Cần sửa đổi, bổ sung quy định về thành phần phiên hòa giả

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các qui định của Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam 2004 về hòa giải vụ việc dân sự và thực tiễn thực hiện tại Tòa án nhân dân huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội (Trang 98 - 99)

Theo quy định tại Điều 184 của BLTTDS thì thành phần tham gia hòa giải bao gồm: Thẩm phán chủ trì phiên hịa giải, Thư ký Tịa án ghi biên bản hòa giải, các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự và người phiên dịch nếu đương sự không biết tiếng Việt. Như đã nêu trên, quy định này đã dẫn đến việc tranh cãi về vấn đề là có phải đưa người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vào tham gia phiên hịa giải hay khơng? Có Thẩm phán khi hòa giải đã đưa người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương

sự vào tham gia phiên hòa giải nhưng có Thẩm phán lại khơng đưa họ vào tham gia phiên hòa giải.

Theo đánh giá tại Hội nghị tổng kết cơng tác thi đua của ngành Tịa án 6 tháng đầu năm 2009, Chánh án TANDTC đã khen ngợi những đơn vị có tỷ lệ án hịa giải thành cao. Đặc biệt, Chánh án đã đưa ra bài học kinh nghiệm là có một số đơn vị đã biết vận dụng đưa cả đại diện nội, ngoại của hai bên đương sự cùng các ban ngành ở địa phương vào tham gia hòa giải nên kết quả hòa giải thành rất cao. Tuy vậy, đây là một thực tiễn. Để thực hiện thống nhất phải có quy định của pháp luật.

Song quy định về thành phần tham gia hòa giải tại Điều 184 của BLTTDS là quy định khép kín. Vì vậy, phải sửa quy định này thành quy định mở. Theo đó, ngồi những thành phần bắt buộc như điều luật này đã quy định, Tịa án có thể mời thêm những thành phần khác nếu thấy cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các qui định của Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam 2004 về hòa giải vụ việc dân sự và thực tiễn thực hiện tại Tòa án nhân dân huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội (Trang 98 - 99)