6. Kết cấu luận văn
2.2. Thực trạng tham gia chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu của các doanh
nghiệp dệt may Viêt Nam
Ngành dệt may là ngành đáp ứng các nhu cầu về sản phẩm tiêu dùng bao gồm các loại quần áo, chăn ga, gối đệm, các loại đồ dùng sinh hoạt trong gia đình như: rèm cửa, vải bọc đồ dùng, khăn các loại, v.v… Mặt khác, sản phẩm của ngành dệt may xuất khẩu cũng được sử dụng trong ngành kinh tế khác như vải kỹ thuật dùng để lót đường, thi công đê điều, các loại vải làm bọc đệm ôtô, làm vật liệu chống thấm. Quá trình sản xuất sản phẩm bao gồm rất nhiều công đoạn khác nhau từ sản xuất và cung ứng nguyên liệu bao gồm vải và các phụ liệu khác như cúc, chỉ, mex, mác, khóa, miếng dán,v,v.…, thiết kế sản phẩm, đến cơng đoạn sản xuất và sau đó là xuất khẩu và phân phối.
2.2.1. Cơng đoạn sản xuất và cung ứng nguyên liệu
Trong chuỗi cung ứng dệt may tồn cầu nói chung đã nêu ở chương 1, công đoạn 1: cung cấp sản phẩm thô, bao gồm: các sợi tự nhiên và nhân tạo và công đoạn
2: sản xuất các nguyên liệu đầu vào như sợi, vải...được nhập thành một cơng đoạn lớn đó là cơng đoạn sản xuất và cung ứng nguyên liệu. Khâu đầu tiên tạo giá trị cơ bản trong chuỗi cung ứng hàng dệt may toàn cầu là việc sản xuất nguyên liệu. Nguyên liệu cơ bản của ngành dệt may có thể được sản xuất dựa trên hai phương pháp cơ bản đó là nguyên liệu tự nhiên là sản phẩm của ngành nông nghiệp như sợi cotton, len và tơ tằm và nguyên liệu là sợi tổng hợp được sản xuất từ dầu thơ và khí tự nhiên. Ngành sản xuất sợi đã phát triển từ rất nhiều năm và đem lại những thay đổi căn bản trên thế giới.
Trước đây khi ngành hóa dầu chưa phát triển thì ngun liệu thơ chủ yếu của ngành dệt là bông xơ hoặc len. Ngày nay, khi công nghệ khoa học phát triển mạnh thì các sản phẩm của ngành hóa dầu, gỗ và khí tự nhiên cũng đã cung cấp một khối lượng nguyên liệu lớn cho ngành dệt.
Đặc trưng của ngành sản xuất sản phẩm dệt may Việt Nam là nguyên phụ liệu sản xuất hầu hết phải nhập khẩu do nguồn cung trong nước không đủ và không đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp sản xuất. Do các nhóm ngành cơng nghiệp phụ trợ của dệt may lại kém phát triển; ngành sản xuất sợi hạn chế về công nghệ, máy móc, năng suất và chất lượng kém không đáp ứng được nhu cầu của ngành…dẫn đến ngành dệt may xuất khẩu hoàn toàn bị động về nguyên liệu.
Mặc dù từ năm 2009, Việt Nam đã bắt đầu xuất khẩu vải, sợi, xơ polyester, phụ liệu sang một số cường quốc dệt may trên thế giới như Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha… góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu của tồn ngành, nhưng tình trạng thiếu nguyên phụ liệu vẫn đang còn là bài toán nan giải với ngành khi tỷ lệ nhập khẩu khá cao. Thông thường, nhu cầu về nguyên liệu nhập khẩu để bảo đảm sản xuất cần đến 95% xơ bông, 70% sợi tổng hợp, 40% sợi xơ ngắn, 40% vải dệt kim và 60% vải dệt thoi. Dẫn đến, bình quân khoảng 70% nguyên phụ liệu dệt may Việt Nam đang phải nhập khẩu. Qua đó, có thể thấy rằng cả một ngành cơng nghiệp dệt may Việt Nam gần như hoàn toàn phụ thuộc vào nước ngoài. Do quá phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, nên mỗi khi giá nguyên liệu tăng, lập tức ảnh hưởng đến giá trị gia tăng của chuỗi cung ứng xuất khẩu dệt may của Việt Nam. Điển hình là giá
bơng nhập khẩu năm 2018 có lúc lên tới 5-5,2 USD/kg, trong khi giá trung bình của năm 2017 là khoảng 3,2-3,3 USD/kg, tức là tăng 80-90% (gấp gần hai lần so với năm 2017) làm cho kim ngạch nhập khẩu bông tăng xấp xỉ 120%; xơ sợi tăng gần 70% cùng kỳ năm 2017. Giá nhập khẩu nguyên liệu tăng dẫn đến kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu tăng. Theo thống kê của Hiệp hội sản xuất hàng dệt may Việt Nam, kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu, vải, bông và sợi dệt các loại của ngành dệt may trong hai tháng đầu năm 2018 đạt 670 triệu USD, tăng bình quân gấp đôi so với cùng kỳ năm ngối. Trong đó, nhập khẩu bơng tăng đến 103%. Việc giá bông tăng cao khiến giá thành sản xuất các loại sợi dệt cũng tăng trung bình 30-40% (tùy loại) so với giữa năm 2010, đẩy chi phí sản xuất tăng ít nhất 15-20% . Chính vì vậy, trong những năm gần đây, mặc dù kim ngạch xuất khẩu dệt may tăng mạnh nhưng do kim ngạch nhập khẩu nguyên, phụ liệu cũng tăng cao nên đã làm giảm giá trị thực tế của chuỗi cung ứng xuất khẩu dệt may.
