Viết lại quá khứ

Một phần của tài liệu BÍ QUYẾT HỌC NHANH NHỚ LÂU (Trang 50 - 52)

Nếu cịn đâu đó những kinh nghiệm “đau thương” vẫn đang gặm nhấm sự tự tin và khiến bạn chùn bước trong việc học, các kỹ năng ghi nhớ sẽ có thể giúp bạn thay đổi, hạn chế hoặc thậm chí loại bỏ chúng hoàn toàn. Những ký ức tiêu cực này cịn ám ảnh tâm trí bạn vì chúng lặp lại nhiều lần và thường được cường điệu hóa theo thời gian. Nếu vậy, tại sao khơng sử dụng ngay chính khả năng tưởng tượng vô hạn của bạn để sáng tạo những niềm tin mới, tích cực hơn theo ý bạn muốn?

Những trải nghiệm tiêu cực ở đây có thể là:

• Đầu óc bạn trống rỗng trong một kỳ thi quan trọng

• Chủ trì một cuộc họp và bất thình lình quên mất tên các vị đại biểu

• Bỏ quên tập hồ sơ ở bến xe

• “Chết trân” trên sân khấu mà không biết phải nói câu gì tiếp theo

Thường thì đi kèm với những tình huống trên là cảm giác căng thẳng, sợ hãi, lúng túng, hốt hoảng,… Mỉa mai thay, tất cả chúng lại là tác nhân kích thích trí nhớ mạnh mẽ nhất. Ngay thời điểm đó, các cảm xúc tiêu cực che lấp đầu óc bạn khỏi những thơng tin mà bạn đang cố gắng tìm lại, nhưng sau đấy chính chúng lại làm hằn sâu trải nghiệm thất bại vừa rồi vào tâm trí bạn.

Để lấy lại tự tin, hãy thử áp dụng các bước sau:

• Dùng trí tưởng tượng đưa bản thân bạn trở lại khung cảnh của những sự việc ấy. Nếu từng nghĩ tới chúng nhiều lần trước đây, khung cảnh xuất hiện trong tâm trí bạn hẳn sẽ theo một lối mòn: cảnh bạn đang nhìn trân trân vào tờ đề thi, gương mặt hiện rõ sự phật lòng của vị đại biểu, cảnh chiếc xe buýt dần chạy xa khuất tầm mắt, hay mọi cặp mắt khán giả đổ dồn về bạn,…

• Vẫn giữ “góc quay” ấy, chú ý mọi chi tiết xuất hiện trong đầu bạn – đồng thời thay đổi góc nhìn của bản thân. Tình huống có khác đi khơng khi bạn nhìn thấy cảnh các sinh viên khác trong phịng thi cịn rối bời hơn bạn, hay bạn nhìn vào đơi mắt vị đại biểu bạn quên tên, vốn đang bận tâm nội dung cuộc họp hơn chú ý việc bạn có gọi đúng tên ơng ta hay khơng?

• Hãy xem chuyện gì xảy ra khi bạn thay đổi kích thước những khung cảnh trong trí nhớ: phóng lớn cảnh dịng người chen lấn xô đẩy bạn – chả trách tập hồ sơ bị bỏ quên, hay thu nhỏ “vai” của bạn trong khung cảnh bến xe – lỗi lầm của bạn không nghiêm trọng đến thế đâu.

• “Tua nhanh” tới thời điểm bạn tìm lại được bộ hồ sơ.

• “Mở lớn” âm thanh ồn ào của buổi họp đến nỗi quan khách chẳng thể nhận ra bạn có đọc sai tên khách mời hay khơng.

Những trải nghiệm tồi tệ thường bị phóng đại lên nhiều lần qua các suy nghĩ tiêu cực, thế nên hãy dùng trí tưởng tượng của bạn để giải phóng bản thân khỏi sự lừa dối này. Lặp lại thường xuyên những “phiên bản mới” này và bạn sẽ tự thay đổi cách bạn nghĩ về trí nhớ của mình.

Một phần của tài liệu BÍ QUYẾT HỌC NHANH NHỚ LÂU (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)