6. Kết cấu luận văn
1.3. Kinh nghiệm tham gia chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu của Trung Quốc
và bài học cho doanh nghiệp Việt Nam
1.3.1. Khái quát ngành dệt may Trung Quốc
Ngành dệt may Trung Quốc là một trong những ngành có vị trí hàng đầu và là ngành công nghiệp có nhiều thế mạnh trên trường quốc tế. Việc phát triển ngành dệt may đóng một vai trò quan trọng trong việc mở rộng việc làm, tăng thu nhập cho các vùng nông thôn, thu về ngoại tệ thông qua hoạt động xuất khẩu, mở rộng các thị trường, nâng cao mức độ đô thị hoá, thúc đẩy các ngành công nghiệp liên quan và hình thành các vùng công nghiệp. Sản lượng quần áo từ các loại chất liệu như len, cotton, lụa, sợi hoá học đứng đầu trên thế giới và sản lượng xuất khẩu hàng dệt may đã giữ vị trí đứng đầu thế giới trong nhiều năm trở lại đây.
Hiện tại ngành dệt may của Trung Quốc đang hình thành một chuỗi gắn kết, thống nhất, chính xác và khoa học qua một chuỗi các quy trình thu hoạch nguyên liệu, tiến hành quy trình dệt sản xuất, từ quay tròn, làm khô và hoàn chỉnh thành quần áo. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp này đang từng bước phát triển đáp ứng những yêu cầu về số lượng, chất lượng, chủng loại cũng như cách thức phân phối - những thứ sẽ đạt được nhờ việc nghiên cứu và phát triển công nghệ, các mẫu thiết kế, quản lý các sản phẩm, marketing, nghiên cứu thị hiếu xã hội cũng như việc xuất nhập khẩu mặt hàng này. Trung Quốc đã trở thành một trong những vùng thu hút vốn cũng như công nghệ đầu tư vào ngành dệt may nhiều nhất trên toàn thế giới ngay khi gia nhập WTO. Từ năm 2001 đến năm 2018, tổng vốn đầu tư vào các trang thiết bị tiên
tiến đã lên tới con số hơn 30 tỉ USD, điều đó đồng nghĩa với sự gia tăng về trang thiết bị trong nước. Các sản phẩm chính đạt được những yêu cầu của quốc tế trong thế kỷ trước. Rất nhiều công ty may mặc nổi tiếng đã đặt nhà máy tại Trung Quốc, và nhiều thiết bị công nghệ, công nghệ sợi và các sản phẩm mới không phụ thuộc vào khả năng sáng tạo đã được sử dụng rộng rãi trong các quy trình của ngành công nghiệp dệt may.
Với việc đẩy mạnh việc khoanh vùng lại các nguồn tài nguyên, nâng cao công nghệ và hạn chế sự phụ thuộc, ngành dệt may Trung Quốc đã có những bước tiến đáng kể. Trong giai đoạn 2001-2018, Trung Quốc đã nhập khẩu nhiều máy móc với giá trị lên tới 30 tỉ USD, chiếm tới 55% tổng đầu tư cho toàn ngành 55% máy sợi từ những năm 1990 đã được thay thế, 70% những máy chính dung cho PET đã được nghiên cứu và phát triển một cách độc lập. Những thông tin trên cho thấy khả năng nghiên cứu và phát triển độc lập của ngành dệt may Trung Quốc đã mạnh mẽ hơn rất nhiều. Do có một lượng cầu lớn về mặt hàng dệt may trong nước nên sản lượng bán hàng dệt may cho thị trường trong nước đã tăng từ 67% lên 72,8%. Sản lượng sản phẩm dệt may đã tăng gấp ba, khả năng sản xuất cũng như nhu cầu về ngành công nghiệp này cũng tăng ở mức tỉ lệ tương tự. Tỷ lệ tiêu thụ bông của ba loại sản phẩm gồm quần áo, hàng dệt may dân dụng và hàng dệt may công nghiệp đã thay đổi từ 69:19:13 (2001) thành 54:33:13 (2018), số liệu được cung cấp của Du Yuzhou, Chủ tịch Hội đồng dệt may quốc gia Trung Quốc như là “một sự thay đổi bởi sự điều chỉnh cấu trúc”.
