Liệu tâm trí bạn có ngăn nắp?

Một phần của tài liệu BÍ QUYẾT HỌC NHANH NHỚ LÂU (Trang 75 - 78)

Hiện tại cách bạn tổ chức việc học và tiếp thu của mình đã thật sự tốt chưa? Quan sát các dấu hiệu bên ngoài: bàn học, ngăn tủ, kệ sách, cách bạn ghi chép, cách bạn lưu những dữ liệu trong máy

tính,… chúng có phản ánh một lối học tập được tổ chức tốt khơng? Cịn những biểu hiện khác như khả năng quản lý thời gian, đặt ưu tiên, cân bằng học tập và giải trí, thói quen đúng giờ? Dù ở hình thức nào, năng lực tổ chức hiển nhiên là yếu tố tối cần thiết của một trí nhớ tuyệt vời. Việc phát huy khả năng này khơng chỉ giúp bạn bố trí lại góc làm việc năng suất hơn gấp bội mà còn cải thiện ngoạn mục q trình thu thập, ghi nhận và tìm kiếm thơng tin trong trí nhớ của bạn.

Sắp xếp lại nào

Tập trung suy nghĩ về những lợi ích bạn có được khi có khả năng tổ chức tốt. Thời gian bỏ ra để sắp xếp tài liệu và vật dụng chắc chắn sẽ tiết kiệm cho bạn khơng ít thời giờ, thay vì phải loay hoay lục tìm những thứ khơng biết đã cất vào đâu. Bên cạnh đó, bạn cần định kỳ xem xét lại thời khóa biểu học tập của mình để đảm bảo việc bố trí thời gian hợp lý và khơng bị mất các tiết quan trọng. Khi biết tổ chức những gì đang học, bạn sẽ biết rõ được lượng kiến thức mình nắm được và cịn cần bổ sung những gì. Quản lý tốt thời gian ôn luyện và chuẩn bị bài giúp bạn chủ động và gia tăng động lực trong học tập. Cịn với việc xếp đặt ngăn nắp các thơng tin vào hệ thống trí nhớ của mình để sau này có thể tìm thấy dễ dàng bất cứ khi nào cần đến, bạn sẽ thấy mình có khả năng tiếp thu tốt hơn, từ đó ghi nhớ hiệu quả hơn.

Đôi khi chỉ một sự sắp xếp nhỏ lại những dữ kiện cũng giúp bạn ghi nhớ dễ dàng. Chẳng hạn với chuỗi ký tự ANOGURTCTNHTIOGTHROCAPLN, thoạt tiên trơng nó rất rối rắm nhưng nếu sắp xếp lại thành TANG LUC TRI NHO TRONG HOC TAP, bạn sẽ thấy việc ghi nhớ tất cả các chữ cái này thật dễ dàng. Ví

dụ này tuy có vẻ cường điệu nhưng nó thể hiện được cách bộ não vận hành trong thực tế: phát hiện ra các khn mẫu và định hình lại thơng tin theo lối súc tích hơn, theo âm điệu hay chuyển hóa ý nghĩa để mang tính gợi nhớ hơn.

Một ví dụ khác, bạn hãy ghi nhớ dãy số sau: 37849320519. Giờ thì thử tách dãy trên thành từng cụm nhỏ, sao cho chúng mang một nhịp điệu khi đọc: 378-493-20519. Bạn có liên hệ gì với cách bạn thường nhóm các món ăn hay nước uống khác nhau lại khi gọi món ở quán ăn, hay khi bạn cố thuộc một số điện thoại mới không? Thông điệp ở đây là: Hãy làm chủ thơng tin mình tiếp nhận và tổ

chức chúng theo cách thuận tiện nhất đối với bạn.

Các bài luyện tập khả năng tổ chức Chữ và số

Xem xét kỹ các thơng tin dưới đây và tìm cách tổ chức lại chúng theo cách dễ nhớ hơn. Cố gắng phát hiện những khn mẫu, quy luật hay tìm cách tự thiết lập ra quy luật cho mình.

a) Ghi nhớ các chữ cái sau, theo thứ tự bất kỳ: KWQGCYOAESIMU (gợi ý: 13 chữ nào trong bảng chữ cái tiếng Anh xuất hiện ở đây)

b) Học thuộc dãy số sau theo đúng thứ tự, chờ một phút sau và thử lặp lại: 83418296023 (gợi ý: thử sử dụng nhịp điệu để nhớ dễ dàng hơn)

c) Ghi nhớ các nhóm ký tự sau: KOE – EMO – OAH – MTI – YDA (gợi ý: bạn có thể sắp xếp lại ký tự để tạo thành các từ có nghĩa)

Khi bạn phải ghi nhớ một chuỗi thông tin không theo một quy luật cụ thể nào, hãy tìm cách sắp xếp lại chúng theo hướng dễ gợi nhắc nhất. Chẳng hạn bạn có danh sách năm nhà soạn nhạc nổi tiếng của Nga như sau:

Một phần của tài liệu BÍ QUYẾT HỌC NHANH NHỚ LÂU (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)