Hãy xem xét về chất lượng bữa ăn của bạn: đâu là mức tốt nhất và đâu là mức kém nhất. Suốt thời sinh viên, ăn uống bổ dưỡng đôi khi là một nhiệm vụ bất khả thi, vì vậy hãy tự khen ngợi vì những lần bạn đã xoay xở để có những bữa ăn cân bằng và đúng giờ giấc. Tuy nhiên, cũng hãy thành thật thừa nhận những khoảng thời gian mà bạn đã ăn uống thất thường, quá nhiều hay q ít, lạm dụng nhiều chất có hại và những bữa ăn không đủ dinh dưỡng để giúp cơ thể khỏe mạnh. Hãy nghĩ tới hậu quả mà chế độ ăn của bạn gây ra. Bạn có nhận thấy sự khác biệt khi ăn uống lành mạnh so với lúc bạn bỏ bê việc ăn uống khơng (lưu ý những biểu hiện ở tóc, da, móng tay,
cảm giác dồi dào năng lượng của cơ thể, và quan trọng hơn cả là khả năng học tập của bạn)?
Các nhóm thức ăn
Có chế độ ăn uống cân bằng nghĩa là bạn sử dụng tất cả những nhóm thức ăn chính với tỷ lệ đúng cho từng nhóm. Bản thân mỗi loại thức ăn khơng hồn tồn tốt, cũng khơng hồn tồn xấu và sự cân bằng khơng chỉ gói gọn trong từng bữa ăn riêng biệt; trái lại, mỗi bữa ăn là một cơ hội để bạn theo dõi cán cân dinh dưỡng mà bạn đạt được và điều này có thể giúp bạn quen dần với việc kết hợp nhiều loại thức ăn theo tỷ lệ hợp lý. Chế độ dinh dưỡng lý tưởng nhất thường được chia thành ba phần: một phần ba là carbohydrat (tinh bột), ví dụ như gạo, các loại mì, khoai lang, khoai tây,…; một phần ba là hoa quả và các loại rau; và một phần ba còn lại bao gồm các sản phẩm từ sữa, các thực phẩm giàu protein như thịt, cá, đậu phụ, các loại đậu, và các thực phẩm chứa đường và chất béo.
Bữa ăn sáng
Mức năng lượng trong ngày có ảnh hưởng lớn đến việc học tập của bạn và lựa chọn của bạn cho bữa ăn sáng quyết định sức khỏe của bạn cho khoảng thời gian dài sau đó. Bữa ăn sáng có thể cung cấp năng lượng bền bỉ cho bạn. Nó cũng có thể nạp cho bạn nhiều chất béo và muối, và đẩy mức đường của bạn lên cao ngất ngưởng. Vì thế bạn hãy tính tốn kỹ càng cho bữa ăn đầu tiên trong ngày. Các thực phẩm chứa dạng carbohydrate giải phóng năng lượng chậm như yến mạch và các hạt ngũ cốc giúp bạn tràn đầy năng lượng và tỉnh táo lâu hơn nhiều so với thực phẩm nhiều đường và nhiều chất béo. Người ta cũng chứng minh được rằng bỏ hoàn toàn bữa ăn sáng gây tác hại lớn đến việc học tập.
Chỉ số đường huyết (GI)
Chỉ số đường huyết (tức GI – The Glycemic Index) là tiêu chuẩn đánh giá mức độ ảnh hưởng của các thực phẩm chứa carbohydrate tới lượng đường trong máu. Thực phẩm có chỉ số GI càng thấp thì mức năng lượng mà thực phẩm đó cung cấp sẽ càng bền bỉ hơn,