Tham gia chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuỗi cung ứng toàn cầu ngành dệt may và sự tham gia của doanh nghiệp việt nam nghiên cứu điển hình tại tổng công ty cổ phần may việt tiến (Trang 32 - 37)

6. Kết cấu luận văn

1.2. Tham gia chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu của doanh nghiệp

1.2.1. Khái niệm tham gia chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu của doanh nghiệp

Nhà phân phối, nhà cung ứng là nhóm đối tượng quan trọng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp, bởi lẽ doanh nghiệp cần sản suất/buôn bán những sản phẩm chất lượng tốt với chi phí sản xuất thấp nhất và phân phối chúng đến tay người tiêu dùng một cách có hiệu quả nhất. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp cần một nguồn nguyên vật liệt/sản phẩm đầu vào với đủ số lượng, đạt chất lượng với giá cả cạnh tranh. Nhà cung cấp cũng cần có khách hàng để tiêu thụ sản phẩm của mình và phải có sự duy trì uy tín về chất lượng hàng hóa cung cấp. Do đó doanh nghiệp và nhà cung cấp cần có sự hợp tác với nhau trong mối quan hệ cả hai cùng có lợi.

1.2.2. Các doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu

Chuỗi cung ứng có thể được thực hiện trong phạm vi một khu vực địa lý hoặc trải rộng trong phạm vi nhiều quốc gia và trở thành chuỗi cung ứng tồn cầu (Global value chain). Theo cách nhìn này, các doanh nghiệp từ nhiều quốc gia trên thế giới sẽ đóng vai trị như những mắt xích quan trọng và có thể chi phối sự phát triển của chuỗi cung ứng. Việc phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo quan điểm chuỗi cung ứng chính là một phương pháp hữu hiệu để đánh giá tốt nhất năng lực cạnh tranh, cũng như vai trò và phạm vi ảnh hưởng của quốc gia trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Đối với ngành dệt may, quan hệ theo chiều dọc của ngành này được biểu hiện dưới dạng chuỗi cung ứng đơn giản theo hình vẽ sau:

Hình 1.1. Chuỗi cung ứng sản xuất hàng dệt may đơn giản

(Nguồn: Phân tích chuỗi cung ứng và tổ chức quan hệ liên kết của doanh nghiệp may xuất khẩu ở Việt Nam (Nguyễn Thị Đông 2015))

Trong chuỗi cung ứng trên, các giai đoạn sản xuất nguyên liệu, kéo sợi, dệt vải, nhuộm, in vải được gọi là nguồn nguyên liệu đầu vào. Đây cũng chính là các ngành cơng nghiệp phụ trợ và có liên quan chặt chẽ đến ngành cắt may. Còn các giai đoạn cắt may, phân phối hàng may được coi là các công đoạn sản xuất và phân phối sản phẩm. Cơng đoạn này có vai trò tác động ngược trở lại các công đoạn đầu và được coi là “động lực” thúc đẩy các công đoạn đầu phát triển. Trong thực tế, mặc dù không nhất thiết cần phải phát triển tất cả các khâu trong hệ thống sản xuất dệt may một cách đồng đều, song nếu tạo ra được mối liên hệ hữu cơ giữa các khâu trong những điều kiện sẵn có thì sẽ có tác động rất lớn trong việc đảm bảo tính chủ động, việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm dệt may trên thị trường trong nước và thế giới. Trong chuỗi cung ứng dệt may nêu trên, sự liên kết giữa ngành dệt và ngành may được coi là một trong những liên kết quan trọng bởi vì:

Sự liên kết giữa khâu dệt và khâu may có thể góp phần nâng cao chất lượng nguyên liệu các doanh nghiệp may do ngành dệt có thể bám sát hơn nhu cầu của ngành may về các loại nguyên liệu.

Việc tăng cường liên kết dệt may sẽ tạo điều kiện giảm chi phí do giảm chi phí trung gian, hạ giá thành sản phẩm may, tăng sức cạnh tranh của hàng may mặc do tỉ lệ nội điạ hoá được nâng cao.

Liên kết dệt - may giảm bớt nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu nước ngoài, nâng cao giá trị gia tăng, góp phần tăng ngân sách quốc gia.

