm phán không được tiếp xúc với đương sự tại nhà riêng. Tác giả cho rằng, trước khi mở phiên tịa, Tịa án có thể tiến hành hịa giải ở bất cứ địa điểm nào nhưng ở mỗi địa điểm cần phải có quy định riêng về người chứng kiến. Chẳng hạn, nếu hòa giải tại trụ sở ủy ban nhân dân xã nơi đương sự cư trú thì phải có sự chứng kiến của đại diện ủy ban nhân dân xã hay nếu hòa giải ở trại giam thì phải có sự chứng kiến của lãnh đạo trại giam đó... Thậm chí, Tịa án cịn có thể tiến hành hịa giải ngay tại gia đình của đương sự nếu đương sự không thể tự đi lại được, nhưng khi hịa giải phải có sự chứng kiến của chính quyền địa phương và đại diện gia đình...

Để tránh sự tranh cãi và áp dụng thống nhất, cần thiết phải bổ sung quy định về địa điểm hòa giải trong BLTTDS. Tác giả cho rằng có thể bổ sung điều luật quy định về địa điểm hòa giải như sau:

Tòa án tiến hành mở phiên hòa giải tại trụ sở làm việc của TAND thụ lý vụ việc dân sự. Trường hợp trong vụ việc dân sự có đương sự khơng thể có mặt tại trụ sở Tịa án để tham gia hịa giải thì Thẩm phán có thể quyết định mở phiên hịa giải bên ngồi trụ sở Tịa án nhưng phải được ghi rõ trong thông báo về phiên hịa giải và ngồi những thành phần phiên hòa giải theo quy định tại Điều 184 của BLTTDS, bắt buộc phải có sự tham gia của chính quyền địa phương và đại diện gia đình hoặc đại diện cơ quan quản lý trực tiếp của đương sự.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các qui định của Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam 2004 về hòa giải vụ việc dân sự và thực tiễn thực hiện tại Tòa án nhân dân huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội (Trang 97 - 98)