6. Kết cấu luận văn
1.3. Kinh nghiệm tham gia chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu của Trung Quốc
1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp Việt Nam
Ngành dệt may Trung Quốc là một trong những ngành công nghiệp quan trọng của quốc gia này. Với việc tận dụng được những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, sự đầu tư đúng đắn vào các khâu đem lại lợi nhuận cao, tăng cường đầu tư vào cơng nghệ, đổi mới các quy trình quản lý mà Trung Quốc đã thật sự thành công trong việc đưa ngành công nghiệp truyền thống mũi nhọn này ngày một phát triển mạnh mẽ. Chúng ta sẽ cùng nhau xem xét một số khâu trong chuỗi cung ứng của Trung Quốc đã có những bước tiến như thế nào trong năm 2018.
Trong hệ thống marketing, việc bán lẻ đã cộng thêm vào một phần giá trị gia tăng là 351.900 triệu NDT ứng với 34,16% giá trị đầu vào của khâu. Giá trị bán buôn là 1.055.200 triệu NDT ứng với 13.22% chi phí đầu vào.
Hệ thống sản xuất với việc chú trọng vào công nghệ và nghiên cứu thị trường đã đưa ra được những sản phẩm mới nâng cao giá trị của chuỗi. Năm 2018, số tiền bỏ ra cho việc nghiên cứu sản phẩm mới là 2.136.570 nghìn NDT trong khi đó doanh thu thu về từ việc bán những sản phẩm này là 42.788.440 nghìn NDT, gấp 20 lần so với chi phí bỏ ra nghiên cứu. Công đoạn R&D cũng được đầu tư với số tiền 1.495.120 nghìn NDT.
Trung Quốc đã chú trọng đến việc xây dựng các thương hiệu may mặc có uy tín trên thế giới, ngay từ những năm đầu thế kỷ 21 Trung Quốc đã nhanh chóng sản xuất theo hình thức OEM để nâng cao giá trị gia tăng trong chuỗi cung ứng của mình. Và hiện nay Trung Quốc cũng đang tăng dần giá trị trong chuỗi với việc chuyển dần từ OEM sang ODM (original design manufacturing - sản xuất thiết kế gốc) và cao nhất là OBM (own brandname manufacturing - sản xuất theo nhãn hiệu riêng).
Tóm lại có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp Việt Nam như sau:
Một là, nâng tỷ lệ nội địa hóa và chủ động nguồn nguyên liệu. Trung Quốc là
quốc gia sản xuất và cung ứng nguyên phụ liệu ngành công nghiệp dệt may lớn nhất trên thế giới. Năm 2009 tổng sản lượng sản xuất nguyên phụ liệu ước tính chiếm gần 50% sản lượng thế giới. Vì vậy Trung Quốc đã gần như chủ động được nguồn nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất hàng may mặc của mình. Có được thành công như vậy là do sự nỗ lực của các doanh nghiệp dệt may Trung Quốc và đặc biệt là nhận được sự hỗ trợ lớn của Chính phủ Trung Quốc. So với Trung Quốc thì ngành cơng nghiệp dệt và phụ trợ Việt Nam hiện nay rất yếu, dẫn đến 70% nguyên phụ liệu phải nhập khẩu từ nước ngồi, giá trị gia tăng khơng cao, thiếu linh hoạt và hạn chế khả năng đáp ứng nhanh. Vì vậy vấn đề nhu cầu về cung cấp nguyên liệu bơng, xơ trong nước hiện cịn nhiều khoảng trống và thiếu ổn định, trong khi đây là những "đầu vào" thiết yếu cho ngành Dệt May trong việc nâng cao giá trị trên thị trường thế giới.
Từ những thành công trong việc sản xuất và cung ứng nguyên phụ liệu của ngành dệt may Trung Quốc. Hiện nay Việt Nam cũng đang từng bước triển khai thực hiện các chủ trương, chiến lược phát triển cung ứng nguồn nguyên liệu cho ngành dệt may của mình. Trước mắt nâng cấp những nhà máy hiện tại để xây dựng công nghiệp phụ trợ đáp ứng một phần nhu cầu nguyên vật liệu trong nước nhằm hạn chế sự phụ thuộc bởi nguyên liệu đầu vào của nước ngồi. Đầu tư các khu cơng nghiệp (KCN) dệt may tập trung, phát triển ngành bông và dệt, nhuộm; thúc đẩy nghiên cứu khoa học; phát triển thương hiệu sản phẩm.
