Nơi chốn cất giữ ký ức

Một phần của tài liệu BÍ QUYẾT HỌC NHANH NHỚ LÂU (Trang 92 - 97)

Liệu các nơi chốn có thực sự giúp bạn nhớ lại khơng? Thực tế, nơi chốn có một tác động thú vị lên trí nhớ: chẳng hạn, khi nghe một giai điệu hay bài hát nào đó bạn có bất chợt nhớ lại lần trước khi nghe bài nhạc này bạn đang ở đâu khơng? Bạn có từng bao giờ bước vào một căn phòng và bối rối nhận ra mình hồn tồn quên

khuấy mình đến đây để làm gì, vậy là bạn lục lại trí nhớ “mình đã nghĩ gì ở nơi xuất phát” và lập tức nhớ lại ngay? Trong một số trường hợp, bạn thậm chí cịn sử dụng các địa điểm trong tâm trí mình một cách có chủ đích, như khi nhắm mắt tưởng tượng mình đang ở một hoang đảo bình yên để giải tỏa căng thẳng đầu óc, hoặc cũng có thể là thay đổi vị trí của các vật thân quen (ví dụ treo sẵn bộ quần áo trang trọng trên giá áo thay vì cất trong tủ) để nhắc bản thân mình về điều quan trọng nào đó.

Từ hàng nghìn năm nay, con người đã ý thức rằng địa điểm – những nơi có thật và cả những nơi chỉ có trong giả tưởng – có thể kích thích trí nhớ của chúng ta. Não người có một khả năng ghi nhận đáng kể những vị trí và liên tưởng ngay tới những thông tin liên quan. Không chỉ dễ dàng nhận ra ngay những khu vực quen thuộc, chúng ta cịn cực kỳ thơng thạo việc ghi nhớ các tuyến đường để đi từ điểm này đến điểm khác. Tương tự như việc ghi nhớ theo cách kể chuyện, ghi nhớ theo hành trình sẽ giúp chúng ta nhớ được hàng loạt dữ kiện phức tạp chỉ bằng việc lần theo chuỗi tình tiết từ đầu đến cuối mà chẳng cần tốn quá nhiều công sức trong việc ghi nhớ cụ thể những con đường, cách đi ra sao.

Nghĩ xem trí nhớ khơng gian của bạn tuyệt diệu đến nhường nào: mọi ngóc ngách trong ngơi nhà mình, các địa điểm u thích, những hành trình bạn nắm rõ như lịng bàn tay – từ nhà đến công sở, quanh phố, tới nhà bạn bè, người quen, con phố thường đi dạo, tuyến đường đi chơi xa,… Và từ thời xa xưa, những học giả xuất chúng đã biết tận dụng những con đường thân quen để làm nên những kỳ tích từ trí nhớ của họ.

Bạn hãy tự kiểm nghiệm phương pháp này trong thực tế. Để khởi đầu thuận lợi bạn nên chọn một nơi mình quen thuộc nhất – có thể là nhà mình, hay nhà trọ, phịng riêng,... Và địa điểm này sẽ là nơi bạn sắp sửa dùng nó để cất giữ những điều mình nhớ.

Giả sử địa điểm bạn chọn ở đây là ngơi nhà của mình, vậy thì trước hết hãy dành ít phút hình dung thật cụ thể căn nhà của bạn: cân nhắc các khu vực khả thi cho việc bố trí; tận dụng mọi khơng gian có thể, các phịng khác nhau, hành lang, lối đi, cầu thang, ngoài sân, mái hiên, tủ chén,… Đặc biệt là cẩn thận xem xét cách bạn “nhìn” ngơi nhà mình trong tâm trí: Có phải bạn chỉ có độc nhất một góc nhìn cố định? Hãy dành thêm thời gian “ngắm nghía” các góc nhìn khác nhau để có cái nhìn thật bao qt.

Kế đến, lập ra một lộ trình đi khắp mười căn phịng hoặc vị trí khác nhau trong ngơi nhà theo một trình tự hợp lý (ở đây, mười là

một con số tròn trịa và cho bạn một lượng không gian lưu trữ tương đối lớn trong đa số tình huống). Hãy hình dung cảnh bạn đang dẫn một người khách tham quan nhà mình, bạn sẽ bắt đầu từ đâu và dừng ở những chỗ nào để giới thiệu, thuyết minh?

Khi bạn đã chọn được mười vị trí (có thể là các căn phịng, lối đi, tủ quần áo, ngồi vườn, ban cơng,…) và đã vạch ra được lộ trình từ điểm xuất phát đến đích cuối cùng rồi, bắt đầu hành trình trong tâm trí thơi!

