Giai đoạn từ năm 2004 đến nay

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các qui định của Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam 2004 về hòa giải vụ việc dân sự và thực tiễn thực hiện tại Tòa án nhân dân huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội (Trang 41 - 42)

Để đáp ứng nhu cầu điều chỉnh việc giải quyết các tranh chấp dân sự trong tình hình mới, khắc phục những tồn tại trong hệ thống PLTTDS, ngày 15 tháng 6 năm 2004, Bộ luật Tố tụng dân sự đã được Quốc hội khóa XI thơng qua tại kỳ họp thứ V. Sau khi BLTTDS được ban hành, TANDTC và các cơ quan hữu quan đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật này như: Nghị quyết số 32/2004/QH11 ngày 15/6/2004 của Quốc hội về việc thi hành BLTTDS; Nghị quyết số 742/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 24/12/2004 của ủy ban thường vụ Quốc hội về việc giao thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự quy định tại Điều 33 của BLTTDS cho TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 của HĐTP TANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất "Những quy định chung" của BLTTDS; Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP ngày 17/9/2005 của HĐTP TANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTDS về "chứng minh và chứng cứ"; Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 HĐTP TANDTC hướng dẫn thi hành các quy định trong Phần thứ hai "Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm" của BLTTDS; Nghị quyết số 05/2006/NQ-HĐTP ngày 04/8/2006 của HĐTP TANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ ba "Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm" của BLTTDS...

BLTTDS quy định những nguyên tắc cơ bản trong TTDS; trình tự và thủ tục khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết các vụ việc dân sự, hơn nhân và

gia đình, kinh doanh thương mại, lao động; trình tự và thủ tục giải quyết vụ việc dân sự; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng... bảo đảm cho việc giải quyết các vụ việc dân sự được nhanh chóng, chính xác, cơng minh và đúng pháp luật. Ngồi việc kế thừa những điểm hợp lý của các quy định trong các văn bản luật trước đây về hòa giải, BLTTDS và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật này còn bổ sung nhiều quy định mới như quy định về thành phần hịa giải, việc thơng báo hịa giải, trình tự thủ tục hịa giải v.v... Các quy định của BLTTDS và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật này về hòa giải vụ việc dân sự là một bộ phận chủ yếu của chế định hòa giải trong PLTTDS hiện hành. Việc ban hành BLTTDS đánh dấu bước phát triển quan trọng của hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và PLTTDS nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các qui định của Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam 2004 về hòa giải vụ việc dân sự và thực tiễn thực hiện tại Tòa án nhân dân huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội (Trang 41 - 42)