Khả năng độc lập trong nghiên cứu của Trung Quốc cũng đã được cải thiện. Rất nhiều công nghệ được nghiên cứu không phụ thuộc vào các quốc gia khác đã được ứng dụng rộng rãi trong toàn ngành. Tổng lượng sợi hoá học đã chiếm đến 65% tổng lượng sợi dùng trong ngành và chất lượng sợi cũng được nâng cao hơn 9% so với chất lượng sợi trước đây năm năm. Nhiều loại sợi mới đã được sáng chế đóng vai trò quan trọng trong những ngành công nghiệp đặc biệt như công nghiệp vũ trụ và công nghiệp quân sự. Sự phát triển của ngành dệt may kéo theo sự phát triển của kinh tế vùng và định vị các sản phẩm khu vực ngày càng trở nên rõ ràng. Dưới sự phát triển không ngừng của xã hội cũng như sự khác biệt trong nguồn tài nguyên
được phân bố, ngành dệt may Trung Quốc đang tập trung vào các sản phẩm với nguồn vật liệu tại chỗ và đầu tư theo chiều sâu cho khu vực phía đông nơi có khả năng phát triển cao về kinh tế cũng như khả năng thu hút các nguồn đầu tư. Năm 2018, sản lượng sợi hoá học của Jiangsu và Zhejiang đạt 147.783 triệu tấn với mức tăng so với năm trước là 32,09%. Lượng sợi này chiếm đến 72,96% tổng lượng sợi của Trung Quốc, cao hơn 4,29% so với năm trước (68,67%). Trong năm 2018, sản lượng sợi chỉ của các vùng Shandong, Jiangsu va Hensan chiếm khoảng 58.97% trong tổng sản lượng sợi Trung Quốc. Hơn nữa các vùng này cũng giữ vị trí đầu trong ngành công nghiệp quần áo. Cũng trong năm 2006, sản lượng quần áo của các vùng này đạt 1.294.166 tỉ chiếc, với tỉ lệ tăng hàng năm khoảng 18,74%. Sản lượng chiếm khoảng 76,12 % tổng sản lượng quần áo Trung Quốc, tăng hơn 2,47% so với năm trước.
Ngành dệt may Trung Quốc là một trong những ngành mở cửa đón đầu tư của nước ngoài sớm nhất và nhờ đó mà ngành công nghiệp này đã có nhiều dấu ấn tốt đối với các nhà đầu tư nước ngoài ngay từ thời kỳ trước. Và đó là lý do làm cho Trung Quốc trở thành một điểm nóng đầu tư cho ngành may mặc từ các nước trên thế giới. Theo thống kê của Hội đồng dệt may Trung Quốc thì trong suốt thời gian của kế hoạch 10 năm, tổng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào ngành dệt may Trung Quốc đã đạt 53,3 tỉ USD với mức tăng hàng năm là 34,1%, trong đó 56% được sử dụng cho ngành công nghiệp quần áo.
