6. Kết cấu luận văn
1.1. Khái quát chuỗi cung ứng toàn cầu và chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu
1.1.2. Chuỗi cung ứng toàn cầu
Trước khi tìm hiểu về chuỗi cung ứng tồn cầu, cần phải làm rõ chuỗi cung ứng là gì?
Chuỗi cung ứng nói đến một loạt các hoạt động cần thiết để biến một sản phẩm (hoặc dịch vụ) từ lúc còn là khái niệm, thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau, đến khi phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng. Tiếp đó, một chuỗi cung ứng tồn tại khi tất cả những người tham gia trong chuỗi hoạt động để tạo ra tối đa giá trị trong toàn chuỗi. Định nghĩa này có thể giải thích theo
nghĩa hẹp và nghĩa rộng như sau:
Theo nghĩa hẹp: Một chuỗi cung ứng gồm một loạt các hoạt động thực hiện
trong một công ty để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Các hoạt động này có thể gồm: giai đoạn xây dựng khái niệm và thiết kế, quá trình mua vật tư đầu vào, sản xuất, tiếp thị và phân phối, thực hiện các dịch vụ hậu mãi,v.v…..Tất cả các hoạt động này tạo thành một “chuỗi” kết nối người sản xuất với người tiêu dùng. Mặt khác, mỗi hoạt động lại bổ sung giá trị cho thành phẩm cuối cùng.
Theo nghĩa rộng: Chuỗi cung ứng là một phức hợp những hoạt động do nhiều
người tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuất sơ cấp, người lắp ráp, người cung ứng dịch vụ,v.v...) để sản xuất ra bất cứ một hàng hóa hay dịch vụ nào đó. Quy trình sản xuất một sản phẩm và dịch vụ theo một trật tự đầy đủ các hoạt động tạo giá trị gia tăng cần thiết để đưa sản phẩm chuyển từ khái niệm đến thiết kế, tìm kiếm nhà cung ứng, chế tạo các bộ phận linh kiện, lắp ráp, khai thác thị trường và tiếp thị, phân phối và hỗ trợ cho người tiêu dùng cuối cùng để tạo thành một chuỗi cung ứng.
Cách tiếp cận theo nghĩa rộng không xem xét các hoạt động do một doanh nghiệp duy nhất tiến hành, mà nó xem xét cả các mối liên kết ngược và xuôi cho đến khi một sản phẩm được sản xuất được kết nối với người tiêu dùng cuối cùng.
Từ khái niệm trên cho thấy chuỗi cung ứng là tồn bộ các hoạt động mà cơng ty thực hiện khi tạo ra một sản phẩm kể từ khi nó bắt đầu được phát minh đến khi nó được bán ra thị trường cũng như những sản phẩm dịch vụ sau bán hàng có liên quan tới sản phẩm đó. Những hoạt động trong chuỗi cung ứng bao gồm: thiết kế, sản xuất, marketing, phân phối và các dịch vụ cung cấp cho khách hàng cuối cùng. Tổng hợp
của các hoạt động này tạo nên một chuỗi cung ứng. Chuỗi cung ứng có thể được tạo ra bởi một cơng ty và cũng có thể được tạo ra bởi nhiều cơng ty khác nhau. Các hoạt động trong chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm cả hoạt động sản xuất hàng hóa hữu hình mà cịn bao gồm các hoạt động dịch vụ. Một số nhà nghiên cứu chia chuỗi cung ứng thành chuỗi cung ứng giản đơn và chuỗi cung ứng mở rộng. Chuỗi cung ứng giản đơn được hiểu như là chuỗi của các hoạt động cơ bản từ điểm đầu đến điểm cuối của một sản phẩm, ví dụ thiết kế, sản xuất, phân phối và tiêu dùng. Chuỗi cung ứng mở rộng là chuỗi chi tiết hóa các hoạt động cơ bản trong chuỗi cung ứng giản đơn, mức độ chi tiết hóa các hoạt động cơ bản càng cao càng cho ta thấy sự tham gia của các thành phần trong chuỗi. Nhắc tới chuỗi cung ứng, không thể không nhắc tới 3 đặc điểm quan trọng nhất về chuỗi cung ứng đó là nó tạo ra liên kết giữa các doanh nghiệp, các khâu trong chuỗi tuân theo một tiêu chuẩn và lợi nhuận được chia sẻ theo khả năng tham gia vào chuỗi của các bên.
Tạo ra liên kết giữa các doanh nghiệp thông qua làm việc cùng nhau trong chuỗi cung ứng. Đặc điểm này đòi hỏi những người quản lý chuỗi cung ứng phải có chính sách điều phối tốt để đưa ra những quyết định kịp thời quá trình vận hành của chuỗi.
Trong chuỗi cung ứng, tất cả các khâu đều phải được tuân theo một tiêu chuẩn và luôn cần được cải tiến để có thể tăng khả năng cạnh tranh với các chuỗi khác.
Chuỗi cung ứng thành công khi lợi nhuận tạo ra trong chuỗi được chia sẻ một cách hợp lý cho các bên tham gia. Như vậy, các bên tham gia vào chuỗi cung ứng mới có thêm động lực phát huy hết vai trị của họ trong chuỗi.
Trong chuỗi cung ứng có thể chia thành ba giai đoạn chính: Thượng nguồn gồm các cơng đoạn nghiên cứu và triển khai (R&D), thiết kế, sản xuất các bộ phận linh kiện chính. Trung nguồn gồm cơng đoạn lắp ráp, gia công. Hạ nguồn là tiếp thị, xây dựng mạng lưới lưu thông, khai thác và tiếp cận thị trường. Ba giai đoạn này kết hợp thành một chuỗi cung ứng của một sản phẩm. Thông thường trong chuỗi cung ứng của một ngành thì giá trị gia tăng sẽ được tạo ra nhiều nhất ở khâu R&D và marketing, tiếp đến là khâu thiết kế và phân phối, cịn khâu sản xuất, gia cơng và lắp
ráp sẽ tạo ra giá trị gia tăng thấp nhất. Chính vì vậy, các nước phát triển có thương hiệu nổi tiếng trên thế giới chỉ tập trung vào các khâu tạo ra giá trị gia tăng cao, còn những khâu tạo ra giá trị gia tăng thấp sẽ được chuyển sang các nước khác, trong đó