CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM 2004 VỀ HÒA GIẢI VỤ VIỆC DÂN SỰ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các qui định của Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam 2004 về hòa giải vụ việc dân sự và thực tiễn thực hiện tại Tòa án nhân dân huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội (Trang 44 - 45)

VỀ HÒA GIẢI VỤ VIỆC DÂN SỰ

Để giải quyết vụ việc dân sự, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, Tịa án khơng chỉ xét xử mà còn hòa giải vụ việc dân sự. Tại Điều 5 của BLTTDS quy định: "Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, các đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi các yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không trái pháp luật và đạo đức xã hội" [34]. Điều đó có nghĩa là các đương sự hồn tồn có quyền tự mình quyết định việc có tham gia tố tụng hay khơng. Khi tham gia tố tụng, các đương sự có quyền tự mình thỏa thuận với nhau về các vấn đề tranh chấp, miễn sao sự thỏa thuận đó khơng trái với pháp luật và đạo đức xã hội. Tuy nhiên, BLTTDS cũng quy định trách nhiệm của Tòa án đối với việc hòa giải. Tại Điều 10 quy định: "Tịa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này" [34]. Theo quy định này thì hịa giải là thủ tục bắt buộc Tịa án phải tiến hành khi giải quyết vụ việc dân sự, nếu Tòa án bỏ qua thủ tục này mà đưa vụ án ra xét xử thì Tịa án đã vi phạm thủ tục tố tụng. Tuy nhiên, việc hòa giải như thế nào, Tòa án được hòa giải đến đâu và Tịa án phải làm gì khi tiến hành hòa giải... đều phải căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành. Các quy định của BLTTDS về hòa giải vụ việc dân sự là một bộ phận quan trọng của chế định hòa giải trong PLTTDS Việt Nam. Những vấn đề liên quan đến hòa giải vụ việc dân sự đều được quy định trong Bộ luật này. Đối với các việc dân sự, BLTTDS khơng có quy định cụ thể về thủ tục hịa giải việc dân sự. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 311 của BLTTDS thì Tịa án áp dụng những quy định của chương XX và những quy định khác của Bộ luật không

trái với quy định của chương XX để giải quyết những việc dân sự. Do vậy, Tòa án áp dụng các quy định của BLTTDS về thủ tục hòa giải vụ án dân sự để hòa giải việc dân sự.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các qui định của Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam 2004 về hòa giải vụ việc dân sự và thực tiễn thực hiện tại Tòa án nhân dân huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội (Trang 44 - 45)