1.3.2. Sự gia nhập của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng dệt may Châu Á
Ngành dệt may thế giới đã trải qua vài cuộc gia nhập ngành kể từ những năm 1950, tất cả đều diễn ra ở các quốc gia Châu Á. Gia nhập ngành đầu tiên đến từ các nước Bắc Mỹ và Tây Âu vào Nhật Bản trong những năm 1950 và đầu những năm 1960, khi đó có sự chuyển đổi sản xuất dệt may từ các nước Phương Tây sang Nhật Bản. Cuộc dịch chuyển thứ hai từ Nhật Bản sang các nhà sản xuất dệt may “Big Three” Châu Á (Hồng Kông; Đài Loan; và Hàn Quốc), nhóm nước này đã thống lĩnh xuất khẩu dệt may toàn cầu vào những năm 1970 và 1980. Trong khoảng thời gian 10 đến 15 năm sau, có cuộc nhập ngành thứ ba, lần này từ “Big Three” Châu Á sang
một số nước đang phát triển khác. Vào những năm 1980, sự dịch chuyển chủ yếu sang Trung Quốc, một số quốc gia Đông Nam Á và Sri Lanka. Vào những năm 1990, có sự gia tăng nhanh chóng các nhà cung cấp mới từ Việt Nam, các nước Nam Á và Châu Mỹ La Tinh.
Cụ thể về mô hình nâng cấp ngành trong chuỗi dệt may Châu Á được thể hiện ở hình dưới đây:
Hình 1.1: Mô hình nâng cấp ngành trong chuỗi dệt may châu Á
Nguồn: The international competiveness of Asian economies in the apparel commodity chain (Gereffi, 2002)
Sự phát triển của các khâu trong chuỗi cung ứng:
Nguyên liệu đầu vào
Nguyên liệu đầu vào cho ngành là những cây công nghiệp và cả nguồn tài nguyên dầu mỏ. Đây là hai nguồn tài nguyên mà Trung Quốc có thế mạnh lớn bởi diện tích canh tác cây công nghiệp rộng rãi với khí hậu thích hợp, thêm vào đó là những nguồn tài nguyên sẵn có trên vùng biển rộng lớn của Trung Quốc là dầu và khí đốt.
Các yếu tố sản xuất
Các hệ thống nhà máy dệt sợi đã được nhà nước chú trọng đầu tư bằng nguồn vốn trong nước cũng như huy động được nhiều nguồn vốn từ nước ngoài. Trung Quốc đã tự phát triển được những công nghệ mới để nâng cao năng suất dệt cũng như chất lượng dệt.
Sản lượng sợi đã tăng lên nhanh chóng. Năm 2017, sản lượng sợi hoá học và sợi tự nhiên lần lượt là 2.453,29 chục nghìn tấn và 2.170,92 chục nghìn tấn. Sản lượng này của năm 2018 đã tăng lên thành 2.747,28 chục nghìn tấn và 2.393,46 chục nghìn tấn.
Hệ thống sản xuất
Hệ thống sản xuất bao gồm những nhà máy may mặc trong nước được đầu tư cao về trang thiết bị hiện đại cũng như đội ngũ công nhân với tay nghề thành thạo. Ngoài ra, thực hiện theo mô hình OEM (original equipment manufacturing - sản xuất thiết bị gốc), Trung Quốc cũng thực hiện một số hợp đồng gia công với các công ty may mặc của nước ngoài để có thể nâng cao được giá trị gia tăng trong chuỗi cung ứng.
Hệ thống marketing
Hệ thống marketing trong chuỗi cung ứng ngành dệt may Trung Quốc với nhiều hệ thống cửa hàng chuyên dụng, hệ thống cửa hàng đặc biệt, các đại lý, các chuỗi bán buôn, bán lẻ đã giúp cho sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng, tiện lợi.
Năm 2018, lợi nhuận từ hoạt động bán buôn của ngành đạt 1.055,2 trăm triệu NDT (Nhân Dân Tệ) và lợi nhuận từ hoạt động bán lẻ đạt 359,1 trăm triệu NDT.
Hệ thống xuất khẩu
Trung Quốc hiện đang là quốc gia xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất trên toàn thế giới. Giá trị xuất khẩu hàng may mặc năm 2017 đạt 46.763.290 nghìn USD, năm 2018 giảm xuống còn 42.654.400 nghìn USD. Trung Quốc hầu như không nhập khẩu sản phẩm may mặc từ bên ngoài, mà chỉ nhập khẩu các nguyên liệu đầu vào như các
loại sợi tự nhiên hay nhân tạo phục vụ cho công nghiệp nhưng cũng chỉ với số lượng rất ít.