Ngành dệt may của Việt Nam hiện nay đang phụ thuộc quá lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, chủ yếu là từ Trung Quốc (xem bảng dưới đây)
Bảng 2.2: Nhập khẩu nguyên liệu dệt may
ĐVT: (triệu USD) Năm 2014 2015 2016 2017 2018 Phụ liệu dệt may 1123,9 1224,0 1351,3 1081,0 1706 Vải 2974,0 3990,5 4455,1 4170,0 5378 KNNK dệt may 4097,9 5214,5 5806,4 5251,0 7084 KNXK dệt may 5854,8 7732,0 9120,4 9066 11200 KNNK so với XK (%) 69,99 67,44 64,37 57,92 63,25
(Nguồn: Tổng cục Hải Quan, giai đoạn 2014-2018)
Bên cạnh đó, việc vận chuyển, hải quan, thiết bị, chi phí vận chuyển liên quan đến nhập khẩu nguyên liệu vào Việt Nam làm cho chi phí nguyên vật liệu ở Việt Nam cao hơn so với Trung Quốc và Ấn Độ. Chi phí đầu vào của nguyên liệu ở Việt
Nam cao hơn khoảng 25 - 30% so với ngun liệu ở Trung Quốc. Vì chi phí ngun liệu chiếm một phần lớn 45% tổng chi phí, nên đây là một bất lợi lớn cho ngành dệt may nước ta. Số liệu thống kê hải quan cho thấy, kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2018 của ngành dệt may đạt 6,16 tỷ USD nhưng đã phải nhập tới 5,76 tỷ USD nguyên phụ liệu. Thời gian gần đây nhiều doanh nghiệp dệt may than phiền là càng xuất nhiều thì nguy cơ thua lỗ càng lớn cũng là do thiếu chủ động về nguyên liệu đầu vào. Phần lớn các phụ kiện của công nghiệp dệt may sản xuất trong nước chưa đáp ứng được đòi hỏi về mẫu mã, chất lượng cần thiết của sản phẩm xuất khẩu. Giá trị gia tăng trên mỗi sản phẩm xuất khẩu dệt may của Việt Nam còn rất thấp.
Dệt vải là một khâu quan trọng của công đoạn cung cấp nguyên phụ liệu cho ngành may bao gồm hai cơng đoạn chính là kéo sợi và dệt vải. Các khâu này đều có thể được thực hiện bởi mọi loại hình doanh nghiệp từ những doanh nghiệp siêu nhỏ đến những chi nhánh lớn hơn của các TNC. Tuy nhiên, xu hướng chung đối với ngành dệt là vốn đầu tư cho các công ty lớn ngày càng trở nên quan trọng. Sản phẩm của ngành dệt cũng có thể trở thành nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất đồ nội thất, thảm của các hộ gia đình, cho ngành may hoặc các ngành cơng nghiệp khác để tạo nên chuỗi cung ứng khác nhau, tuy nhiên thì may mặc vẫn là ngành sản xuất chủ yếu sử dụng nhiều nhất nguyên liệu của ngành dệt.
Nguyên liệu chính cho ngành may là vải được sản xuất ở Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc. Các phụ liệu đầu vào khác như chỉ, mác, mex, khóa, ren,…được sản xuất tại Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kơng, Nhật Bản,… Mặc dù Việt Nam đã có chiến lược về việc phát triển công nghiệp phụ trợ của ngành may, nhưng cho đến nay tỷ lệ nội địa hóa của tồn ngành dệt may chỉ là 42% sau năm 2009. Với tỷ trọng còn lại, đặc biệt là vải, phải nhập chủ yếu ở những quốc gia hay vùng lãnh thổ này.