Hai là, xây dựng chiến lược hoạt động toàn cầu đặc biệt chú trọng đến thị trường tiêu thụ nội địa. Ngoài những thị trường truyền thống như Mỹ, EU, Nhật Bản
thì trong vài năm trở lại đây Trung Quốc mở rộng thị trường xuất khẩu hàng dệt may tới các nước Châu Á, Nga, Châu Phi,v.v...
Nhưng do suy thối kinh tế tồn cầu từ năm 2008 nên các công ty xuất khẩu Trung Quốc hiện đang tập trung hướng về thị trường nội địa nhằm bán sản phẩm do tình hình kinh tế ảm đạm khiến lượng đơn đặt hàng nước ngoài giảm sút. Mặc dù sản xuất rất nhiều sản phẩm cho các hãng nổi tiếng thế giới, nhiều nhà sản xuất Trung
Quốc vẫn gặp nhiều trở ngại trong việc thâm nhập thị trường nội địa do cạnh tranh khắc nghiệt, thiếu thương hiệu và mạng lưới phân phối.
Khi nhu cầu tiêu dùng tại Bắc Mỹ và châu Âu sụt giảm mạnh và cắt các hợp đồng và đơn đặt hàng. Các công ty xuất khẩu Trung Quốc phải tìm kiếm thị trường mới. Mặc dù kinh tế Trung Quốc vẫn phải dựa vào hai trụ cột chính là vốn đầu tư và xuất khẩu, tiêu dùng nội địa vẫn đang dần mở rộng. Doanh số bán lẻ tăng 21,6% trong năm 2008 nhờ thu nhập người dân tăng và các chương trình của chính phủ nhằm khuyến khích tiêu dùng tại các khu vực nơng thơn. Mặc dù có những khó khăn, người tiêu dùng Trung Quốc vẫn được hưởng lợi từ việc chuyển hướng này. Với nhiều hàng hóa đáng ra được xuất khẩu sang phương Tây lại được bày bán trong nước, người mua hàng Trung Quốc giờ đây có nhiều lựa chọn sản phẩm chất lượng hơn.
Cũng giống như Trung Quốc, thị trường xuất khẩu may mặc truyền thống của Việt Nam là 3 thị trường chủ yếu Mỹ, EU, Nhật Bản. Từ năm 2007 khi việt Nam gia nhập WTO, đặc biệt năm 2008 suy thối kinh tế tồn cầu thì nước ta chú trọng nhiều hơn đến thị trường tiêu thụ nội địa và bước đầu mở rộng thị trường xuất khẩu hàng may mặc sang các nước láng giềng Châu Á, Nga...
Ba là, tận dụng lợi thế lao động rẻ ở khu vực nông thôn. Năm 1990, gần 90%
giá trị xuất khẩu hàng dệt may Trung Quốc là từ ngành công nghiệp dựa vào nông thơn và 15 tập đồn mạnh nhất cũng là các doanh nghiệp ở nông thôn. Định hướng này thúc đẩy q trình cơng nghiệp hóa nơng thơn và tận dụng được lợi thế giá lao động rẻ. Kế đến là sự đóng góp của trên 100.000 doanh nghiệp xuất khẩu dệt may nhỏ và vừa với hệ thống sản xuất linh hoạt, có khả năng thay đổi nhanh chóng dịng sản phẩm cho phù hợp với thị trường.