1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp Việt Nam
Ngành dệt may Trung Quốc là một trong những ngành công nghiệp quan trọng của quốc gia này. Với việc tận dụng được những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, sự đầu tư đúng đắn vào các khâu đem lại lợi nhuận cao, tăng cường đầu tư vào công nghệ, đổi mới các quy trình quản lý mà Trung Quốc đã thật sự thành công trong việc đưa ngành công nghiệp truyền thống mũi nhọn này ngày một phát triển mạnh mẽ. Chúng ta sẽ cùng nhau xem xét một số khâu trong chuỗi cung ứng của Trung Quốc đã có những bước tiến như thế nào trong năm 2018.
Trong hệ thống marketing, việc bán lẻ đã cộng thêm vào một phần giá trị gia tăng là 351.900 triệu NDT ứng với 34,16% giá trị đầu vào của khâu. Giá trị bán buôn là 1.055.200 triệu NDT ứng với 13.22% chi phí đầu vào.
Hệ thống sản xuất với việc chú trọng vào công nghệ và nghiên cứu thị trường đã đưa ra được những sản phẩm mới nâng cao giá trị của chuỗi. Năm 2018, số tiền bỏ ra cho việc nghiên cứu sản phẩm mới là 2.136.570 nghìn NDT trong khi đó doanh thu thu về từ việc bán những sản phẩm này là 42.788.440 nghìn NDT, gấp 20 lần so với chi phí bỏ ra nghiên cứu. Công đoạn R&D cũng được đầu tư với số tiền 1.495.120 nghìn NDT.
Trung Quốc đã chú trọng đến việc xây dựng các thương hiệu may mặc có uy tín trên thế giới, ngay từ những năm đầu thế kỷ 21 Trung Quốc đã nhanh chóng sản xuất theo hình thức OEM để nâng cao giá trị gia tăng trong chuỗi cung ứng của mình. Và hiện nay Trung Quốc cũng đang tăng dần giá trị trong chuỗi với việc chuyển dần từ OEM sang ODM (original design manufacturing - sản xuất thiết kế gốc) và cao nhất là OBM (own brandname manufacturing - sản xuất theo nhãn hiệu riêng).
Tóm lại có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp Việt Nam như sau:
Một là, nâng tỷ lệ nội địa hóa và chủ động nguồn nguyên liệu. Trung Quốc là quốc gia sản xuất và cung ứng nguyên phụ liệu ngành công nghiệp dệt may lớn nhất trên thế giới. Năm 2009 tổng sản lượng sản xuất nguyên phụ liệu ước tính chiếm gần 50% sản lượng thế giới. Vì vậy Trung Quốc đã gần như chủ động được nguồn nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất hàng may mặc của mình. Có được thành công như vậy là do sự nỗ lực của các doanh nghiệp dệt may Trung Quốc và đặc biệt là nhận được sự hỗ trợ lớn của Chính phủ Trung Quốc. So với Trung Quốc thì ngành công nghiệp dệt và phụ trợ Việt Nam hiện nay rất yếu, dẫn đến 70% nguyên phụ liệu phải nhập khẩu từ nước ngoài, giá trị gia tăng không cao, thiếu linh hoạt và hạn chế khả năng đáp ứng nhanh. Vì vậy vấn đề nhu cầu về cung cấp nguyên liệu bông, xơ trong nước hiện còn nhiều khoảng trống và thiếu ổn định, trong khi đây là những "đầu vào" thiết yếu cho ngành Dệt May trong việc nâng cao giá trị trên thị trường thế giới.