Các thiết bị in nhuộm và hồn tất trong cơng đoạn sản xuất ngun phụ liệu đều được nhập khẩu từ nước ngoài. Hiện nay 35% thiết bị in nhuộm trong ngành (khoảng 300 máy) được nhập khẩu từ những năm 1986 trở lại đây. Tất cả các thiết bị này thuộc thế hệ A2, A3 và vẫn hoạt động tốt. Số thiết bị còn lại được nhập từ những năm 1960, công nghệ lạc hậu, phần lớn chỉ nhuộm được các loại vải khổ hẹp, nhưng
lại tiêu hao nhiều điện năng dẫn đến chi phí sản xuất cao. Các máy nhuộm in và hồn tất gồm các nhãn hiệu như Morrison, Gerber, Gaston County, Hisaka, Vinago, Comfit... Do các dây chuyền công nghệ xử lý và làm đẹp vải có chất lượng cao cịn thiếu, nên chất lượng vải còn hạn chế về màu sắc và đơn điệu về họa tiết, chủng loại. Hầu hết thiết bị và công nghệ in nhuộm đều được nhập từ Mỹ, Nhật Bản, Đức, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan ... chỉ một số thiết bị nhỏ được chế tạo trong nước.
Bên cạnh tình trạng lạc hậu về máy móc thiết bị của ngành sợi dệt, Việt Nam cũng phải nhập thuốc nhuộm từ nước ngoài từ 80 - 100%. Như vậy, phần nguyên liệu góp phần quan trọng trong việc tạo nên giá trị gia tăng của hàng may mặc Việt Nam được thực hiện chủ yếu bởi nước ngoài. Đối với các mặt hàng đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao với những họa tiết phức tạp, cơng nghệ sản xuất trong nước cịn hạn chế, khó đáp ứng được yêu cầu của thị trường nước ngồi. Nhìn chung, tình trạng công nghệ lạc hậu trong ngành dệt là phổ biến, hạn chế khả năng đáp ứng nhu cầu chất lượng nguyên liệu đầu vào cho ngành may, do vậy ngành may phải phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu.
Theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế độc lập cho biết hiện nay dệt may cũng gánh chịu những trở ngại về nguồn cung cấp vật liệu thiết yếu: “Công nghiệp và dịch vụ trợ giúp cho ngành dệt may như các sản phẩm đầu vào, từ sợi, bông, cúc, chỉ, Việt Nam phải nhập khẩu, tỷ lệ nhập khẩu từ 70 đến 75% giá trị xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam, trong đó một phần rất quan trọng là nhập từ Trung Quốc, nên sự phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc là điều đáng kể. Khơng dễ dàng gì để có thể nâng cao tỷ lệ nội địa hóa ấy được, cũng khơng dễ cạnh tranh được, cho nên chỉ có thể phát triển một cách có chọn lọc, chứ khơng thể phát triển với bất kỳ giá nào.”
Những phân tích trên đây cho thấy việc phát triển nguồn nguyên phụ liệu vẫn là một vấn đề nan giải đối với Việt Nam. Trước mắt, việc sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành dệt may của Việt Nam vẫn chưa đạt đến tỷ lệ nội địa hóa mong đợi.
Cơng đoạn thiết kế là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của dệt may xuất khẩu, bởi vì kiểu dáng và mẫu mã sẽ quyết định giá trị của sản phẩm. Đối với những sản phẩm dệt may của Việt Nam, công đoạn thiết kế được thực hiện chủ yếu ở những nước và vũng lãnh thổ có ngành công nghiệp thời trang phát triển như Mỹ, Anh, Italia, Pháp, Nhật Bản, Hồng Kông,… Một số doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam như Công ty May Việt Tiến, Công ty May Phương Đông, Cơng ty Thời trang Việt Nam,... có thể thực hiện cơng đoạn này nhưng cịn rất hạn chế. Ở những doanh nghiệp này, công tác thiết kế chủ yếu được thực hiện đối với những đơn hàng sản xuất phục vụ thị trường nội địa. Còn đối với thị trường xuất khẩu, vì chưa có những kênh thơng tin về xu hướng mẫu mốt trên thị trường quốc tế cũng như là khả năng thiết kế hạn chế, nên Việt Nam chưa thể đảm nhận công việc này.