Việt Nam cũng là nước có lực lượng lao động rẻ tập trung chủ yếu ở khu vực nơng thơn. Vì vậy để thu hút và tận dụng được nguồn lao động này các doanh nghiệp đã xây dựng nhà máy ở khu vực đó để đào tạo họ trở thành những công nhân phục vụ cho việc sản xuất hàng dệt may của doanh nghiệp mình. Điển hình như Cơng ty cổ phần sợi Thế Kỷ (TP.HCM), cuối năm 2009 đã khởi cơng xây dựng một nhà máy có
cơng suất 25.000 tấn/năm với tổng vốn 550 tỷ đồng đến Bình Dương. Cơng ty TNHH Liên Anh cũng đã đầu tư một trung tâm NPL dệt may và da giày tại huyện Dĩ An, Bình Dương với quy mô rộng 160.000m2, nằm giữa khu vực trọng điểm kinh tế của Đông Nam Bộ. Vốn đầu tư cho giai đoạn 1 là hơn 12 triệu USD và giai đoạn 2 dự kiến khoảng 10 triệu USD. Những nhà máy này thu hút số lượng lao động đông và tận dụng được nguồn nhân công rẻ sẽ tác động trực tiếp đến cơ cấu sản xuất của cả hai ngành dệt may và da giày, nhằm thúc đẩy doanh nghiệp chuyển từ gia cơng sang sản xuất.
Ngồi ra, các doanh nghiệp Trung Quốc còn thuê chuyên gia nước ngoài tư vấn về nhân sự, kinh doanh, sản xuất; hợp tác với các công ty tên tuổi; thiết lập nhiều chi nhánh ở nước ngồi và hình thành mạng lưới sản xuất và tiếp thị xuyên lục địa. Trung Quốc cịn mạnh dạn thực hiện chính sách tư nhân hóa, cho phá sản các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, đổi mới trang thiết bị, áp dụng công nghệ mới.
Nhờ đó, Trung Quốc tạo ra được hàng hóa giá rẻ làm lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế, đáp ứng được nhiều loại phẩm cấp hàng hóa cho thị trường EU. Vì thế, doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần nghiên cứu kỹ tác động của việc Trung Quốc được bãi bỏ hạn ngạch dệt may vào thị trường EU để định hướng mặt hàng và quốc gia xuất khẩu. Doanh nghiệp Việt Nam cần nhìn rõ góc độ “cầu” của thị trường EU về thị hiếu, tính đa dạng của sản phẩm dệt may từ phẩm cấp thấp đến chất lượng cao, sức mua để tìm cách thích ứng, tổ chức lại sản xuất cho hiệu quả hơn, nâng cao lợi thế cho sản phẩm dệt may Việt Nam.
Bốn là, từng bước chuyển đổi từ phương thức sản xuất OEM sang phương thức sản xuất ODM. Giống như những năm 1980, 1990 của Trung Quốc, hiện nay
các doanh nghiệp may mặc Việt Nam chủ yếu sản xuất hàng may mặc theo phương thức gia công (OEM). Phải đến những năm 2000 một số các doanh nghiệp dệt may Trung Quốc từng bước chuyển từ phương thức sản xuất OEM sang ODM.
Việt Nam phát triển ngành ngành công nghiệp dệt may sau 10 – 15 năm so với Trung Quốc. Vì hiện nay ở nước ta khâu thiết kế mẫu mốt chưa phát triển, tỷ lệ làm hàng theo phương thức FOB còn thấp, hiệu quả sản xuất thấp. Ý tưởng thiết kế là
khâu có tỷ suất lợi nhuận cao trong chuỗi giá trị thì lại là khâu yếu nhất của ngành may mặc Việt Nam. Chỉ khoảng 30% giá trị xuất khẩu của ngành dưới dạng FOB (tức là có tham gia vào khâu ý tưởng và thiết kế) cịn lại xuất khẩu dưới hình thức gia cơng.
Kết luận chương 1
Chương 1 luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng toàn cầu, chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu và tham gia chuỗi cung ứng dệt mày toàn cầu của doanh nghiệp. Luận văn đã thực hiện nghiên cứu cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng toàn cầu và chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu như khái niệm, phân loại, vai trị chuỗi cung ứng. Chuỗi cung ứng tồn cầu và chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu. Cơ sở lý luận tham gia chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu của doanh nghiệp. Kinh nghiệm tham gia chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu của Trung Quốc và bài học cho doanh nghiệp Việt Nam.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THAM GIA CHUỖI CUNG ỨNG DỆT MAY
TOÀN CẦU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM: NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN