Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu và nâng cao năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuỗi cung ứng toàn cầu ngành dệt may và sự tham gia của doanh nghiệp việt nam nghiên cứu điển hình tại tổng công ty cổ phần may việt tiến (Trang 35 - 37)

6. Kết cấu luận văn

1.2.3.2. Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu và nâng cao năng lực cạnh tranh

Hội nhập quốc tế thúc đẩy tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu (Global Value Chain-GVC). GVC cho phép các công đoạn của chuỗi đặt tại những địa điểm (quốc gia) có khả năng đạt hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Đến nay, nhiều công trình nghiên cứu kinh tế đã đi đến kết luận là: lợi ích khi trở thành một bộ phận của

GVC đem lại có thể gấp 10-20 lần nếu chỉ do quá trình tự do hoá thương mại đem lại. Đối với các doanh nghiệp tại các nước đang phát triển, trở thành bộ phận của GVC là một yếu tố rất quan trọng để tiếp nhận công nghệ cao.

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang vận hành theo mô hình chuỗi cung ứng toàn cầu. Nghĩa là mỗi một quốc gia trở thành một mắt xích trong việc chế tạo ra các bộ phận hợp thành một sản phẩm hàng hóa hoàn chỉnh để có thể tận dụng hết các thế mạnh của nhau. Vì thế Việt Nam cần phải làm gì để có thể tham gia được nhiều vào "dòng thác" này? Vậy hàng dệt may Việt Nam sẽ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu như thế nào?

Thực tế cho thấy mỗi sản phẩm được tạo ra đều có giá trị bao gồm một xâu chuỗi mắt xích nhiều giá trị kết nối tạo nên. Trong thời hội nhập, các mắt xích tạo nên giá trị cuối cùng của một sản phẩm đã vượt ra ngoài biên giới quốc gia - lãnh thổ, hoặc, một sản phẩm thuần túy ra đời tại một địa phương cụ thể nhưng vẫn mang giá trị toàn cầu.

Những mắt xích liên kết tạo nên chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó mỗi nước, mỗi nền kinh tế nắm một đoạn trong chuỗi cung ứng. Chúng ta không thể đòi hỏi miếng bánh lợi ích từ hội nhập sẽ được chia đều. Các nước đưa vốn công nghệ vào các nước đang phát triển để đầu tư, khai thác tài nguyên, sức lao động sẽ nhận phần to hơn. Những nước đang phát triển đi sau như Việt Nam sẽ được phần bé hơn trong cuộc chia đó, nhưng ít còn hơn không có gì. Nếu các nước đang phát triển như Việt Nam không lựa chọn mục tiêu sống còn là phải vươn lên cạnh tranh ở hai phân khúc tạo giá trị gia tăng cao thì khoảng cách với các nước phát triển sẽ ngày một xa.

Chen chân vào các mắt xích giá trị toàn cầu không phải là công việc quá cao xa, mà là sự thúc ép từng ngày đối với các cấp vạch chính sách và các doanh nghiệp. Với khoảng hơn 3500 doanh nghiệp, trong đó đa số có quy mô vừa và nhỏ với những hạn chế về khả năng tài chính, trình độ công nghệ, tay nghề của đội ngũ lao động, trình độ quản lý và cả uy tín thương hiệu, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc cạnh tranh với các tập đoàn dệt may lớn trên thế giới. Việc tham khảo và rút kinh nghiệm từ các nền kinh tế khác khi tham gia chuỗi cung

ứng toàn cầu nói chung và chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành dệt may nói riêng là một việc cần thiết. Dệt may Việt Nam cũng như những ngành kinh tế khác đứng trước vận hội và thách thức của quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị phần đòi hỏi các doanh nghiệp trong ngành phải liên kết với nhau tạo ra Tập đoàn kinh tế mạnh. Năng lực cạnh tranh của quốc gia sẽ mạnh lên, nếu có nhiều doanh nghiệp nắm được những “mắt xích” trong chuỗi cung ứng toàn cầu, không phân biệt đó là khâu thiết kế, sản xuất, lắp ráp, vận chuyển, phát triển thương hiệu hay phân phối nhưng ít nhất không thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuỗi cung ứng toàn cầu ngành dệt may và sự tham gia của doanh nghiệp việt nam nghiên cứu điển hình tại tổng công ty cổ phần may việt tiến (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)