Mặc dù chưa đảm nhận được công việc thiết kế nhưng trong thời gian qua, đã có một số nhà sản xuất của Việt Nam cố gắng xây dựng và đưa thương hiệu của mình vào sản phẩm xuất khẩu như May Phương Đơng xuất khẩu sản phẩm F-House, May Việt Tiến xuất khẩu San Sciaro và Manhattan, Công ty Thời trang Việt Nam với thương hiệu Nino Maxx, Cơng ty Scavi có Corel... Tuy nhiên, ngoại trừ Scavi là đã có các sản phẩm tiêu thụ trên thị trường quốc tế, còn các thương hiệu còn lại Việt Nam cũng mới chỉ đang ở giai đoạn thăm dò thị trường. Các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam phải sản xuất theo mẫu thiết kế của những người đặt hàng nước ngoài, giá trị gia tăng từ khâu thiết kế thời trang lại thuộc về các hãng may mặc nước ngoài khiến cho giá trị xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam rất hạn chế.
Nguyên nhân của thực trạng trên một phần là do việc nắm bắt xu hướng thời trang ở Việt Nam. Thời trang ở Việt Nam chỉ đi theo khuynh hướng thị trường chứ không tạo ra khuynh hướng cho thị trường. Nghĩa là, hàng năm, các trung tâm mẫu mốt lớn trên thế giới xác định xu hướng thời trang các mùa từ 6 tháng đến 1 năm trước đó, thì các trung tâm mẫu mốt và các cơng ty may thời trang ở Việt Nam chỉ học hỏi những sản phẩm này mà không chủ động tham gia việc thiết kế mẫu mã định hướng xu thế thời trang. Những thành tựu mà ngành thời trang Việt Nam đạt được
trong thời gian qua cịn q ít để có thể làm nên diện mạo hồn tồn cho một thương hiệu chung. Các tên tuổi chỉ mang tính cá nhân nhỏ lẻ như các nhãn hiệu thời trang: Áo dài Sỹ Hoàng, trang phục của Minh Hạnh, Ngô Thái Uyên - NTU, Tiến Lợi, Cơng Trí, Thiên Tồn collection, La Hằng - Lamay, Icon, Thu Giang,… được coi là những tên tuổi uy tín. Việt Nam đã phần nào khẳng định được một số nhãn hiệu nổi tiếng trong nước như Foci, Vietthy, Nino Maxx, WOW... Nhưng những tên tuổi này chủ yếu nổi bật trong nước chứ chưa tạo thành thương hiệu trong khu vực và thế giới.
Một trong những nguyên nhân làm cho thời trang Việt Nam chỉ đi theo khuynh hướng thị trường là trong nhiều năm qua, lĩnh vực thời trang ở Việt Nam chưa có chiến lược phát triển bền vững và ngành này chưa theo kịp với sự phát triển của ngành may xuất khẩu ở Việt Nam. Nguyên nhân của tình trạng này là do đội ngũ các nhà thiết kế chun nghiệp cịn q ít. Hạn chế chủ yếu của các nhà thiết kế là dù giàu tiềm năng sáng tạo nhưng hầu như không được đào tạo bài bản, mà chủ yếu dựa trên năng khiếu bẩm sinh và họ lúng túng tìm lối đi riêng cho mình. Các nhà thiết kế thời trang khơng có đầy đủ thơng tin về thị trường nội địa, lại thiếu thông tin về xu hướng thời trang quốc tế do ngành thời trang chưa có sân chơi chung và các chiến lược quảng bá sản phẩm thời trang chưa được đầu tư nhiều. Các nguyên phụ liệu hầu hết phải nhập khẩu làm cho công việc thiết kế thời trang bị hạn chế và phụ thuộc. Đây cũng là một điều bất lợi cho việc phát triển thời trang.
Đến nay, đã có nhiều tổ chức có những chương trình đào tạo hoặc phối hợp đào tạo cho các cán bộ thiết kế của ngành thời trang như Viện Dệt, Viện Fadin, Học viện Thời trang London Hà Nội - LCFS, Trung tâm Đào tạo Thiết kế DEC, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Hoa Sen, Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, VINATEX. Tuy nhiên, việc đào tạo vẫn còn nhiều bất cập, như năng lực của giáo viên chưa đạt yêu cầu, thiếu cơ sở giáo cụ thực hành, năng khiếu đầu vào của học sinh chưa được chú trọng, phân bổ thời gian chưa hợp lý, việc thực tập chưa hợp lý,… làm cho thời trang Việt Nam vẫn lúng túng trong việc tìm lối đi cho mình.
Thời trang hóa là một xu hướng tất yếu và lâu dài không chỉ của ngành dệt may Việt Nam mà cịn là của ngành dệt may thế giới vì nó mang lại nhiều lợi ích và giá trị xét trên quan điểm tồn tại bền vững trên thị trường cũng như giá trị mà công đoạn này tạo ra. Thời trang mang lại uy tín và thương hiệu quốc gia cho đất nước, do vậy thời trang hóa là một hướng đi đúng đắn và cần thiết đối với ngành dệt may của