Sản xuất nguyên liệu Dệt vải Nhuộm , in vải Cắt may Phân phối sản phẩm dệt, may

Liên kết dệt - may góp phần tạo điều kiện cung cấp vải sợi ổn định, chủ động cho may hàng xuất khẩu. Thực tế nhiều nước cho thấy, việc nhập khẩu vải sợi và phụ liệu khiến các doanh nghiệp gặp nhiều bất lợi, không chủ động được tiến độ sản xuất cũng như thời gian giao hàng. Có nhiều doanh nghiệp, do vải và phụ liệu nhập khẩu bị chậm trễ, chịu chi phí bổ sung cao do vận chuyển bằng đường hàng không để đảm bảo thời gian giao hàng và giữ chữ tín với đối tác. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để nâng cao tỉ lệ nội địa hoá trong nước, đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp dệt.

Liên kết dệt - may tạo điều kiện mở rộng thị trường ngành dệt, từ đó tăng qui mơ sản xuất để đạt lợi thế về qui mô, giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh của hàng dệt, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi, tăng tích lũy để tiếp tục tái đầu tư cho công nghệ mới nhằm đáp ứng yêu cầu của ngành may.

Nhìn chung chuỗi cung ứng dệt may tồn cầu được chia làm 6 công đoạn cơ bản: - Công đoạn cung cấp sản phẩm thô, bao gồm: các sợi tự nhiên và nhân tạo… - Công đoạn sản xuất các sản phẩm đầu vào, sản phẩm của công đoạn này chỉ và sợi, vải do các công ty dệt đảm nhận.

- Công đoạn thiết kế mẫu sản phẩm.

- Công đoạn sản xuất do các công ty may đảm nhận.

- Công đoạn xuất khẩu: do các trung gian thương mại đảm nhận. - Cuối cùng là công đoạn maketing và phân phối.

Chuỗi cung ứng là quá trình biến một sản phẩm, dịch vụ phát triển từ ý tưởng qua nghiên cứu thử nghiệm đến sản xuất rồi đến tay người tiêu dùng và cuối cùng là dịch vụ bán hàng và sau bán hàng. Mỗi một cơng đoạn trên tùy thuộc tính chất của mỗi hàng hóa và dịch vụ làm một cách có hệ thống. Các hoạt động bao gồm hàng loạt các hãng khác nhau đảm trách, tạo thành một mạng lưới sản xuất, lắp ráp dịch vụ nằm rải rác trên khắp thế giới tạo ra chuỗi cung ứng toàn cầu. Dệt may nằm trong hệ thống chuỗi cung ứng toàn cầu do thị trường và người mua chi phối. Trong chuỗi cung ứng đó khâu tạo ra giá trị lợi nhuận cao nằm trong khâu nghiên cứu và

phát triển, thiết kế, marketing và chiến lược kết nối các nhà sản xuất trên phạm vi toàn cầu và bán các sản phẩm ở các thị trường tiêu dùng chính.

1.2.3. Sự cần thiết tham gia chuỗi cung ứng dệt may toàn của doanh nghiệp

1.2.3.1. Tồn cầu hóa và tự do hóa thương mại

Xu thế tồn cầu hố có tác động đến tất cả các nước, đặc biệt là những nước đang phát triển, và điều đó dẫn đến sự liên kết, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước ngày càng chặt chẽ, do đó các nước dù giàu hay nghèo, dù lớn hay nhỏ, cũng phải tìm cách nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, nếu như khơng muốn bị đánh bại trong cuộc chiến toàn cầu của nền kinh tế.

Do các yếu tố của quá trình tái sản xuất hàng hố và dịch vụ dịch chuyển tự do từ nước này sang nước khác nên sự phân công lao động ngày càng sâu sắc và diễn ra trên phạm vi tồn thế giới, hình thành nên các chuỗi cung ứng tồn cầu.

Từ thực tế này, một loạt vấn đề mới đặt ra trong chính sách thương mại và đầu tư. Trong đó, có đối sách của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc trước xu thế của thời đại, hoặc tham gia vào tiến trình tồn cầu hố hay đứng ngồi tiến trình ấy. Tham gia vào tiến trình tồn cầu hố, tiến cùng thời đại tuy thách thức là rất lớn, nhưng cơ hội cũng rất nhiều. Không tham gia vào tiến trình ấy, trở thành người ngồi cuộc sẽ bị phân biệt đối xử trong tiếp cận thị trường về hàng hố, dịch vụ và đầu tư, sẽ rất khó khăn trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, nhất là trong bối cảnh thế giới đang diễn ra cuộc cách mạng kỹ thuật - cơng nghệ lần thứ 3; và từ đó, dẫn đến làn sóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế lần thứ 3. Mà sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở mỗi nước sẽ dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các nước.