Từ những thành công trong việc sản xuất và cung ứng nguyên phụ liệu của ngành dệt may Trung Quốc. Hiện nay Việt Nam cũng đang từng bước triển khai thực hiện các chủ trương, chiến lược phát triển cung ứng nguồn nguyên liệu cho ngành dệt may của mình. Trước mắt nâng cấp những nhà máy hiện tại để xây dựng công nghiệp phụ trợ đáp ứng một phần nhu cầu nguyên vật liệu trong nước nhằm hạn chế sự phụ thuộc bởi nguyên liệu đầu vào của nước ngoài. Đầu tư các khu công nghiệp (KCN) dệt may tập trung, phát triển ngành bông và dệt, nhuộm; thúc đẩy nghiên cứu khoa học; phát triển thương hiệu sản phẩm.
Hai là, xây dựng chiến lược hoạt động toàn cầu đặc biệt chú trọng đến thị
trường tiêu thụ nội địa. Ngoài những thị trường truyền thống như Mỹ, EU, Nhật Bản
thì trong vài năm trở lại đây Trung Quốc mở rộng thị trường xuất khẩu hàng dệt may tới các nước Châu Á, Nga, Châu Phi,v.v...
Nhưng do suy thoái kinh tế toàn cầu từ năm 2008 nên các công ty xuất khẩu Trung Quốc hiện đang tập trung hướng về thị trường nội địa nhằm bán sản phẩm do tình hình kinh tế ảm đạm khiến lượng đơn đặt hàng nước ngoài giảm sút. Mặc dù sản xuất rất nhiều sản phẩm cho các hãng nổi tiếng thế giới, nhiều nhà sản xuất Trung
Quốc vẫn gặp nhiều trở ngại trong việc thâm nhập thị trường nội địa do cạnh tranh khắc nghiệt, thiếu thương hiệu và mạng lưới phân phối.
Khi nhu cầu tiêu dùng tại Bắc Mỹ và châu Âu sụt giảm mạnh và cắt các hợp đồng và đơn đặt hàng. Các công ty xuất khẩu Trung Quốc phải tìm kiếm thị trường mới. Mặc dù kinh tế Trung Quốc vẫn phải dựa vào hai trụ cột chính là vốn đầu tư và xuất khẩu, tiêu dùng nội địa vẫn đang dần mở rộng. Doanh số bán lẻ tăng 21,6% trong năm 2008 nhờ thu nhập người dân tăng và các chương trình của chính phủ nhằm khuyến khích tiêu dùng tại các khu vực nông thôn. Mặc dù có những khó khăn, người tiêu dùng Trung Quốc vẫn được hưởng lợi từ việc chuyển hướng này. Với nhiều hàng hóa đáng ra được xuất khẩu sang phương Tây lại được bày bán trong nước, người mua hàng Trung Quốc giờ đây có nhiều lựa chọn sản phẩm chất lượng hơn.
Cũng giống như Trung Quốc, thị trường xuất khẩu may mặc truyền thống của Việt Nam là 3 thị trường chủ yếu Mỹ, EU, Nhật Bản. Từ năm 2007 khi việt Nam gia nhập WTO, đặc biệt năm 2008 suy thoái kinh tế toàn cầu thì nước ta chú trọng nhiều hơn đến thị trường tiêu thụ nội địa và bước đầu mở rộng thị trường xuất khẩu hàng may mặc sang các nước láng giềng Châu Á, Nga...
Ba là, tận dụng lợi thế lao động rẻ ở khu vực nông thôn. Năm 1990, gần 90%
giá trị xuất khẩu hàng dệt may Trung Quốc là từ ngành công nghiệp dựa vào nông thôn và 15 tập đoàn mạnh nhất cũng là các doanh nghiệp ở nông thôn. Định hướng này thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa nông thôn và tận dụng được lợi thế giá lao động rẻ. Kế đến là sự đóng góp của trên 100.000 doanh nghiệp xuất khẩu dệt may nhỏ và vừa với hệ thống sản xuất linh hoạt, có khả năng thay đổi nhanh chóng dòng