6. Kết cấu luận văn
2.3. Thực trạng tham gia chuỗi cung ứng dệt may tồn cầu của Tổng cơng ty
2.3.3. Đánh giá trạng tham gia chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu của Tổng
cổ phần May Việt Tiến
2.3.3.1. Kết quả đạt được
Thứ nhất, Chuỗi cung ứng Việt Tiến đáp ứng tốt nhu cầu thực tế. Trước đây
chuỗi cung ứng hoạt động một cách "thụ động" và chủ yếu dựa trên dự đoán nhu cầu. Điều này đã làm cho việc quản lý hàng tồn kho trong chuỗi cung ứng ngày càng phức tạp hơn, vì chuỗi cung ứng khơng có khả năng phản ứng tốt khi nhu cầu thực tế thay đổi so với dự đoán. Tuy nhiên trong những năm gần đây chuỗi cung ứng của Việt Tiến bắt đầu với nhu cầu thực tế, theo đó chỉ khi có đơn đặt hàng chính thức thì
chuỗi cung ứng mới bắt đầu hoạt động. Điều này sẽ làm tồn kho hầu như không tồn tại trong chuỗi cung ứng mà vẫn đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng.
Thứ hai, Chuỗi cung ứng phù hợp với chiến lược kinh doanh
Chiến lược chuỗi cung ứng phải hỗ trợ một cách trực tiếp và dẫn dắt chiến lược kinh doanh. Chiến lược kinh doanh bắt đầu với sứ mệnh và viễn cảnh của công ty.
Công ty cổ phần may Việt Tiến định hướng sẽ trở thành Doanh nghiệp dệt may tiêu biểu nhất của ngành dệt may Việt Nam. Tạo dựng và phát triển thương hiệu của cơng ty, nhãn hiệu hàng hóa, mở rộng kênh phân phối trong nước và quốc tế.
Với chiến lược kinh doanh đó, Việt Tiến tích hợp chuỗi cung ứng, lấy công nghệ làm nền tảng cạnh tranh . Tích hợp chuỗi cung ứng đảm bảo rằng: khi nhu cầu quay, toàn bộ chuỗi cung ứng đã sẵn sàng nghĩa là các nhà cung ứng có thể đáp ứng nhu cầu của công ty, hệ thống quản trị đơn hàng hỗ trợ thông tin về sản phẩm mới, các kênh bán hàng và nhân viên dịch vụ được đào tạo.
Ở Việt Tiến, mối quan hệ của công ty với các đối tác luôn luôn tốt đẹp . Đặc biệt, cơng ty có quan hệ rất tốt với các nhà cung cấp phía sau và các nhà phân phối chính thức ở phía trước nên chuỗi cung ứng của cơng ty hồn tồn phù hợp với chiến lược kinh doanh.
Thứ ba, phù hợp với nhu cầu khách hàng
Đối với bất kỳ một cơng ty nào thì nhu cầu của khách hàng luôn là vấn đề quan trọng. Tiếng nói của khách hàng có thể giúp lột tả và chuyển nhu cầu khách hàng thành những yêu cầu về sản phẩm mới và dịch vụ mới và điều này tạo lực đòn bẫy cho chuỗi cung ứng hiện tại của công ty.
Với lợi thế cạnh tranh về công nghệ là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược kinh doanh của công ty, Việt Tiến sẽ luôn đưa ra những mẫu sản phẩm ngày một tốt hơn, phong phú hơn và làm hài lòng hơn các đối tượng khách hàng của Việt Tiến, đồng thời đảm bảo thời gian nhanh nhất có thể.
Vị thế cạnh tranh của Việt Tiến là mạnh. Việt tiến là doanh nghiệp dệt may dẫn đầu trong ngành may mặc Việt Nam.
Giá trị, chất lượng và dịch vụ hoàn hảo là những yếu tố quan trọng trong giá trị thương hiệu của Việt Tiến..
Thứ năm, Tính thích nghi.
Cuộc khủng hỏang kinh tế tác động mạnh mẽ đến các doanh nghiệp, tạo nên sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Để có thể tồn tại và phát triển được buộc các doanh nghiệp phải có những sự thay đổi để thích nghi với thị trường.
Việt Tiến đã tạo ra bước tiến và những đổi mới như ứng dụng Công nghewej thong tin làm cho chuỗi cung ứng của mình họat động một cách hiệu quả.
Cụ thể hóa hai từ "thay đổi" trong kế hoạch của Việt Tiến là hàng loạt hành động chiến lược như:
- Đầu tư nghiên cứu công nghệ cốt lõi để tăng tính cạnh tranh trong dài hạn; - Liên tục đổi mới dây chuyền cung ứng và cơ chế ra quyết định
- Đưa chất lượng lên hàng đầu.
Thứ sáu, Chú trọng phát triển nhân lực
Trong ba yếu tố: vốn, con người và thiết bị - công nghệ, Việt Tiến luôn coi con người là yếu tố số một. Vì vậy, Cơng ty quan tâm đầu tư xây dựng nguồn nhân lực năng động trong các lĩnh vực quản lý, điều hành, kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ và đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề, nhà quản lý giỏi, nhà thiết kế chuyên nghiệp
Thứ bảy, mạng lưới phân phối rộng khắp
Việt Tiến là một trong số ít những doanh nghiệp may có các cửa hàng bán lẻ, đại ly nhượng quyền nhiều nhất trong cả nước, người tiêu dung có thể dễ dàng tìm mua ở nơi họ sinh sống
Thứ nhất, May Việt Tiến gặp khơng ít những khó khăn và thách thức, do
Nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất của công ty chủ yếu được nhập từ nước ngồi. Do đó, cơng ty có thể sẽ gặp phải rủi ro khi giá nguyên vật liệu trên thế giới có những biến động bất thường, dẫn đến việc tăng giá nguyên vật liệu đầu vào.Yếu tố tác động mạnh nhất tới rủi ro về thị trường chính là sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng. Sự thay đổi này buộc cơng ty phải có những nghiên cứu kịp thời để thay đổi sản phẩm, tìm hiểu, thâm nhập thị trường mới, phải đối mặt với những khó khăn mới trên thị trường, với các đối thủ cạnh tranh.
Thứ hai, Việt Tiến mải mê xuất khẩu, chưa quan tâm thỏa đáng tới thị trường
trong nước; hệ thống phân phối còn rời rạc, phân khúc hàng cao cấp rơi vào tay nước ngoài.
Thứ ba, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chuỗi cung ứng còn
hạn chế.
Kết luận chương 2
Chương 2 luận văn nghiên cứu thực trạng tham gia chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu của Việt Nam như tổng quan về ngành dệt may Việt Nam; Thực trạng tham gia chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam; Đánh giá thực trạng tham gia chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.
Ngoài ra trong chương này luận văn cũng nghiên cứu thực trạng tham gia chuỗi cung ứng dệt may tồn cầu của Tổng cơng ty Cổ phần May Việt Tiến như tổng quan về Công ty Cổ phần May Việt Tiến; Thực trạng tham gia chuỗi cung ứng dệt may tồn cầu của Tổng cơng ty Cổ phần may Việt Tiến; Đánh giá thực trạng tham gia chuỗi cung ứng dệt may tồn cầu của Tổng cơng ty Cổ phần may Việt Tiến.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THAM GIA CHUỖI CUNG ỨNG DỆT
MAY TOÀN CẦU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM: TRƯỜNG HỢP
ĐIỂN HÌNH TẠI CƠNG TY MAY VIỆT TIẾN