Các quy định về thẩm quyền hòa giải vụ việc dân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các qui định của Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam 2004 về hòa giải vụ việc dân sự và thực tiễn thực hiện tại Tòa án nhân dân huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội (Trang 49 - 51)

Về nguyên tắc, việc hòa giải vụ việc dân sự được thực hiện trước khi mở phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ việc dân sự theo thủ tục sơ thẩm. Vì vậy, Tịa án thụ lý giải quyết vụ việc dân sự theo thủ tục sơ thẩm sẽ hòa giải trước khi đưa vụ việc ra giải quyết tại phiên tòa, phiên họp, trừ những vụ việc pháp luật quy định khơng được hịa giải hoặc những vụ việc khơng hịa giải được.

Theo quy định tại Điều 25, 27 và 33 của BLTTDS, TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm: những tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quốc tịch Việt Nam; tranh chấp về quyền sở hữu tài sản; tranh chấp về hợp đồng dân sự; tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ (trừ những tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao cơng nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận); tranh chấp về thừa kế tài sản; tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật; tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật; ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn; tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ; tranh chấp về cấp dưỡng và các tranh chấp khác theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Điều 26, 28 và 33 của BLTTDS, TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết: những yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc quyết định tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó; yêu cầu tuyên bố một người mất tích, hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích; yêu cầu tuyên bố một người là đã chết, hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết; yêu cầu hủy bỏ việc kết hôn trái pháp luật; u cầu cơng nhận thuận tình ly hơn, ni con, chia tài sản khi ly hôn; yêu cầu công nhận sự thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn; yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau ly hôn; yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi và các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật [34].

Trường hợp Tòa án thụ lý vụ việc dân sự đã hịa giải, sau đó mới chuyển vụ việc cho Tịa án khác giải quyết thì Tịa án nhận giải quyết vụ việc có thể tiến hành hịa giải hoặc khơng hịa giải vì pháp luật khơng có quy định bắt buộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các qui định của Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam 2004 về hòa giải vụ việc dân sự và thực tiễn thực hiện tại Tòa án nhân dân huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội (Trang 49 - 51)