Kế hoạch tập luyện sự tập trung

Một phần của tài liệu BÍ QUYẾT HỌC NHANH NHỚ LÂU (Trang 73 - 75)

Đối với các vận động viên chạy cự ly dài, trong quá trình luyện tập họ từ từ nâng độ dài của quãng đường chạy lên. Tương tự, để rèn luyện kỹ năng tập trung, bạn hãy đặt ra các mục tiêu, nâng cao dần thời gian cho từng “chặng” rèn luyện mà bản thân mong muốn đạt được và cố gắng cải thiện năng lực từng chút một. Chẳng hạn nếu bạn tập trung được trong 15 phút, giải lao chốc lát để tự thưởng cho bản thân, sau đó nâng dần lên 20 phút, 30 phút,... Trong quá trình tập luyện hãy nghiêm khắc với bản thân: tự ý thức lúc nào tâm trí mình rơi vào sao nhãng để hướng sự tập trung trở lại. Còn nếu bạn vẫn khơng thể hồn thành thời gian mình đề ra và liên tục phân

tâm, hãy dừng lại để đánh giá xem bạn cần cải thiện mặt nào và nỗ lực thế nào trong lần sau.

Các bài tập rèn luyện kỹ năng tập trung

Sau đây là một số bài rèn luyện giúp bạn nâng cao kỹ năng tập trung. Với những bài tập này, bạn có thể thực hành bất cứ khi nào có thời gian rảnh. Hãy thử nghiệm trong các thời điểm và môi trường khác nhau để xác định: bạn tập trung tốt hơn vào sáng sớm hay buổi đêm? Bạn có thể thực hành trong khơng gian n tĩnh, có âm nhạc, trong lúc xem ti-vi, hay ở chốn đông người,… không?

Đọc ngược và đọc xuôi

Đọc to các số theo thứ tự “một, hai, ba,…” đồng thời hình dung trong đầu dãy số ngược lại từ mười trở về một. Ví dụ bạn đọc “một” trong khi nghĩ trong đầu số mười, đọc “hai” khi nghĩ đến số chín, và cứ thế tiếp tục. Khi bạn hồn thành tới dãy xi-ngược này thì hãy thử đếm ngược lại cũng theo quy tắc này. Nếu đã thành thục thì nâng giới hạn lên 20, 50, 100, và có thể là cao hơn nữa. Hãy theo dõi xem tâm trí mình thực hiện bài tập này thế nào khi đếm cùng lúc hai dãy số? Bạn có đủ tập trung để duy trì sự chú tâm cho cả hai tác vụ đồng thời này?

Đồng hồ trí nhớ

Dành vài phút theo dõi kim giây trên chiếc đồng hồ để bàn hay sự thay đổi các số chỉ giây trên mặt đồng hồ điện tử. Tập làm quen với độ dài của mỗi giây cho đến khi bạn có thể ước lượng được 10 giây. Sau đó thử xem bạn dự đốn một phút chính xác đến đâu. Nâng cao thử thách bằng cách kéo dài khoảng thời gian hơn – lưu ý là bạn không được phép “đếm cừu” hay nhẩm “năm – mười – mười lăm – hai mươi…”. Bạn chỉ được ước đoán thời gian bằng cách

tưởng tượng sự dịch chuyển của chiếc kim giây hay lắng nghe từng tiếng tích tắc tích tắc vang lên trong đầu bạn thơi.

Lấy cuối làm đầu

Hãy sáng tạo ra những câu có ý nghĩa bằng lối chơi chữ: mỗi từ đều bắt đầu bằng ký tự cuối cùng của chữ trước đó. Ví dụ:

• Nhà anh Hồng gần nhà ai? • Em muốn ngắm mặt trăng

Đây là một bài luyện tập vơ cùng hữu ích giúp nâng cao sự tập trung vì bạn phải động não rất nhiều thứ đồng thời: liên tục kiểm tra ký tự cuối cùng của từ hay ký tự đầu trong từ mới nghĩ ra, chú ý tới ý nghĩa của cả câu được phát triển ra sao, suy nghĩ tìm từ thích hợp tiếp theo,… Đây cũng là bài “thể thao” kết hợp tính logic và khả năng sáng tạo, cũng như tăng cường sự tập trung vốn đóng vai trị quan trọng của trí nhớ.

Một phần của tài liệu BÍ QUYẾT HỌC NHANH NHỚ LÂU (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)