Hình dung bạn đến được từng điểm dừng chân, quan sát những gì ở đó và cân nhắc kỹ lối nào đi tới điểm kế tiếp. Thể nghiệm nhiều lần để đảm bảo trình tự tham quan khiến bạn thấy tự nhiên và thoải mái nhất. Bạn có thể dùng một cách khác là đi ngược lại từ điểm cuối cùng trở về để đảm bảo bạn thơng thuộc tồn bộ hành trình.

Sau khi thuần thục thì bạn đã sẵn sàng vận dụng lộ trình của mình với mười khu vực được lấp kín bằng các hình ảnh gợi nhắc những thông tin cần nhớ rồi đấy. Cũng giống như kỹ thuật ghi nhớ bằng bối cảnh và câu chuyện, mọi dữ kiện đều có thể chuyển thành những hình ảnh sống động và sắp xếp theo trình tự dễ nhớ, nhưng ở đây bạn không cần phải bận tâm việc sáng tác ra một chuỗi sự kiện liên đới. Trình tự đã được thiết lập sẵn trong căn nhà bạn, chỉ chờ bạn tùy ý bố trí thơng tin nào trước thơng tin nào sau. Việc cịn lại đơn giản chỉ là dạo lại một vòng qua từng khu vực và rút lại các dữ kiện cần nhớ từ những hình ảnh đã đưa vào.

Hãy thử dùng “lộ trình quanh nhà” bạn vừa thiết kế để ghi nhớ danh sách mười câu lạc bộ và hội nhóm mà bạn muốn tham gia:

Đội tuyển bóng đá Hội đọc sách

Nhóm hội họa

Ban chấp hành đồn trường Đội kịch nghệ

Câu lạc bộ cờ vua

Trung tâm tham vấn sinh viên Đội công tác xã hội

Đội tuyển bơi lội Câu lạc bộ khiêu vũ

Gán cho mỗi mục trong danh sách trên một hình ảnh đầu mối dễ gợi nhắc và sắp xếp chúng vào mười khu vực đã chọn.

Hãy tận dụng triệt để từng ngóc ngách nhà bạn

Vận dụng mọi kỹ năng bạn đã được học qua quyển sách này để đưa các thơng tin vào bộ nhớ. Phóng đại mọi chi tiết và cảm giác,

cảm xúc trong mỗi khung cảnh. Bạn có thể làm cho những gì bạn muốn nhớ trở nên hài hước, kỳ lạ, thú vị, đáng sợ,… đồng thời tận dụng tất cả các vật sẵn có trong phịng như những chiếc mỏ neo để lưu giữ thông tin bạn đang đưa vào. Chẳng hạn bàn ghế có người ngồi, tủ kệ để đặt vật, hay màn hình ti-vi đang chiếu cảnh hành động trong một bộ phim. Hình dung tất cả, sao cho càng thật càng tốt, sau đó là làm nổi bật các chi tiết quan trọng và tưởng tượng cảm giác của bạn nếu những sự kiện này thực sự xảy ra trong căn nhà bạn.

Khi bạn đã bố trí xong các hình ảnh, hãy đi lại lộ trình một lần nữa để chắc chắn mọi thứ ở đúng vị trí. Đảm bảo rằng khơng thơng tin nào bị sai sót, bạn có thể kết hợp rà sốt bằng bản danh mục gốc trong quyển sách này. Khi tất cả xong xuôi, đã tới lúc kiểm tra hệ thống của bạn phát huy tác dụng ra sao: Đóng sách lại, nhắm mắt và bắt đầu hành trình trong tâm trí của bạn – dừng chân ở mỗi điểm định trước và phiên dịch lại từ những hình ảnh các dữ kiện chúng chứa đựng.

Sau đây là ví dụ mẫu với bản danh sách các câu lạc bộ và hội nhóm trên: Bạn bắt đầu bằng lối từ đường cái vào nhà mình và bắt gặp lũ trẻ hàng xóm đang đá bóng, cả hai đội đều ra sức ghi bàn (khu 1: đội tuyển bóng đá). Tiếp đến bạn bước đến cửa trước, giờ đây có hình dạng một quyển sách khổng lồ, bạn mở bìa sách ra và khoét một lỗ to xuyên qua các trang sách để vào nhà (khu 2: hội đọc sách). Nếu lối tiền sảnh tràn ngập các bức tranh sặc sỡ treo khắp các bức tường lẫn trần nhà, hiển nhiên bạn sẽ nhớ ra điều tiếp theo (khu 3: nhóm hội họa),… và cứ thế, tiếp tục lộ trình của bạn cho đến khi nhớ hết mọi thông tin.

Một phần của tài liệu BÍ QUYẾT HỌC NHANH NHỚ LÂU (Trang 92 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)