1.2.3.2. Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu và nâng cao năng lực cạnh tranh

Hội nhập quốc tế thúc đẩy tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu (Global Value Chain-GVC). GVC cho phép các công đoạn của chuỗi đặt tại những địa điểm (quốc gia) có khả năng đạt hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Đến nay, nhiều cơng trình nghiên cứu kinh tế đã đi đến kết luận là: lợi ích khi trở thành một bộ phận của

GVC đem lại có thể gấp 10-20 lần nếu chỉ do q trình tự do hố thương mại đem lại. Đối với các doanh nghiệp tại các nước đang phát triển, trở thành bộ phận của GVC là một yếu tố rất quan trọng để tiếp nhận công nghệ cao.

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang vận hành theo mơ hình chuỗi cung ứng toàn cầu. Nghĩa là mỗi một quốc gia trở thành một mắt xích trong việc chế tạo ra các bộ phận hợp thành một sản phẩm hàng hóa hồn chỉnh để có thể tận dụng hết các thế mạnh của nhau. Vì thế Việt Nam cần phải làm gì để có thể tham gia được nhiều vào "dịng thác" này? Vậy hàng dệt may Việt Nam sẽ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu như thế nào?

Thực tế cho thấy mỗi sản phẩm được tạo ra đều có giá trị bao gồm một xâu chuỗi mắt xích nhiều giá trị kết nối tạo nên. Trong thời hội nhập, các mắt xích tạo nên giá trị cuối cùng của một sản phẩm đã vượt ra ngoài biên giới quốc gia - lãnh thổ, hoặc, một sản phẩm thuần túy ra đời tại một địa phương cụ thể nhưng vẫn mang giá trị tồn cầu.

Những mắt xích liên kết tạo nên chuỗi cung ứng tồn cầu, trong đó mỗi nước, mỗi nền kinh tế nắm một đoạn trong chuỗi cung ứng. Chúng ta không thể địi hỏi miếng bánh lợi ích từ hội nhập sẽ được chia đều. Các nước đưa vốn công nghệ vào các nước đang phát triển để đầu tư, khai thác tài nguyên, sức lao động sẽ nhận phần to hơn. Những nước đang phát triển đi sau như Việt Nam sẽ được phần bé hơn trong cuộc chia đó, nhưng ít cịn hơn khơng có gì. Nếu các nước đang phát triển như Việt Nam khơng lựa chọn mục tiêu sống cịn là phải vươn lên cạnh tranh ở hai phân khúc tạo giá trị gia tăng cao thì khoảng cách với các nước phát triển sẽ ngày một xa.

Chen chân vào các mắt xích giá trị tồn cầu khơng phải là công việc quá cao xa, mà là sự thúc ép từng ngày đối với các cấp vạch chính sách và các doanh nghiệp. Với khoảng hơn 3500 doanh nghiệp, trong đó đa số có quy mơ vừa và nhỏ với những hạn chế về khả năng tài chính, trình độ cơng nghệ, tay nghề của đội ngũ lao động, trình độ quản lý và cả uy tín thương hiệu, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc cạnh tranh với các tập đoàn dệt may lớn trên thế giới. Việc tham khảo và rút kinh nghiệm từ các nền kinh tế khác khi tham gia chuỗi cung

ứng tồn cầu nói chung và chuỗi cung ứng tồn cầu của ngành dệt may nói riêng là một việc cần thiết. Dệt may Việt Nam cũng như những ngành kinh tế khác đứng trước vận hội và thách thức của quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị phần đòi hỏi các doanh nghiệp trong ngành phải liên kết với nhau tạo ra Tập đoàn kinh tế mạnh. Năng lực cạnh tranh của quốc gia sẽ mạnh lên, nếu có nhiều doanh nghiệp nắm được những “mắt xích” trong chuỗi cung ứng tồn cầu, khơng phân biệt đó là khâu thiết kế, sản xuất, lắp ráp, vận chuyển, phát triển thương hiệu hay phân phối nhưng ít nhất khơng thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuỗi cung ứng toàn cầu ngành dệt may và sự tham gia của doanh nghiệp việt nam nghiên cứu điển hình tại tổng công ty cổ phần may việt tiến (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)