Cần sửa đổi, bổ sung quy định về nội dung hòa giả

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các qui định của Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam 2004 về hòa giải vụ việc dân sự và thực tiễn thực hiện tại Tòa án nhân dân huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội (Trang 99 - 100)

Nội dung hịa giải chính là những vấn đề cần giải quyết trong vụ án. Mỗi một vụ án lại có nội dung hịa giải khác nhau. Điều 185 của BLTTDS quy định về nội dung hòa giải, song nội dung của điều luật lại nói về trình tự của phiên hịa giải. Mặc dù mỗi vụ việc dân sự lại có nội dung hịa giải khác nhau, nhưng các nhà làm luật có thể phân chia các tranh chấp ra làm nhiều nhóm khác nhau để quy định nội dung hịa giải cho từng nhóm, hoặc có thể quy định mang tính định hướng để Tịa án có tiêu chí để áp dụng một cách thống nhất.

3.2.1.7. Cần bổ sung quy định về án phí trong từng giai đoạn hòa

giải thành

Theo quy định tại Điều 131 của BLTTDS thì trước khi mở phiên tịa, Tòa án tiến hành hòa giải nếu các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì họ chỉ phải chịu 50% mức án phí mà họ phải chịu

theo quy định của pháp luật [34]. Như vậy, trước khi mở phiên tòa, các đương sự hịa giải thành thì họ phải chịu 50% mức án phí mà họ phải chịu theo quy định của pháp luật, còn khi Tòa án đã đưa vụ án ra xét xử mà tại phiên tòa sơ thẩm, các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì họ vẫn phải chịu 100% án phí.

Quy định này khơng khuyến khích các đương sự tự thỏa thuận hòa giải tại phiên tòa sơ thẩm. Đồng thời, quy định này cũng gây khó khăn cho các Thẩm phán khi quyết định mức án phí trong trường hợp các đương sự hòa giải thành trước khi mở phiên tòa. Hơn nữa, nếu chỉ áp dụng một mức án phí chung như vậy cũng là không phù hợp. Bởi lẽ, khi Tòa án mở phiên hòa giải lần đầu thì thường Tịa án chưa phải mất nhiều thời gian, công sức để giải quyết vụ án. Còn khi Tòa án đã tiến hành thẩm định, định giá tài sản thì cũng có nghĩa là Tịa án đã xác minh, thu thập đầy đủ chứng cứ để sẵn sàng đưa vụ án ra xét xử, việc hòa giải sau khi định giá mang tính chất tạo điều kiện lần cuối để các đương sự có cơ hội hịa giải với nhau. Do vậy, mức án phí của vụ án hòa giải thành tại mỗi thời điểm phải khác nhau. Có thể hồn thiện theo hướng sau:

- Nếu các đương sự tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án ngay từ lần hòa giải đầu tiên thì họ phải chịu một khoản án phí theo một mức quy định cứng.

- Nếu các đương sự tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án sau khi Tòa án đã tiến hành định giá tài sản thì họ phải chịu 50% mức án phí mà họ phải chịu theo quy định của pháp luật.

- Nếu tại phiên tòa sơ thẩm, các đương sự tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tồn bộ vụ án thì họ phải chịu 75% mức án phí mà họ phải chịu theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các qui định của Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam 2004 về hòa giải vụ việc dân sự và thực tiễn thực hiện tại Tòa án nhân dân huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)